Đạo tràng là
sự tịnh lặng của tự tánh, vì thế hễ bạn đang ở nhà, ở công sở, ở
đường, ở chợ, ở siêu thị, hay ở nơi phồn hoa đô hội… mà tâm bạn không
khởi phân biệt, chấp trước=tâm bạn đang ở đạo tràng hay còn gọi tâm
bạn đang ở chùa.
Trong Kinh Duy Ma Cật có tiết chuyện như sau: Ngài Duy Ma Cật đi từ
ngoài thành vào, một vị tu sĩ thấy Ngài, bèn hỏi: Ông mới từ ngoài
thành vào ư?
Ngài Duy Ma Cật đáp: Không! Tôi từ đạo tràng tới.
Ngài Duy Ma Cật đáp: Không! Tôi từ đạo tràng tới.
Chúng ta thấy gì qua tình tiết trên? Rõ ràng Ngài Duy Ma Cật đi từ
ngoài thành vào, nhưng khi được hỏi Ngài lại đáp: Tôi từ đạo tràng
tới. Ngài nói dối chăng? Thực tế không phải vậy, bởi tâm người đời (còn
gọi phàm phu tâm) vốn nghĩ ngoài thành là nơi, chốn ồn ào, huyên
náo, đầy thị phi và phiền não. Nhưng tâm người tu đạo thì khác: Nơi
nào tâm an, nơi đó là đạo tràng.
Vị tu sĩ nọ để dụ cho tâm chúng sanh chúng ta hễ khởi tâm động
niệm là khởi phân biệt, chấp chước, vì phân biệt, chấp trước nên có
nhân, có ngã, có người, có ta, có vui, có buồn, có hay, có dở, có
chánh, có tà…; Ngài Duy Ma Cật để dụ cho chân tâm thường tịnh lặng, vì
luôn tịnh lặng nên dẫu ở nơi đâu, hoàn cảnh, không gian nào tâm ấy vẫn
không khởi phân biệt, chấp trước.
Cũng trong Kinh Duy Ma Cật, Ngài Duy Ma Cật dạy: Trực tâm là đạo
tràng! Trực tâm là nhìn vào (chỉ nhìn) thẳng vào chính tâm mình. Tâm
mình là tâm gì? Là tâm phàm phu đầy uế trược, đầy thị phi, nhân ngã
và phân biệt chấp trước. Vì thế muốn chuyển hoá cái tâm ấy chúng ta
phải quán chiếu cái tâm đó khi đối cảnh tiếp vật, nếu như không khởi
phân biệt, chấp trước thì tâm ấy chính là đạo tràng. Đạo tràng là
sự tịnh lặng của tự tánh, vì thế hễ bạn đang ở nhà, ở công sở, ở
đường, ở chợ, ở siêu thị, hay ở nơi phồn hoa đô hội… mà tâm bạn không
khởi phân biệt, chấp trước=tâm bạn đang ở đạo tràng hay còn gọi tâm
bạn đang ở chùa.
Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ: phải tới đạo tràng, phải
tới chùa, phải tới niệm Phật đường, phải cộng tu… thì tu mới dễ,
mới có nhiều năng lượng, nhiều công đức, nhiều an lạc. Điều này chỉ
đúng về lý, nếu như ai ai đến nơi tu đó tu đều giữ được tâm thanh
tịnh, trái lại thì chính nơi chốn đó chúng ta đã biến thành đường, quán,
là chợ, là công sở, là party, nghĩa là chúng ta đã đem tất cả những
phiền não, thị phi đến nơi tu học. Đó là sự thật, nhưng ít người
nhận ra và chịu nhận ra.
Tu nơi nào dễ? Tìm Đạo tràng nơi đâu? Mỗi chúng ta phải tự tìm cho
mình câu trả lời.
Thiện Nhân
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen