Montag, 4. Juli 2016

QUÁN CHIẾU TAM NGHIỆP LÀ PHÁ MÊ KHAI NGỘ LÌA KHỔ ĐƯỢC VUI CHUYỂN PHÀM THÀNH THÁNH



một niệm Tham khởi lên thôi thì 3  nghiệp tham-sân-si đã đồng thời dấy khởi và chiêu cảm 3 cảnh giới: địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh...





*Một niệm tham khởi lên đó là mê, bởi tham là cảnh giới của ngạ quỷ - nếu thường ngày niệm tham luôn trỗi dậy mà không tìm cách khống chế, triệt tiêu chúng, đồng nghĩa chúng ta đang chiêu cảm ngạ quỷ đến gần rồi kế đó xin làm đồ chúng của ngạ quỷ.

*Tham mà không được thoả mãn, không được đáp ứng sẽ khiến tâm chúng ta nổi Sân – sân là cảnh giới của địa ngục – nếu thường ngày chúng ta luôn sống trong sân giận, đồng nghĩa chúng ta đang chiêu cảm cảnh giới địa ngục và xin visa để về địa ngục.

*Sân mà không được thoả mãn, chúng ta sẽ tìm mọi cách để giải toả sân: chửi mắng, nhục mạ, đánh đập, phá phách, bêu xấu, hạ nhục... người khác cho thoả hận, đó là Si – Si là cảnh giới của súc sanh – súc sanh vốn không có trí tuệ nên không biết mình đang làm gì, vì thế nếu hàng ngày tâm si luôn thường hằng, đồng nghĩa chúng ta đang chiêu cảm cảnh giới súc sanh, làm visa để trở thành súc sanh.



Ngộ (giác) được điều đó, bạn phát tâm tu đạo, phát tâm sám hối, bỏ ác, hành thiện, phát tâm niệm Phật nguyện vãng sanh Cực Lạc… đó là bạn đã, đang, sẽ phá mê để khai ngộ. Nhờ phá mê-khai ngộ, tâm bạn luôn sống trong an lạc nên bạn lìa khổ-được vui. Khổ là tâm chúng sanh: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước; ngược lại luôn giác, luôn an lạc đó là tâm Thánh. Thánh-Phàm tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Một-hai, hai-một vốn ở sự giác ngộ chính từ nơi bạn.

Do vậy „người học Phật mà tâm còn như  sóng biển“, bởi họ chưa nhận ra được sóng từ đâu khởi, đó là mê, vì mê nên thích sống với mê nên tất có ngày bị mê nhận chìm. Thấy người khác mê, bị sóng nhận chìm – sóng có thể dụ cho biển mê của chúng sanh chúng ta, mà mình không kịp tỉnh giác để tránh, để vượt sóng – mình và người đều mê, đương nhiên đều bị sóng nghiệp nhận chìm cả.

New Comments