Freitag, 31. Oktober 2014

Tự Thanh Tịnh Nghiệp - Không Ai Khác Có Thể Làm Thế Cho Minh

http://media.edaily.vn/resize_500/files/khampha/dianguc/22082013_tinmoi_10_tang_dia_nguc_4.jpgTâm có thể tạo ba điều ác, đó là tham, sân và si. Tôi thuờng nói với quý vị về cái tâm tham lam này. Tại sao chúng ta lúc nào cũng lăng xăng bồn chồn? Tại sao chúng ta trọn ngày không hề ngừng nghỉ? Đó là vì lòng tham của chúng ta. Hết đeo đuổi chuyện này rồi đến chuyện nọ, luôn thèm thuồng mong uớc, lòng tham quấy động chúng ta không ngừng nghỉ.
Đi theo tâm tham lam là tâm sân hận. Khi quý vị cầu mong điều gì mà không đuợc mãn nguyện, sự việc không như ý thì quý vị sanh phiền não. Phiền não chính là do si mê mà có. Tại vì quý vị quá hồ đồ mê muội nên khiến bị ưu phiền đau khổ. Những nguời có trí huệ cho dù gặp phải khó khăn trở ngại gì đi nữa, họ cung không vì vậy mà buồn phiền.





Hòa Thuợng Tuyên Hóa Đại Sư Khai Thị.
(Trích Vajra Bodhi Sea - Kim Cang Bồ Đề Hải, Tháng Giêng 1986 trang 19 - 20)

Khi chúng ta lạy Phật thì ba nghiệp thân, khẩu và ý của chúng ta cần đuợc thanh tịnh. Thân thì có khả năng tạo ba điều ác là sát sanh, trộm cắp và tà dâm. Nếu quý vị cố tình sát hại một nguời hoặc một sanh vật, quý vị đừng nghĩ rằng mình chỉ cần đến chùa lễ lạy và sám hối thì tức thời những tội nghiệp kia sẽ đuợc xóa bỏ. Nếu bình thuờng quý vị không chịu lễ Phật, mà chỉ sau khi sát sanh, rửa tay còn dính máu rồi chạy đến chùa sám hối cầu mong đuợc thanh tịnh thì quý vị đã quá sai lầm. Sát sanh là một điển hình của thân nghiệp bất tịnh.

Lại nữa, quý vị không thể cố tình đánh cắp các vật giá trị rồi nghĩ rằng: “Ta đã ăn cắp và phá giới thứ nhì về trộm cắp. Ta nên mau mau lên quỳ truớc chư Phật để sám hôí”. Sám hối như vậy là hành vi ô uế.

Cho dù là nguời nam hay nữ, nếu quý vị cố ý ngoại tình rồi nghĩ rằng: “Ô hay,Ta đã lạm dụng thân này một cách bất chánh, ta nên mau chóng sám hối chư Phật“. Cho dù quý vị có sám hối thì cũng vậy, cũng là đang dùng thân, khẩu và ý bất tịnh để lạy Phật. Nếu quý vị có thể tránh đuợc sát sanh, trộm cắp và tà dâm, thì trong khi lễ sám chư Phật sẽ có sự cảm ứng hiện thời.

Tâm có thể tạo ba điều ác, đó là tham, sân và si. Tôi thuờng nói với quý vị về cái tâm tham lam này. Tại sao chúng ta lúc nào cũng lăng xăng bồn chồn? Tại sao chúng ta trọn ngày không hề ngừng nghỉ? Đó là vì lòng tham của chúng ta. Hết đeo đuổi chuyện này rồi đến chuyện nọ, luôn thèm thuồng mong uớc, lòng tham quấy động chúng ta không ngừng nghỉ.
Đi theo tâm tham lam là tâm sân hận. Khi quý vị cầu mong điều gì mà không đuợc mãn nguyện, sự việc không như ý thì quý vị sanh phiền não. Phiền não chính là do si mê mà có. Tại vì quý vị quá hồ đồ mê muội nên khiến bị ưu phiền đau khổ. Những nguời có trí huệ cho dù gặp phải khó khăn trở ngại gì đi nữa, họ cung không vì vậy mà buồn phiền.

Sự ngu si mê muội đó quả là đáng thương hại đến mức độ buồn cuời. Nguời ta đần độn đến bực nào? Giả sử có một nguời chưa từng học qua tiểu học, trung học hay đại học, thế nhưng khi thâý có một vị tiến sĩ đuợc mọi nguời kính trọng, xưng hô là Ông Tiến sĩ thế này thế nọ, thì nguời kia trở nên ganh tị, cũng muốn mình có bằng cấp địa vị như vậy. Thế nhưng kẻ ngu si kia chưa từng đi học, ai sẽ cấp bằng tiến sĩ cho anh ta? Không có ai cả!
Lại có một nguời khác chưa từng tu học Phật pháp hoặc dự nghe các buổi giảng kinh, nhưng khi nghe nói Đức Phật là bậc Vô Thuợng Sĩ, Thế Tôn… thì anh ta cũng muốn mình thành Phật lập tức. Có phải là quá ngu si không? Lại có nguời nữa muốn mở một công ty làm ăn buôn bán mà không có tiền vốn. Quý vị nghĩ xem, có ai muốn làm ăn mà không có vốn liếng? Lại có thêm nguời nữa thiệt là nực cuời: Anh ta không hề mua vé cá ngựa nhung lại hy vọng đuợc trúng số cá ngựa. Những ý nghĩ ngu si đó quá ư là âú trỉ và mơ hồ. Vậy mà thật ra cũng có những nguời mê muội hồ đồ như thế.

Có bài thơ minh họa về nguời ngu si như sau:
Hoa đẹp sáng sáng đều xinh tươi,
Trăng sáng ngại gì mỗi đêm tròn,
Đại địa có suối đều thành ruợu,
Rừng già cây trái đầy những tiền.

Nguời ham thích hoa, muốn hoa luôn tươi đẹp sanh tâm ngu si nói: “Tôi muốn đoá hoa này mãi mãi xinh tươi chẳng tàn phai”. Quý vị nghĩ xem, có phải đây là vọng tuởng không? Một nguời khác đuợc diển tả trong bài thơ thì cho rằng, trăng tròn thật đẹp, nếu mỗi đêm đều có trăng tròn như thế cả thì tốt biết bao. Nguời thích uống ruợu lại nghĩ, nếu tất cả dòng suối trên trái đất đều biến thành suối ruợu cả, để khi nào tôi thèm ruợu thì chỉ ra đó mà uống, thì tiện lợi quá. Cho dù họ có mong muốn cách mấy, những ảo tuởng ngu si đó không thể nào thực hiện đuợc.
Còn những kẻ ham tiền thì mơ mộng, uớc gì tất cả cây cối trong rừng đều biến thành “cây tiền” cả, để khi mình cần Dollar thì chỉ việc ra hái xuống mà xài, thiệt tốt quá. Ảo tuởng này cũng vậy, hoàn toàn không thể có được.
“Ngày tháng trôi qua, mong sao đóa hoa xinh đẹp của tôi không bao giờ phai”. Nguời tham sắc thì sanh vọng tuởng nhu vậy, mong rằng sắc đẹp còn hoài, không bao giờ thay đổi. Họ mong uớc, chỗ nào cũng có tiền và ruợu, đêm đêm đều có trăng tròn. “Trăng tròn” là ám chỉ cho lòng sân hận. Cho nên trong bài tho ngắn trên, chúng ta tìm thấy những vọng tuởng về ruợu chè, tiền tài, sắc dục, sân hận. Làm sao nói trăng tròn là ám chỉ cho sân hận? Nếu có nguời ưa muốn trăng tròn mỗi đêm mà không đuợc như ý thì kết cuộc anh ta sẽ thất vọng, từ đó sẽ sanh giận dữ. Bài thơ đây nói về các đề tài ruợu chè, tài, sắc, sân và si. Nếu nguời ta không quá si mê thì họ sẽ không có các dục vọng và theo sau đó là tất cả các loại phiền não khổ đau. Trên đây là tôi nói sơ qua về cái nghiệp của tâm.
Cái miệng của chúng ta tạo nên lắm nhiều nghiệp chuớng, nhưng tổng quát thì chúng đuợc chia làm bốn loại ác nghiệp. Những lời vô trách nhiệm là ám chỉ cho những câu chuyện trăng hoa không đứng đắn. Thí dụ như những câu chuyện của nguời nam nói về nguời nữ và nguợc lại. Những chuyện đó thiệt là vô bổ, không hợp với luân thuờng, căn bản nó là hư hỏng đồi trụy. Nói không trung thực có nghĩa là nói dối. Nói dối trong đó gồm có những sự nối dối trắng trợn, nói dối trung trung và nói dối nho nhỏ. Nếu quý vị gây ra án mạng giết nguời, và sau đó khi bị hỏi cung thì quý vị đáp là “Không, không phải tôi, tôi đâu có làm chuyện đó”. Nói như vậy là điển hình cho lời nói dối trắng trợn, cũng giống như khi quý vị nói dối về trộm cắp hay tà dâm. Che dấu tội lỗi của mình là nói dối.
Nói lời hung ác thì rất là chuớng tai,dử dằn, gai góc, làm cho nguời nghe cảm thấy khó chịu. Nói luỡi hai chiều là lời nói của nguời hai mặt. Tất cả những điều trên đây là điển hình của nghiệp chuớng, của các ác nghiệp đuợc tạo ra bởi những hành động, lời nói và ý nghĩ của ta. Nếu quý vị có những lỗi lầm trên thì ba nghiệp quý vị chưa trong sạch. Quý vị không thể mặc tình gây tạo mười điều ác và rồi sám hối với Phật, hy vọng sẽ đuợc quân bình tội nghiệp mình. Chuyện này hoàn toàn là không có. Quý vị nhứt định cần phải thanh tịnh ba nghiệp của mình là thân, khẩu và ý.

(HT Tuyên Hoá)

New Comments