Ngày xưa bố
mẹ, ông bà đặt con, cháu ngồi đâu, con cháu phải yên vị. Bây giờ
khác! Con cháu đặt ông bà, cha mẹ ngồi đâu, nói điều gì thì ông bà,
cha mẹ phải yên vị nơi đó và phải không được cãi. Đơn giản là: Thời
các cụ cổ xưa rồi. Bây giờ là thời „@“, các cụ biết gì nữa để mà
dạy bảo con cháu? Đem cái tự ngã đó vào tu đạo, vấn nạn nào không
thể xảy ra?
Khi chưa tu
đạo ai trong chúng ta cũng nghĩ:
*Ăn chay sao
được? Tôi còn phải đi làm, còn phải lo bao thứ việc, rồi chuyện công,
chuyện tư, chuyện vợ, chồng, con cái, đối nội, đối ngoại… tất tật
một khối lo đồ sộ như thế mà ăn chay thì sức đâu để „chiến đấu“? Có
chăng, thỉnh thoảng dăm bữa, nửa tháng ăn chay may ra có thể khả thi.
Vậy là chuyện ăn chay xem chừng là chuyện khó nhất để mọi người
tiếp xúc, đến với đạo Phật và gần gũi Tam Bảo.
Ăn chay
khó!
*Tụng kinh?
Khó quá đi, kinh Phật thì vô số kể, giờ biết tụng kinh nào? Mà kinh
nào thấy cũng hay, cũng vi diệu cả; Nhưng thường ngày công việc, học
hành, làm ăn, buôn bán bận rộn không kịp thở, thời gian nào để ngồi
tụng kinh bây giờ? Thôi, tu tâm vậy! Miễn sao sống lương thiện là được!
Tu tâm là gì? Thế nào mới là lương thiện? Hình như chưa có lời giải
đáp cụ thể, bởi chúng tôi còn là người phàm mà, chứ có phải Thánh
đâu. Cứ để thư thả, sắp xếp công việc, làm ăn, gia đình ổn thoả rồi
tiến tu cũng chẳng muộn...
Tụng Kinh
vậy là cũng khó.
*Niệm
Phật? Xem ra dễ khả thi! Chỉ cần ráng nhép nhép miệng mọi nơi, mọi
chốn là OK. Chưa quen thì mở máy niệm Phật rồi cùng niệm; quen rồi
thì tự niệm. Nhưng niệm Phật sao cũng khó thế hả trời? Không niệm
Phật thì không sao, nhưng hễ niệm Phật là ti tỉ thứ chuyện ập đến:
chuyện lớn, chuyện bé, chuyện ăn, chuyển ở; chuyện yêu, chuyện ghét;
chuyện ân, chuyện oán; chuyện vợ chồng, con cái, ông bà, cha mẹ;
chuyện làm ăn, buôn bán, chuyện thế thái, nhân tình, chuyện từ thủa
tám hoánh nào giờ chẳng hiểu sao cũng mồn một hiện về… Thôi chết!
Chắc do niệm Phật nên mới mắc phải chứng loạn tâm đó, chứ thường
ngày có làm sao đâu? Nhưng Tín-Nguyện-Hạnh đã chót phát rồi, nay bỏ
cuộc thì phải tội chết à? Mà thế thì bao giờ được vãng sanh? Nhưng
nếu tiếp tục niệm Phật thì đầu óc quay cuồng, mắt mũi bốc hoả, người
ngợm rũ như tàu chuối héo. Niệm hay không niệm nữa đây?
Niệm Phật
xem ra cũng muôn phần khó!
*Phá Ngã
Có Gì Là Khó? Nhà trường cũng dạy trẻ thơ, dạy học sinh phải biết,
phải sống khiêm tốn, khiêm nhường; Trong gia đình ông, bà, cha, mẹ cũng
dạy con cháu phải sống lễ kính với ông bà, cha mẹ; trong đạo, Phật
cũng dạy phải hiếu kính phụ mẫu; phụng sự Sư trưởng; từ tâm bất
sát… Vậy thì đời và đạo đâu có gì dị biệt? Lý là thế, nhưng đi
vào sự thì mọi chuyện thật vi nan. Thời xưa, quan hệ thầy-trò là
nhất tự vi sư, bán tự vi sư (một ngày làm Thầy, cả đời làm Thầy).
Thời nay quan hệ thầy-trò là song phương, là „hợp tác cùng có lợi“,
vì thế trò bảo sao thầy phải nghe vậy. Đơn giản là: các trò có
tính quyết định đến miếng cơm manh áo của các thầy, thành ra, nhiều
khi các trò giống như các „thượng đế“ nên các thầy cũng phải nể vì.
Nhà trường đã vậy, trong gia đình cũng không khác là bao. Ngày xưa bố
mẹ, ông bà đặt con, cháu ngồi đâu, con cháu phải yên vị. Bây giờ
khác! Con cháu đặt ông bà, cha mẹ ngồi đâu, nói điều gì thì ông bà,
cha mẹ phải yên vị nơi đó và phải không được cãi. Đơn giản là: Thời
các cụ cổ xưa rồi. Bây giờ là thời „@“, các cụ biết gì nữa để mà
dạy bảo con cháu? Đem cái tự ngã đó vào tu đạo, vấn nạn nào không
thể xảy ra?
Thời bây
giờ Iphone, Ipad, Internet chỉ cần một „click“ là đủ vạn pháp để học,
để tra khảo. Học rồi, khảo rồi thì phải có nơi để diễn pháp, vậy
là có pháp này hay, pháp kia dở; thầy này hay, thầy kia dở, chùa
này „sịn“ chùa kia chẳng „sịn“; vị nọ giữ giới, vị kia phá giới; người
nọ trường chay, người kia còn ăn mặn… Chốn không gian ảo đã vậy, nhưng
khi đến chùa, đến đạo tràng cái tự ngã cũng không hề giảm thiểu.
Tôi thuộc nhiều chú; tôi biết nhiều kinh; tôi nghe nhiều pháp; sư đó,
chùa đó giảng pháp hay; sư đây, chùa đây chẳng có gì để tu cả; rồi
tới nơi ý, nơi đó mới thực đáng tu, mới thực trang nghiêm, thanh tịnh,
nơi này, chỗ này chẳng trang nghiêm, chẳng thấy thanh tịnh gì cả…
Học pháp
của Phật là để chuyển hoá cái tự ngã giả tạm, giúp cho tự tánh
thanh tịnh hiện tiền, vậy nhưng càng học pháp cái tự ngã dường như
càng trỗi dậy, ngày càng mãnh liệt, ngày càng khủng hơn. Mình giữa
mọi người thay vì thấp kém, nhỏ nhoi – đạo khiêm cung, lễ kính, nay
thấy mình sừng sừng trước mọi người, khiến mọi người phải nể vì,
muốn núp bóng…
Cách nào
để phá ngã?
Thiện Nhân
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen