"nhưng vì đối
đãi, nên ta vẫn cố nhoẻn cười, cố chắp tay, cố giả bộ khiêm hạ (khom
lưng), rồi cất tiếng niệm: A Di Đà Phật! Làm thế, lại làm thường
xuyên, làm một cách nhuần nhuyễn là chúng ta, trên là lừa dối Phật,
bất kính với chư Phật; dưới là lừa dối người, dối cả chính mình..."
Chư Tổ thường dạy: Phật và chúng sanh giống như Mẹ-Con vậy. Người niệm Phật giống như một người con, nếu trong cả 6 thời đều luôn luôn nghĩ đến Mẹ, nhớ đến Mẹ và cầu mong được về bên Mẹ, tất người con ấy sẽ có ngày gặp Mẹ. Ngược lại, 6 thời luôn luôn tơ tưởng đến những chuyện trần lao (dục giới), thì dẫu mẹ có thương con mười mươi chăng nữa, cũng chẳng thể đón người con ấy trở về bên mình được. Vì vậy mỗi khi chúng ta khởi tâm niệm Phật cũng đồng nghĩa chúng ta đang nhớ đến Mẹ, và đang muốn về bên Mẹ. Gần hơn, là chúng ta đang tự đánh thức vị Phật tâm của chính mình. Hãy thử hình dung: vị Phật trong tâm của mỗi chúng ta mà chúng ta còn chẳng mảy may quan tâm, không kính trọng, không để ý tới, đương nhiên một vị Phật ở một nơi cách xa chúng ta tới mười muôn ức cõi, làm sao ta có thể quan tâm, lễ kính cho được? Vì thế mỗi khi chúng ta bước chân tới Đạo-tràng, gặp gỡ nhau, nhìn thấy nhau, chúng ta cùng hoan hỉ chắp tay, cúi xuống và miệng niệm: A Di Đà Phật! Niệm với cái tâm Khiêm Cung; Lễ Kính như vậy (miệng niệm, tâm hành), trước là chúng ta cùng nhắc nhở nhau: cùng nhớ về Mẹ, cùng hướng về Mẹ, cùng nguyện cho nhau, mong sớm được về bên Mẹ. Sau là chính chúng ta đang tự nhắc nhở, đánh thức, đang tự Khiêm cung, Lễ kính với vị Phật tâm của chính mình. Niệm như thế mới là Chánh Niệm, là tỉnh thức. Người người cùng thức tỉnh, người người niệm Phật trong chánh niệm, tất cảnh giới xung quanh chúng ta sẽ chính là Tịnh Độ. Ngược lại, gặp nhau, nhìn thấy nhau, nếu yêu, thích, mến mộ, hay kính, nể, thì chúng ta sẵn sàng khom lưng, rồi chắp, hoan hỉ niệm: A Di Đà Phật; Nhưng ngược lại, người đó, kẻ đó… là những đối tượng mình không ưa, không muốn nhìn, không muốn gặp, không muốn tiếp xúc, nhưng vì đối đãi, nên ta vẫn cố nhoẻn cười, cố chắp tay, cố giả bộ khiêm hạ (khom lưng), rồi cất tiếng niệm: A Di Đà Phật! Làm thế, lại làm thường xuyên, làm một cách nhuần nhuyễn là chúng ta, trên là lừa dối Phật, bất kính với chư Phật; dưới là lừa dối người, dối cả chính mình. Đây cũng chính là lý do chúng ta khi chưa niệm Phật thì rất bình thường. Bình thường được hiểu theo nghĩa của người phàm phu; vậy nhưng, khi bước vào niệm Phật (Tu) một thời gian, bỗng dưng chúng ta thay đổi hoàn toàn (cả tâm lẫn tánh). Nếu thay đổi theo chiều hướng lành mạnh (Tâm thêm an; Tánh thêm tịnh lặng), thì sự tu-hành (công phu niệm Phật) của chúng ta rất đỗi đáng mừng; Ngược lại, chúng ta nhìn ai cũng thấy khó chịu; nhìn ai cũng thấy họ thua kém mình; mọi người làm gì ta cũng thấy không vui, không hài lòng; không thoả mãn; mọi cảnh vật xung quanh chúng ta, ta đều cảm thấy chật hẹp, ngột ngạt, bức bối… tất lúc ấy câu A Di Đà Phật mà chúng ta đang niệm đã có vấn đề. Vấn đề không phải Hồng danh của Đức A Di Đà là giả, là không linh nghiệm, trái lại, trong tâm của chúng ta đang bị vướng, kẹt.
Chư Tổ thường dạy: Phật và chúng sanh giống như Mẹ-Con vậy. Người niệm Phật giống như một người con, nếu trong cả 6 thời đều luôn luôn nghĩ đến Mẹ, nhớ đến Mẹ và cầu mong được về bên Mẹ, tất người con ấy sẽ có ngày gặp Mẹ. Ngược lại, 6 thời luôn luôn tơ tưởng đến những chuyện trần lao (dục giới), thì dẫu mẹ có thương con mười mươi chăng nữa, cũng chẳng thể đón người con ấy trở về bên mình được. Vì vậy mỗi khi chúng ta khởi tâm niệm Phật cũng đồng nghĩa chúng ta đang nhớ đến Mẹ, và đang muốn về bên Mẹ. Gần hơn, là chúng ta đang tự đánh thức vị Phật tâm của chính mình. Hãy thử hình dung: vị Phật trong tâm của mỗi chúng ta mà chúng ta còn chẳng mảy may quan tâm, không kính trọng, không để ý tới, đương nhiên một vị Phật ở một nơi cách xa chúng ta tới mười muôn ức cõi, làm sao ta có thể quan tâm, lễ kính cho được? Vì thế mỗi khi chúng ta bước chân tới Đạo-tràng, gặp gỡ nhau, nhìn thấy nhau, chúng ta cùng hoan hỉ chắp tay, cúi xuống và miệng niệm: A Di Đà Phật! Niệm với cái tâm Khiêm Cung; Lễ Kính như vậy (miệng niệm, tâm hành), trước là chúng ta cùng nhắc nhở nhau: cùng nhớ về Mẹ, cùng hướng về Mẹ, cùng nguyện cho nhau, mong sớm được về bên Mẹ. Sau là chính chúng ta đang tự nhắc nhở, đánh thức, đang tự Khiêm cung, Lễ kính với vị Phật tâm của chính mình. Niệm như thế mới là Chánh Niệm, là tỉnh thức. Người người cùng thức tỉnh, người người niệm Phật trong chánh niệm, tất cảnh giới xung quanh chúng ta sẽ chính là Tịnh Độ. Ngược lại, gặp nhau, nhìn thấy nhau, nếu yêu, thích, mến mộ, hay kính, nể, thì chúng ta sẵn sàng khom lưng, rồi chắp, hoan hỉ niệm: A Di Đà Phật; Nhưng ngược lại, người đó, kẻ đó… là những đối tượng mình không ưa, không muốn nhìn, không muốn gặp, không muốn tiếp xúc, nhưng vì đối đãi, nên ta vẫn cố nhoẻn cười, cố chắp tay, cố giả bộ khiêm hạ (khom lưng), rồi cất tiếng niệm: A Di Đà Phật! Làm thế, lại làm thường xuyên, làm một cách nhuần nhuyễn là chúng ta, trên là lừa dối Phật, bất kính với chư Phật; dưới là lừa dối người, dối cả chính mình. Đây cũng chính là lý do chúng ta khi chưa niệm Phật thì rất bình thường. Bình thường được hiểu theo nghĩa của người phàm phu; vậy nhưng, khi bước vào niệm Phật (Tu) một thời gian, bỗng dưng chúng ta thay đổi hoàn toàn (cả tâm lẫn tánh). Nếu thay đổi theo chiều hướng lành mạnh (Tâm thêm an; Tánh thêm tịnh lặng), thì sự tu-hành (công phu niệm Phật) của chúng ta rất đỗi đáng mừng; Ngược lại, chúng ta nhìn ai cũng thấy khó chịu; nhìn ai cũng thấy họ thua kém mình; mọi người làm gì ta cũng thấy không vui, không hài lòng; không thoả mãn; mọi cảnh vật xung quanh chúng ta, ta đều cảm thấy chật hẹp, ngột ngạt, bức bối… tất lúc ấy câu A Di Đà Phật mà chúng ta đang niệm đã có vấn đề. Vấn đề không phải Hồng danh của Đức A Di Đà là giả, là không linh nghiệm, trái lại, trong tâm của chúng ta đang bị vướng, kẹt.
Tổ
Huệ Năng dạy: Người sơ tu (mới tu) phải bỏ ác, tu thiện, nhưng tu càng
lâu thì thiện-ác cũng phải buông xả. Sao lạ vậy? Bỏ ác, hành thiện
là lẽ đương nhiên, nhưng tại sao thiện cũng phải bỏ? Nếu đọc lướt
lời Tổ dạy chúng ta rất dễ có những định kiến sai lầm, nhưng nếu
suy nghĩa rốt ráo lời Tổ dạy chúng ta sẽ thấy lời dạy ấy sâu sắc biết nhường nào. Ví thử ai đó nói với chúng ta: Cái Đạo Tràng này, cái
Niệm Phật Đường này, cái Pháp Hội này… chúng tôi đã có mặt ngay từ
những buổi sơ khai; dòng giã cả 5-7 năm, mấy chục năm trời, chẳng
chuyện gì, việc gì chúng tôi từ nan, hay tính toán, vụ lợi. Vậy mà…
rốt cuộc chúng tôi chẳng được chút gì cả… Mới nghe chúng ta thấy
thật kính nể, thương cảm, nhưng định lại đôi chút để suy nghĩ thì
lời chia sẻ trên thực sự có vấn đề. Tại sao có vấn đề? Bởi xuất
phát điểm đã có sự tính toán thiệt-hơn; được-mất…, vì thế những
chuyện chúng ta làm mang tính động cơ, có chủ đích. Vì thế giả có
ai đó tán thán việc chúng ta đang làm, ngay lập tức ta sanh tâm hoan
hỉ, ngược lại là thất vọng, chán chường hay bỏ cuộc. Trong Kinh Kim
Cang Bát Nhã Ba la Mật Đức Phật dạy: „Tu Bồ Đề, lại nữa, vị Bồ-tát đúng nơi pháp, phải không có chỗ
trụ trước mà làm việc bố thí. Nghĩa là không có chỗ trụ trước nơi hình
sắc mà làm việc bố thí, không trụ trước nơi thanh hương, vị, xúc,
pháp mà làm việc bố thí. Này, Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát phải nên bố
thí như thế, chẳng trụ trước nơi tướng. Tại vì sao? Vì nếu vị Bồ-tát
không trụ trước nơi tướng mà bố thí thời phước đức nhiều không thể
suy lường“. Thế nào là chẳng trụ
trước nơi tướng? Ví thử chúng ta đến Đạo Tràng, đến Pháp Hội,
hay Niệm Phật Đường, rồi thấy việc gì làm việc đó, thấy ai khó
chúng ta giúp… (tuỳ theo khả năng, sức lực, trí tuệ), làm với cái
tâm thực sự hoan hỉ, rồi cũng ra về với cái tâm hoan hỉ đó. Giả ai
có khen, có nói: Ông bà, anh-chị… làm những việc
ấy là có nhiều phước, nhiều công đức lắm đó, lúc ấy ta chỉ cần hoan
hỉ chắp tay lại, niệm một câu: A Di Đà Phật! Vậy là đủ! Nghĩa là ta
biết đó là việc thực sự hữu ích, cần làm, nên làm, và phải tiếp
tục làm – làm không ngưng nghỉ, nhưng làm mà không khởi tâm phân biệt,
chấp trước=thực sự có phước, có công đức=chẳng trụ trước nơi tướng.
Ngược lại, ai đó mới vừa khen, tán dương đôi chút ta đã sanh lòng ưa
thích, tự mãn, rồi đi đâu, gặp ai cũng khoe, cũng kể; hoặc ai đó
thấy ta làm được việc thiện, họ sanh gen tị, không thích, nên bèn dèm
pha, khích bác, chống phá… ta bèn nổi tâm sân, tâm sanh buồn chán, rồi
tìm cách bỏ cuộc, tìm cách để trả miếng, đấu đá lẫn nhau… Tất cả
những thứ đó gọi là chấp Tướng. Khi tướng chấp đã nổi lên, mọi
việc chúng ta đang làm tất chẳng còn chút gì gọi là phước báu hay
công đức nữa.
Nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ Trung
Trở lại việc niệm Phật: Ai đó
khuyên chúng ta: Ông-bà; anh-chị; cô-bác… ráng niệm Phật đi. Niệm Phật
có nhiều công đức lắm. Công đức tối thượng là vãng sanh Tây Phương
Cực Lạc. Nói vậy nhưng không phải ai niệm Phật rồi cũng được vãng
sanh cả. Trong A Di Đà Kinh Đức Phật nói rất cụ thể: „Chẳng thể dùng chút ít thiện căn, phước
đức, nhân duyên mà được sanh về cõi ấy“. Nghĩa là: Người muốn về
Tịnh Độ buộc phải có đủ Tư Lương Tịnh Độ: Tín-Nguyện-Hành =Tin Sâu-Nguyện
Thiết-Thực Tâm Hành. Thế nào là Tin Sâu? Tin đời là vô thường; là
giả tạm; là sanh tử luân hồi; tin vào nhân quả tuần hoàn quyết không
sai, lệch. Tin vào Đức Phật A Di Đà và 48 Đại nguyện của Ngài; Tin
Cõi Tịnh Độ không phải là hư giả. Nguyện thiết: Là chí thành chí
kính niệm Phật; và chí thành chí kính hồi hướng tất thảy công đức
để trang nghiêm Tịnh Độ và chỉ về cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà.
Thực tâm hành: Trước là hiếu kính cha-mẹ, phụng sự Sư trưởng, từ tâm
bất sát; Sau là quy y Tam-Bảo; Trụ trì ngũ giới và thường hành thập
thiện. Tư Lương Tịnh Độ được tròn đầy, nhân duyên hội đủ, lúc ấy
chúng ta mới có được cơ hội để vãng sanh về Tịnh Độ. Bằng không,
nói như Chư Tổ: Dẫu cho chúng ta ngày ngày đầy đủ sáng-trưa-tối – 3 khóa
niệm Phật, niệm tới khô hơi, khản tiếng cũng chỉ là trên thì dối
Phật, giữa là dối người (hữu hình và vô hình) và sau cùng là tự
dối mình mà thôi.
Tâm này là Phật, tâm này làm
Phật. Người niệm Phật muốn thành Phật phải lão thực (chí thành,
chí kính) để niệm Phật. Miệng niệm, tâm hành. Miệng niệm là nhân,
tâm hành là quả; Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả. Nguyện về
Tịnh Độ là nhân; Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh là quả.
Càng buông bỏ dưới chân này
Ấy là chỗ đứng càng ngày càng
cao.
Nguyện cầu cho tất thảy chúng ta –
những chúng sanh thời mạt pháp nhưng có được cơ duyên đến được với
pháp môn niệm Phật, đều Tin Sâu-Nguyện Thiết-Thực Tâm Hành để cùng dìu
dắt nhau vãng sanh về Tịnh Độ.
03.07.2013 – Huệ Tâm
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen