"Do vậy mình càng trốn hay tìm cách trốn tránh sự huyên náo, ồn ào, thì nó - cái tâm của chính ta - chính là ta chứ
chẳng phải ai khác, lại càng tìm cách quậy, phá mình mình dữ hơn..."
(Trao đổi Phật Pháp)
Hỏi: Khi không niệm Phật, không thấy có vọng niệm, nhưng khi niệm
Phật hay trì chú thì thấy những vọng niệm dồn dập ập về?
Đối trị bằng cách nào? Khi ngồi trì chú,
tụng kinh, niệm Phật, những vọng niệm đó khởi lên, dồn dập ập về… chúng ta đừng
hoảng sợ, rồi lo tìm cách đối phó chúng; trái lại, hãy hoan hỉ đón
nhận nó bằng cách: À, vọng niệm lại khởi rồi; Tâm mình lại lao xao,
lại nghĩ loạn lên rồi… Chỉ cần nhận biết được như vậy là đủ, rồi ta quên luôn những tạp
loạn ấy, và tiếp tục chú tâm vào trì chú, niệm Phật.
Bước đầu chúng ta sẽ
rất vất vả, nhưng dần dần mình sẽ định được tâm lúc nào không hay
biết. Sở dĩ mình chưa định được tâm, vì mình còn tham, còn chấp
quá, cứ thấy cái gì nổi lên, ập về là thấy ghét, thấy tức, thấy thương, thấy giận, thấy mê, thấy
hoan hỉ, thấy khoái lạc… Những thứ ấy Phật gọi là: Tâm chúng
sanh=không giác ngộ và không tỉnh thức.
Giờ muốn giác ngộ, muốn tỉnh
thức, mình phải tìm cách khắc chế và loại bỏ dần dần những tâm
chúng sanh đó.
Hồi mới học Phật mình cũng như vậy, và
ai ai cũng vậy. Người tu xuất gia và tại gia cũng không có ngoại lệ. Tu là Sửa. Sửa trong từng niệm niệm. Vấn đề là ta không hoảng sợ, hay lẩn trốn nó,
rồi tìm một nơi thật tịnh lặng để trì chú, hay tụng kinh, hay niệm Phật, bởi thực ra chẳng có nơi nào tịnh lặng cả, nhưng tất cả những nơi ấy cũng đều tịnh lặng. Nhưng vì mình khởi tâm phân biệt, chấp trước nên thấy nơi nào cũng ồn ào, bức bối, khó chịu. Và khi khởi cái tâm ấy lên thì tự tánh của mình sẽ bị che lấp. Mà tự Tự Tánh của
chúng ta vốn luôn tịnh lặng. Tổ Huệ Năng khi ngộ đạo đã thốt lên rằng: "Nào ngờ tự tánh vốn tịnh lặng; Nào ngờ tự tánh vốn sẵn có; Nào ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt". Do vậy mình càng trốn hay tìm cách trốn tránh sự huyên náo, ồn ào, thì nó - cái tâm của chính ta - chính là ta chứ
chẳng phải ai khác, lại càng tìm cách quậy, phá mình mình dữ hơn.
Khắc chế tình trạng này có nhiều cách, mình đã thử khắc phục bằng cách: mở Tivi, rồi
ngồi ngay nơi tivi để tụng kinh, trì chú hay niệm Phật.
Lúc đầu vất vả lắm, nhưng ngày qua ngày, mình đúc kết được: Thấy động, đừng chấp động; Thấy tịnh, đừng chấp tịnh. Khi nghe tiếng tivi, chỉ cần nhận biết: có nghe thấy, nhưng nghe rồi, quên
ngay, không chạy theo tiếng để phân tích, theo dõi, rồi bị tiếng ấy
lôi kéo ra ngoài cuộc. Khi thấy tâm mình lặng xuống, cảm thấy thân mình nhẹ nhàng, lâng lâng... cũng đừng vội hoan hỉ, rồi ráng tìm sự lâng lâng đó. Bởi chỉ cần mình khởi tâm tìm, hay kéo dài sự lâng lâng (cảm giác khoái lạc) đó, thì ngay lập tức cảm giác đó sẽ biến mất. Và nếu hàng ngày, hàng giờ mình ngồi thiền, trì Chú, tụng kinh, niệm Phật mà chỉ để trốn chạy sự ồn ào, hay tìm sự khoái lạc đó là mình đang dẫn mình đi vào ma cảnh lúc nào chẳng hay.
Tự tánh vốn tự thanh tịnh. Không khởi tâm động niệm tất vạn vật xung quanh đều luôn tịnh lặng. Và cuối cùng mình đã chiến thắng. Đối Cảnh Vô Tâm Mạc Vấn Thiền = Đối cảnh không phân biệt, chấp trước đó chính là Thiền.
Trường hợp bị cảm cúm, ho nhiều có thể trị
gấp bằng pháp niệm Phật. Trước hết ta
phải
loại
bỏ ý nghĩ mình đang bị ốm, đang đau cổ, hay khó chịu… Kế đó ngồi xuống nơi thích hợp (tịnh lặng càng tốt, không có cũng chẳng sao), chú Tâm vào
cổ họng, rồi cất tiếng niệm: A Di Đà Phật. Niệm liên tiếp 4 câu này và quán sát 4 chữ này
đang phát ra từ nơi đau vòm cổ họng. Trong khi niệm Phật, có thể sẽ có những vọng
niệm khởi lên (từ bên ngoài, hay bên trong tâm),nhưng chỉ cần hoan hỉ nhận biết có
chúng là đủ, kế đó tiếp tục chú tâm vào vòm họng để niệm Phật. Quan trọng: Quán tưởng 4 chữ
A Di Đà Phật được phát ra từ nơi đau của vòm họng. Khi nhiếp được tâm, mình sẽ thấy
4 chữ A Di Đà Phật rất rõ và toả ra đều đều từ vòm họng… Cứ nhiếp tâm như thế mà
niệm, chỉ trong vòng 15-30 phút, bệnh sẽ tự tiêu tan... Phương pháp này mình đã thực nghiệm thành công, quan trọng là mình phải có niềm tin vào 4 câu danh hiệu A Di Đà Phật và đừng khởi tâm: Niệm Phật để mong khỏi bệnh. Bởi khi tâm có sự mong cầu sẽ dễ dấn đến ý nghĩ bằng mọi cách phải đạt được. Như thế là mình niệm Phật có mục đích, và rất dễ bỉ tổn khí trong khi niệm Phật.
Bạn cứ nhiếp tâm và hoan hỉ mà niệm, còn kết quả tới đâu chỉ có người thực tâm làm mới biết được...
Bạn cứ nhiếp tâm và hoan hỉ mà niệm, còn kết quả tới đâu chỉ có người thực tâm làm mới biết được...
Bạn thử nghiệm xem nhé.
Huệ Tâm
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen