"Ngược lại hễ được
ai khen, ai tâng bốc mặc dù tự trong lòng mình biết những lời
khen, tâng bốc đó có phần thái quá, nhưng trong lòng lại hết
sức hoan hỉ..."
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh Lục Tổ Huệ Năng dạy các đệ tử rằng:
Người tu hành chân chính là người không nhìn thấy lỗi thế gian.
Hẳn sẽ không ít người phản biện: Sao kỳ lạ vậy? Nếu không
thấy lỗi thế gian thì đâu biết đường nào sáng mà đi, đường
nào hoạ mà tránh? Thực tế không phải vậy. Là con người ai
cũng có lỗi, chưa kể những tội lỗi còn lưu lại từ ngàn đời
ngàn kiếp và ngay cả tội lỗi của kiếp hiện sinh vẫn chưa sửa
hết. Nhưng điểm quan trọng Lục Tổ muốn nhấn mạnh với chúng ta
rằng: Lỗi của thế gian thì vô bờ, vô bến. Những tội lỗi ấy
kẻ tu hành (tại gia hay xuất gia) đều phải biết nhận diện để
mà tránh, để chính mình đừng bước vào con đường tội lỗi mà
những người khác đang phạm phải. Biết rồi, tránh rồi thì thôi
chứ đừng đem cái lỗi của thế gian ấy để luận suy, mạ luỵ, để
rêu rao, hạ nhục hay làm trò tiêu khiển...
Người có dụng tâm như vậy đích không phải là người tu hành chân chính.
Ở đời, một người hay đem chuyện xấu của người khác để rêu rao,
hay kiếm chuyện làm quà đã kể như một tật xấu, nhiều khi
không thể tha thứ. Với một người tu hành mà vẫn phạm phải lỗi
lầm này hẳn là khó có thể chấp nhận. Tuy vậy, với người
đời chúng ta dường như rất sợ, rất ít có thói quen: Phản Quang
Tự Kỷ, nghĩa là: Tự soi rọi lại chính mình. Thậm chí chúng
ta còn rất thù, ghét những ai dám nhè, dám vạch ra cái xấu,
cái tật lỗi của mình cho người khác biết. Ngược lại hễ được
ai khen, ai tâng bốc mặc dù tự trong lòng mình biết những lời
khen, tâng bốc đó có phần thái quá, nhưng trong lòng lại hết
sức hoan hỉ. Đây chính là chướng nghiệp của tu hành. Sao gọi
đó là chướng nghiệp? Nghĩa là mình có lỗi nhưng chẳng chịu
biết lỗi của chính mình để sửa, nhưng lại sẵn sàng „đeo kính
lúp“ để soi mói, chỉ trỏ, dèm pha những sai quấy của người
khác. Ví thử hôm nay ta ngồi nhà này thì tâng bốc gia chủ, rồi
đem chuyện của nhà kia ra để kể lể, dèm pha rồi chê bai, khích
bác, khinh miệt nhà kia. Nhưng giả dụ có ngày nào đó, có cơ
hội tới nhà kia thì ta lại quay sang chê bai, dèm pha, khích bác
nhà nọ… Gộp chung lại: đó chính là một tật xấu (còn gọi là
chướng nghiệp) cản trở sự tu hành của chính mình.
Lục Tổ Huệ Năng dạy: Người tu hành phải luôn tự Phản Quang Tự
Kỷ = Tự soi rọi lại tâm hạnh của chính mình để mà sửa đổi.
Bởi mình có lỗi mà không chịu, chưa sửa mà lại cứ nhè lỗi
người này, người khác để buộc họ phải sửa, phải đổi thì đó
là tội lỗi. Tuy nhiên ở đây có hai khía cạnh mà tương đối tế
nhị mà chúng ta phải khéo léo để vận dụng. Một, chúng ta là
người tu tại gia, do vậy chúng ta còn đụng chạm tới nhiều
chuyện của thế giới phàm tục. Do vậy, nếu ta chỉ biết tu=sửa
cho bản thân vậy là ta đã trở thành người vị kỷ. Do vậy, ta
phải khéo léo vừa sửa mình, vừa dùng cái tâm thiện-đức, cái
trí giác của bản thân để cùng khuyên can những người đang sống
chung quanh mình cùng tỉnh giác. Hai, với một người tu xuất gia,
hẳn chuyện Lục Tổ dạy là chuyện vô cùng thiết hữu mà người
tu hành ắt phải thực hiện cho kỳ được.
Làm được như vậy chính là: Người quấy, ta chẳng quấy. Ta quấy lỗi kề bên.
Huệ Tâm, 05.08.2010
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen