"Nhưng vì chúng ta cứ mải mê
chấp nhất nó, nên cứ buộc nó phải là thật, phải là của
mình, phải xứng với mình và phải vĩnh viễn là cho riêng mình…"
Nghĩ Đến Thân Đừng Cầu Không Bệnh Tật
(Trao đổi cùng bạn Ngô Trí Chánh)
Phần II
Có lẽ chỉ còn con đường duy nhất là chúng ta phải học hỏi,
tìm hiểu Kinh Pháp của Đức Phật để lại, từ đó chúng ta sẽ
Thức-Ngộ được và sẽ tự tìm một giải pháp, một con đường cho
chính mình. Xin lấy một ví dụ giản đơn nhất trong Kinh Kim Cang
Bát Nhã để bạn hiểu:
Phật dạy:
"Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai" (Kim Cang Bát Nhã)
Giải nghĩa: Phàm tất cả những gì có sắc tướng đều là hư giả, nếu ta đừng chấp cái hư giả ấy tất sẽ thấy được Như Lai.
Điều cần đặt ra ở đây: cái gì (những gì) được gọi là sắc tướng? Kể ra thì muôn vàn, bởi tất cả những gì ta thấy được, cảm được, nhận diện được… đều là sắc tướng cả. Nhưng trụ lại, ta lấy cái thân mình đang có làm ví dụ cho dễ hiểu. Thân chúng ta còn gọi là thân Tứ Đại, là bốn cái lớn trong vũ trụ: đất, nước, gió, lửa hợp thành.
Yếu tố đất: như tóc, răng, da, thịt, xương, các cơ quan
Yếu tố lửa trong cơ thể giúp năng lượng cho sự hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn
Yếu tố gió như không khí trong phổi, hơi thở.
Yếu tố nước như máu, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu.
Nhưng cái thân tứ đại này của chúng ta còn có hai phần: Nội tứ đại và Ngoại tứ đại. Nội tứ đại: là đất nước gió lửa bên trong. Chất cứng là thịt xương thuộc về đất. Chất ướt là máu, mồ hôi thuộc về nước, hơi thở thuộc về gió, hơi ấm thuộc về lửa. Bốn thứ đó hợp lại thành thân người. Nhưng thân người được tạo nên tự nó không thể tồn tại, mà phải nhờ Ngoại tứ đại trợ dưỡng mới có thể duy trì sự sống. Ví thử hàng ngày chúng ta hít thở bằng lỗ mũi. Sự hít vào và thở ra ấy chính là sự Mượn-Trả. Nhờ sự Sự Mượn-Trả tuần hoàn như vậy mà chúng ta mới duy trì được sự sống. Hãy thử hình dung, nếu ta hít vào mà không thở ra, hoặc không tiếp tục hít khí nữa, tất chúng ta sẽ không còn sự sống. Cũng tương tự, khi ta khát nước, muốn ăn, muốn mặc, muốn xem, muốn nhìn, muốn mua sắm, muốn thay đổi mọi thứ trong cuộc sống… tất cả những thứ mà chúng ta muốn có, muốn hưởng dụng, muốn thay đổi ấy cũng đều là sự Mượn-Trả. Ví thử: Khi khát, ta muốn uống nước. Nhưng uống rồi, ta sẽ phải thải ra ngoài; Khi đói, ta muốn ăn cho no, no rồi ta cũng phải thải ra ngoài. Khi buồn ngủ, ta muốn đi ngủ. Ngủ đẫy giấc rồi, ta cũng phải thức giấc. Rồi chuyện may, mặc quần áo. Ta thấy gì đẹp, thời thượng lập tức ham muốn, tìm mọi cách phải mua bằng được về để hưởng dụng, nhưng rồi vận vào, chúng ta cũng vẫn phải cởi nó ra, và thậm chí, khi đã chán ("áp đát") chúng ta sẽ vứt nó nằm lăn lóc trong tủ, thậm chí rục bỏ nó vào thùng rác… đó là những chuyện nhỏ. Còn những chuyện lớn hơn như chuyện học hành, sự nghiệp, chuyển đổi cuộc sống, nhà cửa cũng tương tự. Mới ngày nào ta còn thơ bé, rồi chập chững tới học vỡ lòng… cho tới cấp II, cấp III, rồi đại học; Tốt nghiệp lại xin việc làm. Nơi này thu nhập thấp, ta nghĩ chuyện chuyển đổi nơi khác cao hơn, nhàn hơn; Rồi khi thu nhập cao, ổn định, ta lại tính chuyện làm nhà cao hơn, to hơn; Rồi khi chán ở nông thôn, ta xoay bằng mọi cách để lên thành thị, thành phố, thậm chí, tìm cách ra nước ngoài để sinh sống, rồi sống chán nơi hải ngoại, chúng ta lại muốn trở về quê hưởng, bản quán, nơi ta ra đi, để sống những ngày còn lại… Tất cả những thứ đó cũng chính là sự Mượn-Trả, bởi nó vốn không cố định vĩnh viễn. Trở lại cái thân Tứ Đại của chúng ta. Thực ra nó cũng tương tự như những ví dụ vừa nêu. Nghĩa là nó cũng chỉ là sự giả tạm (không có thật). Con người sinh ra (được tích hợp từ Đất-Lửa-Gió-Nước) rồi phải già yếu, phải bệnh tật, rồi chết. Khi chết đi hơi thở không còn, năng lượng hô hấp trong cơ thể cũng tự nhiên mất theo, từ đó trong cơ thể máu cũng không còn lưu thông, các chất lỏng khác cũng tự cạn kiệt, rồi tự hoà biến cùng các bộ phận khác: tóc, xương, da, thịt… vào lòng đất. Như vậy, hành trình của một con người là được kiến tạo từ đâu thì nay lại trở về từ nơi đó. Tất cả những gì xảy ra trước mắt, hàng ngày, hàng giờ mà chúng ta nhìn, nhận và thấy được thực tế nó là hành trình Mượn-Trả. Sự Mượn-Trả ấy Phật gọi đó là Sắc, vì ta nhận biết được sự thay đổi của nó. Trên đời còn gì cao quý hơn tính mạng con người? Hẳn không còn gì trên thế gian này có thể so đo với nó. Vậy nhưng cái mà chúng ta cho là quý giá nhất trên đời ấy xét cho cùng lại là cái hoàn toàn giả tạm. Thực tế: nó có thật đâu. Nhưng vì chúng ta cứ mải mê chấp nhất nó, nên cứ buộc nó phải là thật, phải là của mình, phải xứng với mình và phải vĩnh viễn là cho riêng mình… Khi ta lý giải và hiểu được ngọn nguồn triết lý đó tất ta sẽ thấy mọi chuyện hình như không có gì đáng cho ta phải băn khoăn, lo ngại đến mất ăn, mất ngủ, đến điên đảo, vọng tưởng nữa. Trở lại chuyện bạn đang phải mang bệnh trên cơ thể, đó là điều mà chẳng ai sống trong cõi phàm trần này mong muốn nó tồn tại trên cơ thể của mình cả. Thực tế đó chính là sự chấp nhất và tham lam và dường như chúng ta muốn quay ngược lại sự vận hành của vũ trụ. Có sáng ắt có tối. Có mưa ắt có nắng. Có đêm ắt có ngày... Hiểu được vậy ta sẽ nhận diện được và sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm đi rất nhiều khi thấy trên cơ thể mình mang bệnh này, tật nọ, âu cũng là lẽ thường tình. Trong mười điều Tâm Niệm của hật có câu: "Nghĩ đến thân mình thì đừng cầu không bệnh tật, bởi nếu không bệnh tật thì tham dục dễ sanh".
Huệ Tâm
(còn tiếp)
Phật dạy:
"Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai" (Kim Cang Bát Nhã)
Giải nghĩa: Phàm tất cả những gì có sắc tướng đều là hư giả, nếu ta đừng chấp cái hư giả ấy tất sẽ thấy được Như Lai.
Điều cần đặt ra ở đây: cái gì (những gì) được gọi là sắc tướng? Kể ra thì muôn vàn, bởi tất cả những gì ta thấy được, cảm được, nhận diện được… đều là sắc tướng cả. Nhưng trụ lại, ta lấy cái thân mình đang có làm ví dụ cho dễ hiểu. Thân chúng ta còn gọi là thân Tứ Đại, là bốn cái lớn trong vũ trụ: đất, nước, gió, lửa hợp thành.
Yếu tố đất: như tóc, răng, da, thịt, xương, các cơ quan
Yếu tố lửa trong cơ thể giúp năng lượng cho sự hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn
Yếu tố gió như không khí trong phổi, hơi thở.
Yếu tố nước như máu, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu.
Nhưng cái thân tứ đại này của chúng ta còn có hai phần: Nội tứ đại và Ngoại tứ đại. Nội tứ đại: là đất nước gió lửa bên trong. Chất cứng là thịt xương thuộc về đất. Chất ướt là máu, mồ hôi thuộc về nước, hơi thở thuộc về gió, hơi ấm thuộc về lửa. Bốn thứ đó hợp lại thành thân người. Nhưng thân người được tạo nên tự nó không thể tồn tại, mà phải nhờ Ngoại tứ đại trợ dưỡng mới có thể duy trì sự sống. Ví thử hàng ngày chúng ta hít thở bằng lỗ mũi. Sự hít vào và thở ra ấy chính là sự Mượn-Trả. Nhờ sự Sự Mượn-Trả tuần hoàn như vậy mà chúng ta mới duy trì được sự sống. Hãy thử hình dung, nếu ta hít vào mà không thở ra, hoặc không tiếp tục hít khí nữa, tất chúng ta sẽ không còn sự sống. Cũng tương tự, khi ta khát nước, muốn ăn, muốn mặc, muốn xem, muốn nhìn, muốn mua sắm, muốn thay đổi mọi thứ trong cuộc sống… tất cả những thứ mà chúng ta muốn có, muốn hưởng dụng, muốn thay đổi ấy cũng đều là sự Mượn-Trả. Ví thử: Khi khát, ta muốn uống nước. Nhưng uống rồi, ta sẽ phải thải ra ngoài; Khi đói, ta muốn ăn cho no, no rồi ta cũng phải thải ra ngoài. Khi buồn ngủ, ta muốn đi ngủ. Ngủ đẫy giấc rồi, ta cũng phải thức giấc. Rồi chuyện may, mặc quần áo. Ta thấy gì đẹp, thời thượng lập tức ham muốn, tìm mọi cách phải mua bằng được về để hưởng dụng, nhưng rồi vận vào, chúng ta cũng vẫn phải cởi nó ra, và thậm chí, khi đã chán ("áp đát") chúng ta sẽ vứt nó nằm lăn lóc trong tủ, thậm chí rục bỏ nó vào thùng rác… đó là những chuyện nhỏ. Còn những chuyện lớn hơn như chuyện học hành, sự nghiệp, chuyển đổi cuộc sống, nhà cửa cũng tương tự. Mới ngày nào ta còn thơ bé, rồi chập chững tới học vỡ lòng… cho tới cấp II, cấp III, rồi đại học; Tốt nghiệp lại xin việc làm. Nơi này thu nhập thấp, ta nghĩ chuyện chuyển đổi nơi khác cao hơn, nhàn hơn; Rồi khi thu nhập cao, ổn định, ta lại tính chuyện làm nhà cao hơn, to hơn; Rồi khi chán ở nông thôn, ta xoay bằng mọi cách để lên thành thị, thành phố, thậm chí, tìm cách ra nước ngoài để sinh sống, rồi sống chán nơi hải ngoại, chúng ta lại muốn trở về quê hưởng, bản quán, nơi ta ra đi, để sống những ngày còn lại… Tất cả những thứ đó cũng chính là sự Mượn-Trả, bởi nó vốn không cố định vĩnh viễn. Trở lại cái thân Tứ Đại của chúng ta. Thực ra nó cũng tương tự như những ví dụ vừa nêu. Nghĩa là nó cũng chỉ là sự giả tạm (không có thật). Con người sinh ra (được tích hợp từ Đất-Lửa-Gió-Nước) rồi phải già yếu, phải bệnh tật, rồi chết. Khi chết đi hơi thở không còn, năng lượng hô hấp trong cơ thể cũng tự nhiên mất theo, từ đó trong cơ thể máu cũng không còn lưu thông, các chất lỏng khác cũng tự cạn kiệt, rồi tự hoà biến cùng các bộ phận khác: tóc, xương, da, thịt… vào lòng đất. Như vậy, hành trình của một con người là được kiến tạo từ đâu thì nay lại trở về từ nơi đó. Tất cả những gì xảy ra trước mắt, hàng ngày, hàng giờ mà chúng ta nhìn, nhận và thấy được thực tế nó là hành trình Mượn-Trả. Sự Mượn-Trả ấy Phật gọi đó là Sắc, vì ta nhận biết được sự thay đổi của nó. Trên đời còn gì cao quý hơn tính mạng con người? Hẳn không còn gì trên thế gian này có thể so đo với nó. Vậy nhưng cái mà chúng ta cho là quý giá nhất trên đời ấy xét cho cùng lại là cái hoàn toàn giả tạm. Thực tế: nó có thật đâu. Nhưng vì chúng ta cứ mải mê chấp nhất nó, nên cứ buộc nó phải là thật, phải là của mình, phải xứng với mình và phải vĩnh viễn là cho riêng mình… Khi ta lý giải và hiểu được ngọn nguồn triết lý đó tất ta sẽ thấy mọi chuyện hình như không có gì đáng cho ta phải băn khoăn, lo ngại đến mất ăn, mất ngủ, đến điên đảo, vọng tưởng nữa. Trở lại chuyện bạn đang phải mang bệnh trên cơ thể, đó là điều mà chẳng ai sống trong cõi phàm trần này mong muốn nó tồn tại trên cơ thể của mình cả. Thực tế đó chính là sự chấp nhất và tham lam và dường như chúng ta muốn quay ngược lại sự vận hành của vũ trụ. Có sáng ắt có tối. Có mưa ắt có nắng. Có đêm ắt có ngày... Hiểu được vậy ta sẽ nhận diện được và sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm đi rất nhiều khi thấy trên cơ thể mình mang bệnh này, tật nọ, âu cũng là lẽ thường tình. Trong mười điều Tâm Niệm của hật có câu: "Nghĩ đến thân mình thì đừng cầu không bệnh tật, bởi nếu không bệnh tật thì tham dục dễ sanh".
Huệ Tâm
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen