"Đối trị cách nào? Bớt lo đi, bớt muốn đi, bớt tham đi,
bớt sân hận đi… mọi chuyện nên xem nhẹ đi, nên Buông Xả đi. Buông Xả
không phải là mang nó chất lại trong lòng, rồi khi nào thích lại lôi
nó ra để „xử lý“, mà Buông Xả là không chất chứa nó trong lòng nữa;
không nghĩ đến nữa; không suy diễn nữa; nó đã qua rồi; nó chẳng có
gì cả=tự tại=khoẻ mạnh=có hảo tướng..."
(Trao đổi Phật Pháp)
Hỏi: Quán Tưởng là gì? Làm thế nào để biết mình đang quán tưởng?
Quán tưởng
hiểu giản đơn là: dùng Ý để trụ lại một chỗ. Ví dụ: khi cổ họng
mình bị đau, mình tập trung ý niệm vào nơi bị đau, rồi dùng Phật
hiệu A Di Đà Phật để niệm ngay tại nơi bị đau đó. Nghĩa là: mình
dùng Ý+ 4 câu A Di Đà Phật để trụ lại nơi cổ họng bị đau, rồi chỉ
từ nơi này phát ra tiếng 4 câu A Di Đà Phật, chứ không ngoài nơi nào
khác trên thân thể mình nữa. Việc tập trung Ý (ý niệm Phật) tại một
nơi và niệm liên tục không ngừng, sẽ giúp mình không còn thời gian để
nghĩ đến những chuyện tạp loạn khác. Cũng chính vì thế cơn đau sẽ
tự giảm dần và biến mất. Mình đã từng bị cảm lạnh, rồi viêm vòm
họng, lưỡi, miệng tấy nhiệt, lở loét. Đau lắm, mỗi lần ho phải dùng
hai tay để bưng lồng ngực, rồi khẽ há miệng là đau tới lộng óc luôn.
Uống thuốc kháng sinh nhiều thì sợ phản ứng phụ. Vậy là quyết định
ngồi niệm Phật. Mới đầu cũng giống như bạn, khó lắm, vì nó đau
quá, lại ho hoài, nhưng vì mình còn quá lo cho cái đau của thân, nên
nó đau dữ dội hơn (thân đau một mà tâm đau mười là thế). Nghiệm ra
điều đó, mình điều chỉnh lại, bằng cách: Trụ câu niệm Phật tại nơi
đau, rồi cứ thế niệm, niệm A Di Đà Phật không ngừng, quên hết mọi
chuyện xung quanh… Và kết quả là hơn nửa giờ sau: Hoàn toàn như ngày
thường.
Then chốt:
là quên đau để niệm Phật=hết đau.
Khi mới bắt
đầu học niệm Phật, ai cũng đều như vậy cả. Người tin vào Phật đã
khó, người chịu niệm Phật càng khó và ít hơn; Hơn thế người niệm
Phật được nhuần nhuyễn (niệm trong tỉnh thức=không có tạp loạn xen
lẫn) thì càng khó vô cùng. Chúng ta là người mới tin và chịu niệm
Phật (nghĩa là có Tín và có Hành), nhưng Hành như thế nào? Lại là
chuyện mình phải thấu đáo.
Người niệm
Phật phải khéo ráng để không bị bị kẹt bởi những vấn đề này:
- Tâm rất muốn niệm Phật, nhưng còn hoài nghi liệu khi mình niệm Phật có được đúng như vậy không? (kết quả)
- Tâm muốn niệm Phật theo mô hình: Thử nghiệm
- Niệm Phật trong tâm trạng không thoải mái, bị bó buộc bởi cuộc sống sinh hoạt gia đình: Phải tranh thủ niệm Phật, tụng kinh, trì Chú vào lúc gia đình thật vắng lặng; không ai làm phiền nhiễu; không bị ai để ý hay nói lời nọ, điều kia…
Điều này hầu như ai trong chúng ta cũng
đều vướng phải. Nhưng vì mình tu tại gia, do vậy những vướng kẹt trên
không tránh khỏi. Tuy nhiên, khi mình hoàn toàn Giác Tâm thì mình cần
phải có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng:
1. Mình cần
phải đặt vấn đề Tu-Hành của mình một cách công khai, thẳng thắn với
người nhà. Không cần nói quá xa xôi là mình tu đạo Phật sẽ được thế
này, thế nọ… , trái lại chỉ cần nói đó là nhu cầu tâm linh của bản
thân, mình cần nó để cân đối cuộc sống nội tâm, để sống thanh thản,
lành mạnh hơn. Vậy thôi đã. Bởi ngay từ bước đầu, nếu mình đặt vấn
đề tu-hành quá trịnh trọng, sẽ rất dễ khiến cho người nhà (bố mẹ,
anh chị em, chồng, con…) hoảng sợ hoặc lo âu, rồi sanh tâm chống trái,
hay nói những lời dèm pha… làm cho họ bị tổn hại và bị thui chột
Phật tính vốn sẵn có trong mỗi người.
2. Đạo Phật
là đạo Giác Ngộ. Giác ngộ điều gì? Đời là bể khổ; là
sanh-lão-bệnh-tử; là lo lắng, là đủ thứ chuyện, quanh năm, suốt
tháng, và những nỗi lo âu này đeo đuổi chúng ta cho tới ngày chết.
Khi xác định được như vậy, mình sẽ ý thức, mình phải làm gì? Phải
Tu-Hành. Tu gì? Tu Tâm, dưỡng Tánh.
Tu Tâm: Tâm
này không phải lương tâm của người đời, mà tâm này là Tâm Phật - Tâm
vốn sẵn có của mọi chúng sanh (trong đó có cả các loài vật), nhưng
tại sao mình không thường sống bằng Tâm Phật? Vì mình Tham quá: cái
gì cũng thích; cái gì cũng mê; cái gì cũng muốn có bằng được; cái
gì cũng muốn nó phải theo ý mình; phải là của mình… Và vì mình Sân
quá: Chuyện cãi cọ, gây gổ, xung đột, đụng chạm trong gia đình, ngoài
xã hội… tất tật mình đều chất chứa nó vào trong Tâm (trong lòng),
rồi để mọi thứ ở đó, tới lúc cần dùng, lôi từng thứ, từng thứ ra,
rồi dùng những lời nói nóng giận để nạt nộ, mắng nhiếc, nói xéo,
nói móc… để „thanh toán“ cả thể. Và cũng vì mình Si quá: mình cứ
ngỡ cái gì cũng thuộc về mình; cái gì cũng phải đẹp; cái gì cũng
phải theo ý mình… thậm chí ngay cả cái thân xác mình, mình cũng
muốn cho nó phải luôn thật đẹp, thật thơm tho, thật hoàn hảo để cho
người khác chiêm ngưỡng… Nhưng thực tế là: Ta muốn thân xác này lúc
nào cũng đẹp, nó vẫn chẳng thể đẹp, bởi cái đẹp mà ta hằng ngày
chăm sóc, chỉ là giả tạm; nếu ta dừng sự chăm sóc, tất thân ấy sẽ
không còn đẹp nữa, sẽ tàn tạ (thực tế nó đang tàn tạ trong từng
giây- phút, chứ không phải vì ta không chăm sóc mà nó tàn tạ; ta đang
già đi trong từng phút, giây…); Ta muốn thân xác này luôn khoẻ mạnh,
nhưng nó chẳng nghe lời ta, nó cứ nay đau, mai yếu, rồi ngày mỗi ngày
lại thêm đau yếu, tàn tạ hơn. Thân xác của ta mà ta còn không làm chủ
được, huống hồ là thế giới xung quanh, làm sao nó có thể như ý ta
mong muốn được? Vậy nhưng ngày qua ngày, ta vẫn một mực phải làm cho
được những ý muốn đó và buộc chúng trở thành sự thật. Thực tế
chẳng có điều gì mình có thể biến chúng theo ý mình muốn cả. Ngay
cả thân xác mình, mình cũng không điều khiển được. Ví dụ: Ra lệnh
cho nó không được ho; không được đau; không được ốm… Nó đâu chịu nghe
theo?
Kết lại: Ta
đã và đang từng ngày mê mải theo đuổi những điều phi thực tế, và cho
đó là thực tế, là mục tiêu, mục đích sống. Ta lấy cái giả của thế
giới xung quanh (vạn vật) + cái giả tạm của thân xác mình hiện có
để mong tạo thành cái Thực của chính mình, nhưng đó là cái Thực
của hai sự giả tạm. Rồi mình chấp cái sự giả tạm đó=đau khổ.
Khi mình
nhận biết được những điều đó, mình sẽ có pháp để đối trị. Bằng
cách nào? Mình dạo này xuống mã quá ư? Tại sao? Vì mình không trang
điểm cho nó? Không phải, mà vì mình có nhiều nỗi lo quá, nhiều ước
muốn quá, nhiều tham vọng quá; nhiều sân hận quá… vì lo, vì muốn,
vì tham, vì sân… nhiều quá mà sanh hao tâm, tổn trí, nên cơ thể, sắc mạo
bị tiều tuỵ. Đối trị cách nào? Bớt lo đi, bớt muốn đi, bớt tham đi,
bớt sân hận đi… mọi chuyện nên xem nhẹ đi, nên Buông Xả đi. Buông Xả
không phải là mang nó chất lại trong lòng, rồi khi nào thích lại lôi
nó ra để „xử lý“, mà Buông Xả là không chất chứa nó trong lòng nữa;
không nghĩ đến nữa; không suy diễn nữa; nó đã qua rồi; nó chẳng có
gì cả=tự tại=khoẻ mạnh=có hảo tướng.
Làm được điều này = Hành =
Tu-Hành.
Huệ Tâm
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen