Freitag, 3. Mai 2013

Niệm Phật Trì Chú Bị Loạn Tâm



 "muốn cứu người, mình phải cứu mình trước đã. Mình muốn đưa được khách sang sông, mình phải biết chèo thuyền đã. Đó chính là Tự Độ. Khi mình đã chèo thuyền thành thục rồi, thì chuyện chở thêm một vài người, thậm chí nhiều nhiều người khác nữa cùng qua sông, nào có hề chi..."



(Trao đổi Phật pháp)
Hỏi: Tại sao khi niệm Phật, trì Chú tâm bị rối loạn?

Chuyện trì Chú và niệm Phật thấy tâm rối loạn, đầu óc đau, nhức như búa bổ… Nguyên nhân: Niệm Phật có mưu cầu; có mục đích; niệm trong hoàn cảnh quá bó buộc; đặt cho mình quá nhiều mục tiêu, quá nhiều điều kiện… (lo lắng điều này, điều nọ xảy ra…) tất cả những thứ này sẽ khiến tâm mình bị loạn (đủ thứ chuyện quay cuồng trong đầu=chóng mặt, nhức đầu). 

Đối trị bằng cách nào? Pháp Sư Tịnh không có bí quyết quan trọng như thế này: Nhìn thấu-Buông xả-Tự tại-Niệm Phật-Vãng sanh

Nhìn thấu điều gì? Đời là bể khổ, là giả tạm; là một hơi thở ra không có hít vào là kết thúc một sự sống. Biết được thế thì mọi chuyện hãy xem thật nhẹ, hãy buông bỏ tất cả những chuyện có thể buông=Buông xả; Khi buông xả mọi chuyện rồi=Tâm tự tại=khi đó ta Niệm Phật sẽ không còn rối loạn, không còn cảnh đầu, óc căng cứng, nhức nhối, rối loạn… nữa; và nếu như hàng ngày, hàng giờ ta niệm Phật được thành thục như vậy tất ta sẽ có cơ hội vãng sanh về cõi Phật. 

Về chuyện "đối phó" với người nhà (cha mẹ, vợ, chồng, anh-chị-em, con cái…), chúng ta cũng nên thật khéo, bằng không sẽ bị kẹt và sẽ gặp cản trở rất lớn khi tu-học. 

Phật pháp là tuỳ duyên. Ai có duyên người đó sẽ tự đến với Phật pháp. Nếu họ chưa có duyên (cái duyên đã có nhưng vì bị cuộc sống phàm trần lôi kéo, nên nó bị che lấp), ta hãy cứ để họ hoan hỉ làm việc họ muốn, chứ đừng có ý nghĩ phải lôi kéo, phải đưa họ ngay vào những việc mình đang làm. Làm thế là nghịch đạo. Và sẽ làm cho Tâm Đạo của họ bị thui chột ngay từ bước khởi đầu, từ đó họ sẽ sanh tâm chống trái mình. Thật không nên.

Phật dạy: Tự Độ, Độ Tha. Nghĩa là mình muốn cứu người, mình phải cứu mình trước đã. Mình muốn đưa được khách sang sông, mình phải biết chèo thuyền đã. Đó chính là Tự Độ. Khi mình đã chèo thuyền thành thục rồi, thì chuyện chở thêm một vài người, thậm chí nhiều nhiều người khác nữa cùng qua sông, nào có hề chi? Nói cụ thể hơn: Mình muốn giúp được người thân, buộc mình phải có phương tiện, cụ thể: Mình phải trì chú; phải niệm Phật; phải tụng kinh thật thành thạo; phải hiểu mọi sự (nhân-quả) thật thấu đáo; phải thật tự tại; mình phải chứng minh cho người thân, người xung quanh biết được việc mình đang làm là thực sự hữu ích, có vậy, người thân mới để mắt tới, mới thấy: À, thì ra niệm Phật, trì Chú, tụng kinh lại có nhiều phước đức, lợi lạc đến vậy.
Lúc đó họ sẽ tự tìm đến với mình=Cái duyên của họ lúc này đã chín, và lúc này mình chỉ cần giúp họ sang sông thôi…
Đôi dòng trao đổi, có gì bạn cứ hoan hỉ hồi âm. Chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi cho thật thông thì thôi. 

Tri Ân nhau là điều đáng quý trong cuộc sống, nhưng chúng ta ráng đừng để sự Tri Ân trong lòng, nó sẽ thành vướng kẹt, mà chúng ta phải biết Buông Xả. Chúng ta hãy dùng sự Tri Ân nhau bằng cách ráng nỗ lực học và tu-hành cho thật thành tựu, rồi lại hướng dẫn (hồi  hướng) cho những người đồng khổ (chúng sanh muốn loài) xung quanh – Đó mới đúng nghĩa là Tri Ân. 

Chúng ta học Phật Pháp là Tri Ân Phật. Tu-hành thành tựu=Trả Ơn Phật. Đó mới là Tri Ân tối thượng. 
Chúc bạn vạn sự an lạc
Huệ Tâm

New Comments