Thứ nữa, nếu phút lâm chung, thần thức có thể không được hoàn toàn tránh niệm thì Phật, Thánh Chúng cũng sẽ hiện thân, giúp cho chúng ta chánh niệm để một niệm mà theo Tam Thánh sanh về tịnh độ. Điều này là chắc chắn, bởi lời Phật nói là chân thật ngữ.
NIỆM PHẬT
CÁCH NÀO ĐỂ TÂM KHÔNG TÁN LOẠN? CÓ PHẢI NHẤT THIẾT NIỆN TỪ 1-7
NGÀY ĐỂ ĐẠT TÂM KHÔNG TÁN LOAN MỚI ĐƯỢC PHẬT PHÓNG QUANG GIA TRÌ
KHÔNG?
Trong A Di
Đà Kinh Phật nói: " Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn
phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá-Lợi-Phất!
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì
danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày,
hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp
loạn. Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng
hiện thân ở trước người đó. Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền
được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà".
Qua đoạn
kinh văn này chúng ta thấy con số số 1-7 chỉ là ước định chứ không
cố định. Nghĩa là người niệm Phật có thể tuỳ tâm dụng công của
mình mà niệm. Tâm dụng công là gì? Là thanh tịnh tâm để niệm Phật.
Nếu có thể dụng thanh tịnh tâm để niệm Phật = tâm không tán loạn,
thì không nhất thiết phải là 7 ngày, mà 1 ngày cũng có thể được
Phật phóng quang tiếp độ. Hai chữ "tiếp độ" Phật nói là khi
hành giả đó lâm chung "đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân
ở trước người đó". Ý nghĩa của "hiện thân": nhằm giúp cho
hành giả thân, tâm chánh niệm=không điên đảo để theo Phật và Thánh
chúng sanh về Tịnh Độ.
"một lòng không tạp loạn" và "tâm thần không điên đảo" có gì khác biệt? Tuy nói hai, nhưng đi vào sự chỉ là một: tâm buông xuống vạn duyên nơi cõi Ta Bà, bởi chỉ có tâm này mới có thể giúp hành giả niệm Phật theo Phật và Thánh chúng mà sanh Tịnh Độ. Nói khác đi là người này đã hội đủ thiện căn, phước đức và nhân duyên.
Câu hỏi:
làm cách nào để đạt "tâm không tán loạn"? Đây là cảnh giới
đại định của người niệm Phật. Để đạt nó không dễ, phải có sự huân
tập thật tỉnh giác, tinh tấn trong mọi thời khắc. Do vậy hàng ngày,
niệm Phật chúng ta phải ráng đừng khởi bất cứ một ý niệm nào cho
dù là thiện niệm, cũng đừng khởi niệm để cầu cảm ứng đạo giao, bởi
hễ có khởi=vọng=phiền não. Dùng tâm đó để niệm, ngày qua
ngày...chắc chắn sẽ có kỳ tích.
Tâm Phật
và chúng sanh vốn đồng một thể. Phật A Di Đà là pháp thân hoà trong
thân chúng sanh, nhưng vì chúng sanh chúng ta có quá nhiều vô minh,
phiền não, nên nhất thời không cảm được. Nhưng khi tu học: ngồi thiền,
niệm Phật, trì chú, có những khoảnh khắc chúng ta đã được sống với
tự tánh thanh tịnh của chính mình, sống, hoà cùng pháp thân của Phật
A Di Đà, chúng ta có thể cảm được.
Ví thử:
thấy không gian xung quanh mình tịnh lắng, sáng vàng, thấy như có
người chà nhẹ lên đầu... Điều này theo chư Tổ nói đó là sự tán
thán của chư Phật, Bồ tát theo như kiểu cha mẹ xoa đầu, khen con cái
ngoan, chăm vậy.
Quan trọng:
chớ khởi tâm niệm tìm những cảm giác đó, bởi hễ có khởi=có vọng,
mà vọng thì không hợp với tâm Phật=không thể cảm ứng.
Do vậy
đích của người niệm Phật không dừng lại ở 7 ngày, 1 năm, 10 năm...mà
là chuyển hoá nghiệp, tích phước đức để khi nhân duyên tròn đầy, lập
tức sẽ được tuỳ nghi sanh về tịnh độ.
Thứ nữa,
nếu phút lâm chung, thần thức có thể không được hoàn toàn tránh niệm
thì Phật, Thánh Chúng cũng sẽ hiện thân, giúp cho chúng ta chánh
niệm để một niệm mà theo Tam Thánh sanh về tịnh độ. Điều này là
chắc chắn, bởi lời Phật nói là chân thật ngữ.
Vấn đề
chỉ còn ở nơi chúng ta: liệu chúng ta có dám buông Ta bà để sanh về
Tịnh Độ?
Thiện Nhân
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen