Donnerstag, 29. Oktober 2015

MÊ - NGỘ - THÁNH - PHÀM - TRONG MỘT SÁT NA

http://phatgiaotinhnamdinh.org.vn:89/uploads/news/2013_07/khimethaydo.jpgSao gọi sám hối? Là nhận chân rõ những sai quấy của bản thân rồi nguyện từ nay và mãi mãi về sau quyết không sai phạm nữa là thực tâm, là chân sám hối, người biết nhận chân cuộc sống là người luôn thường sám hối; người giác ngộ=Thanh Tịnh.





Trong Kinh Vô Thường Phật nói: 

"Bề ngoài trang điểm đều hư hoại,
Trong thân biến đổi cũng vậy thôi.
Chỉ có thắng pháp thường chẳng mất,
Các người có trí hãy xét coi!
Đây già bệnh chết đều đáng chán,
Hình nghi xấu xí thật khó ưa
Tuổi trẻ dung nhan tạm thời đó,
Nào có lâu chi, đều héo khô.
Dẫu cho tuổi thọ trăm năm đủ,
Chẳng khỏi vô thường não bức thân.
Già bệnh chết, khổ thường theo đuổi.
Chẳng lợi gì cho thân chúng sanh".

Đọc bài kinh Vô Thường này bạn nhận thấy điều gì? Cuộc sống nó vốn dĩ là thế, nó có như vốn và vẫn thường có: Vô thường, giả tạm, không thật, nay còn, mai mất, sáng nắng, chiều mưa, thật-giả, đen-trắng, phải-quấy, chánh-tà lẫn lộn. Nhưng chúng ta vì vô minh, vì mê lầm, vì tham chấp nên coi, lấy sự vô thường đó để gây dựng niềm tin, tạo dựng hạnh phúc. Điều này chẳng khác gì bạn xây lâu đài trên cát, chỉ cần một cơn gió, một cơn sóng thuỷ triều ập đến thôi, tất cả đã là cát bụi. 

Người mải mê ôm ấp những cát bụi đó tất chẳng thể an lạc và hạnh phúc được.
Khi cuộc sống không được như nguyện; khi hạnh phúc tan vỡ; Khi sự nghiệp, công danh, dở dang, bất thành... chúng ta thường hay đổ lỗi cho đời, cho ngoại cuộc, thậm chí đổ lỗi cho trời, cho đất hay Phật, Bồ tát không công bằng; không thương, không gia hộ... Đó là những ý nghĩ nghịch đời - nghịch đời bởi không nhận ra cuộc đời là vô thường, là hư giả, là nay còn, mai mất, là thành, trụ, hoại diệt (thiên nhiên) và sanh, lão, bệnh, tử (con người và sinh vật); Trái đạo bởi nhân-quả chẳng phân minh, vì thế nên chăng chúng ta hãy dũng cảm quay trở lại để nhìn nhận chính mình. Phật gọi hành vi đó hồi đầu - hồi đầu là bờ!
Trong nhân gian có câu: mỗi lần vấp ngã=một lần biết dại, một lần thêm tỉnh táo.
Trong đạo Phật nói: 

Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế́ mới thật là tâm sám hối. 

Sao gọi là tội? Mê luyến (còn gọi là tham ái ngũ dục: tài, sắc, danh, ăn uống, ngủ nghỉ) với cuộc sống hư ảo là Tội. Lấy tham, sân, si làm bạn là Tội. Níu kéo những chuyện đã qua; một chuyện bất thành; một chuyện dang dở là tham. Níu kéo không được, nuôi tâm thua đủ, oán thù là sân. Tham, sân luôn thường trực trong tâm, không tìm cách để hoá giải, tiêu trừ là si. Cái Nhân của không thanh tịnh chính làm tham-sân-si. Biết đó là nhân không lành, hãy thành tâm sám hối. 

Sao gọi sám hối? Là nhận chân rõ những sai quấy của bản thân rồi nguyện từ nay và mãi mãi về sau quyết không sai phạm nữa là thực tâm, là chân sám hối, người biết nhận chân cuộc sống là người luôn thường sám hối; người giác ngộ=Thanh Tịnh.

Như vậy muốn có sự thanh tịnh bạn phải làm chủ tâm của chính bạn. Muốn làm chủ phải năng thường quán chiếu. Quán chiếu giống như lau gương hàng ngày. Khi gương sáng – mặt mình sẽ hiện rõ trong gương. Gương sáng dụ cho tâm; mặt hiện rõ dụ cho sự thanh tịnh. 

Muốn thế, bạn hãy ráng thực hành niệm Phật. Niệm mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh, không câu chấp vào không gian và thời gian. Hồng danh A Di Đà Phật có thể giúp bạn phá mê, khai ngộ, lìa khổ, được vui, chuyển phàm thành thánh.
Mê tức phàm, tức bất tịnh; Ngộ tức thánh, tức thanh tịnh. Khoảng cách mê-ngộ, thánh-phàm, bất tịnh-thanh tịnh vốn chỉ một sát na.

Trung Đạo

New Comments