"Phải biết, niệm Phật có thể chuyển Phàm thành Thánh, là phương tiện giải thoát thứ nhứt của thế gian và xuất thế gian vậy..."
Tác giả: Diệu Không Đại Sư (Giang Đô Trịnh Vi Am)
Dịch giả: Sa Môn Thích Tịnh Lạc
Dịch giả: Sa Môn Thích Tịnh Lạc
Tiểu sử Diệu Không Đại Sư
Đại sư họ Trịnh, người ở Giang Đô, lúc thiếu thời ngài
học Nho, thường đồng với Quán Như Pháp Sư, Dương Như Sơn, Hứa Vân Hư,
thương nghị khắc đại tạng kinh. Kế đó Ngài xuất gia, tự hiệu là Khắc
Kinh Tăng. Trong 15 năm, đại sư đã khắc hơn ba ngàn quyển. Sau khi ngài
tịch ba năm, bộ kinh Đại Bát Nhã mới hoàn thành. Đại sư giữ giới tinh
nghiêm, qúa giờ ngọ không ăn, thuở sanh bình trứ thuật rất nhiều, sau
hợp lại thành pho: Lâu các tòng thơ. Trong ấy phần nhiều là những sách
xiển dương tông Tịnh Độ. Ngài cảm hóa rất đông, đa số là kẻ trọng vọng
như ông Tưởng Nguyện Lượng v.v...Nhà Thanh năm Quang Chữ thứ 6, đại sư
niệm Phật mà tịch, hưởng 55 tuổi.
Đại sư nói: “Phép quán không dễ thành tựu,
giới luật cũng chưa dễ giữ tròn, tu phước chẳng phải hôm sớm có thể
thành công, sự diệu ngộ chẳng phải kẻ độn căn có thể làm được. Còn đại
nguyện bền chắc lại càng ít có người! Nếu không do nơi chỗ chân thật trì
danh tìm nẻo thoát ly, tất phải chìm trong biển khổ, hằng chịu luân
hồi, ngàn Phật dù từ bi cũng khó cứu độ! Huống chi, phép trì danh nhiếp
cả ba căn, không có phương tiện nào hay hơn đây nữa!
Người niệm Phật, thì không được nói chuyện
tạp hoặc nghĩ ngợi bông lông. Nếu lỡ có phạm, phải suy xét: ta là người
niệm Phật, không nên như thế, rồi niệm Phật vài tiếng để tự cảnh tỉnh
mà đánh tan điều ấy.
Phép “tùy thuận trì danh” là khi hôn trầm
thì đi kinh hành, lúc tán loạn thì trở lại ngồi, hoặc đứng, hoặc nằm,
đều tùy tiện mà trì niệm, làm sao cho câu niệm Phật đừng xa lìa. Đây là
yếu thuật để hàng phục tâm ma.
Khi gặp cảnh thuận, nghịch, khổ, vui, thị,
phi, đắc, thất, dơ, sạch, tất cả trường hợp, cần phải giữ một câu niệm
Phật cho chắc. Nếu không như thế, tất bị cảnh duyên, hiệu Phật liền gián
đoạn, há chẳng phải đáng tiếc lắm ư?!
Khi đối trước tượng Phật, phải xem tượng
ấy cũng như Phật thiệt, mắt nhìn tâm niệm, cung kính chí thành. Lúc
không ở trước tượng cũng nên thành kính như lúc đối trước Phật tượng.
Niệm Phật như thế rất dễ cảm thông, nghiệp ác cũng mau tiêu diệt.
Tất cả người khổ trong đời, vì thân tâm
không được rỗi rảnh, nên khó tu hành. Nay ta có phần an nhàn, lại được
nghe pháp môn niệm Phật, vậy phải cố gắng nhiếp tâm, mới không uổng ngàn
vàng tất bóng! Nếu tu hành lôi thôi tất khó có kết qủa, như thế là phụ
rãy bốn ân, luống qua ngày tháng, một mai vô thường chợt đến, lấy gì mà
chống đối ư?
Người tu nếu vị qủa khổ, tất đời trước
hoặc đời nay đã gây nhân xấu. Cho nên chịu một phần khổ tức là trả một
phần ác của mình. Vậy không nên oán trách trời người sao bất công, buồn
thời vận sao điên đảo, mà chỉ hổ thẹn mình không sớm tỉnh ngộ tu hành
thôi. Mỗi khi nghĩ đến điều ấy, vừa kinh sợ cho ác báo, vừa thương cảm
cho phận mình, mỗi câu niệm Phật đều từ nơi gan tủy phát ra, như thế mới
là chơn cảnh niệm Phật.
Trước cảnh ngang trái khổ đau mà không bi
thương thì chẳng phải nhân tình, song nếu chỉ luống bi thương, há lại là
người rõ thông Phật tánh? Cho nên đã bi thương thì phải tìm phương
thoát khổ, nghĩ chước cứu độ mình và tất cả chúng sanh, như thế mới
không đến nỗi vô ích. Nên biết sở dĩ Phật được gọi là đấng đại bi vì
Ngài có đủ hùng lực, trí huệ, cứu chúng sanh đau khổ. Ta dùng bi tâm mà
niệm Phật, cầu lòng bi của Phật cứu khổ cho ta, sự trì niệm như thế khẩn
thiết biết dường bao!
Khi niệm Phật đã thuần thục, thì trong sáu
trần chỉ có thinh trần, năng dụng của sáu căn đều gởi nơi nhĩ căn,
không còn biết thân mình đang vi nhiễu, lưỡi mình đang uốn động, ý có
phân biệt hay không, mũi thở ra hay vào, mắt mình nhắm hay mở. Khi ấy sự
viên thông của đức Quán Âm, Thế Chí chính là một, căn tức là trần, trần
tức là căn, căn trần tức là thức, mười tám giới dung hợp thành một
giới.
Khi làm xong một việc, vừa nói xong một
lời, chưa khởi tâm niệm Phật, mà một câu hồng danh cuồn cuồn tuôn ra, đó
là triệu chứng tam muội dễ thành tựu vậy.
Tu tịnh nghiệp, cảnh cô tịch chừng nào hay
chừng nấy, tiếng niệm cao thấp mau chậm tùy nghi, làm sao cho hợp thành
một phiến. Nên biết khi ấy thân tuy đơn chiếc mà tâm chẳng lẻ loi, vì
tâm của chư Phật cùng đức Di Đà chưa từng tạm rời ta, ta khởi niệm thì
Phật biết, mở miệng thì Phật nghe, lo gì sự cô tịch?
Bịnh là cái bước đến sự chết, chết là cửa
ải đưa đến cảnh tịnh uế thánh phàm. Trong khi bịnh, phải tưởng là mình
sắp chết, chuyên niệm hiệu Phật, quyết đợi lúc mạng chung, như thế sẽ có
quang minh tiếp dẫn mà toại bổn nguyện vãng sanh của mình. Nếu trong
lúc ấy tạm đình câu niệm Phật, thì tâm luyến ái, buồn rầu, sợ hãi, tất
cả tạp niệm đều hiện ra, như thế làm sao vượt qua nẻo sanh tử? Thế nên
lúc bịnh nguy phải ghi nhớ bốn chữ A Di Đà Phật nơi tâm chớ quên, và
những kẻ xung quanh cũng phải niệm bốn chữ ấy để thường thường nhắc nhở
người bịnh. Nên biết trăm kiếp ngàn đời, siêu hay đọa, toàn do ở một
niệm trong khi ấy. Tại sao thế? Vì sáu nẻo luân hồi đều do một niệm làm
chủ. Nếu một niệm chuyên chú nơi Phật, thì hình tuy hoại mà thần không
hoại, liền nương theo đó mà vãng sanh. Hỡi người tu tịnh nghiệp! Nên nhớ
bốn chữ A Di Đà Phật nơi lòng đừng quên!
THAY LỜI TỰA
Tôi đã biết niệm Phật từ khi còn bé, vì gia đình cha mẹ đã tu pháp môn Tịnh độ trước khi sinh ra tôi. Nhưng từ trước đến giờ, tôi chưa được gặp tập sách nào chỉ đến phương pháp niệm Phật đầy đủ như tập này. Ðể cho người tu niệm đỡ thắc mắc khi không biết mình phải thật hành cách nào cho có kết quả và phải xoay sở ra sao khi gặp phải chướng ngại trên bước đường tu niệm, nên tôi xin kính dịch để giúp phần phương tiện cho những bạn tu Tịnh độ, tùy hoàn cảnh, căn cơ mà thực hành hầu dễ thu hoạch kết quả mong muốn.
Về lợi ích và giới thiệu Pháp môn Tịnh độ, ở đây tôi xin không đề cập, vì đã có rất nhiều bản nói đến rồi. Vậy tôi cũng xin như thuật giả, là đi ngay vào những phương pháp thực hành mà thôi.
Ðể làm dễ và rộng một phần nào sự tìm hiểu của các bạn đồng tu, sau mỗi pháp, nếu có chỗ nào chưa rõ ràng lắm, hoặc quá gọn tắt, tôi xin có lời giải thích (theo sở hiểu của tôi) và một vài lời bàn giải để làm sáng tỏ cho phương pháp mà thuật giả đã trình bày.
Nhưng dù thế nào cũng sẽ không tránh khỏi ít nhiều thiếu xót, kính mong các bực cao minh và các Liên hữu bốn phương vui lòng bổ chính cho, thật tôi muôn phần cảm tạ.
Trong 48 pháp này, tùy phương tiện, hoàn cảnh, trình độ, có thể tùy nghi, không nhứt thiết bắt buộc phải thực hành tất cả. Pháp này khó kết quả, hoặc không hợp, ta hãy đổi sang pháp khác, điều cốt yếu, làm sao cho được “Nhất tâm bất loạn" tức “Niệm Phật tam muội” là mục đích.
Kết quả tốt đẹp sẽ đến với chúng ta, khi chúng ta biết cách thực hành cho đúng mức.
Kính cầu nguyện ánh bi quang của đức Phật A Di Ðà soi sáng tự tánh Di Ðà của chúng ta và khi mãn duyên kiếp khổ lụy Ta Bà, chúng ta sẽ được thừa nguyện lực của Ngài, đồng được vãng sanh về cảnh giới an lạc.
NAM MÔ TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
Chùa Thiền Tôn, mùa Hạ năm Quí Mão (1963)
Liên Tử TỊNH LẠC
PHẦN I
NIỆM PHẬT NÊN GIỮ Ý CĂN:
Ðã đem tâm này niệm Phật, phàm tất cả việc tạp thiện, tạp ác [1] đều không nên nhớ, tức hàng ngày chỉ nên làm mọi việc với ý niệm vạn bất đắc dĩ, xong rồi thì xả, đừng để day dích, sẽ chướng ngại tâm niệm của chúng ta. Vả lại, sở dĩ tâm niệm của chúng ta cứ còn dây dưa mãi với những tạp thiện, tạp ác là vì ý địa chưa thuần; nếu ta niệm Phật đến lúc tâm địa sáng tỏ, thời ý địa tự nhiên chuyên ròng nơi quán sát, không duyên tạp sự.
Phải biết, niệm Phật có thể chuyển Phàm thành Thánh, là phương tiện giải thoát thứ nhứt của thế gian và xuất thế gian vậy.
Lời phụ giải: Sự sống hàng ngày đã chiếm quá nhiều thì giờ của chúng ta, bởi vậy nên những lớp trần ai càng bám riết theo cuộc sống, làm cho chúng ta không rảnh được sự tính toán, mà hễ tính nhiều tức loạn trí, lo âu ắt tổn thần. Thế nên khi xác nhận cuộc sống này chỉ là tạm bợ, trả vay, quay về với cuộc sống tâm linh vĩnh viễn, chơn thật, thì còn gì nữa mà không buông bỏ tất cả giả cảnh, để sống với cảnh giới chơn thường. Phàm, Thánh, mê, ngộ đều ở nơi ý địa của đương nhơn mà thôi!
Ðã đem tâm này niệm Phật, phàm tất cả việc tạp thiện, tạp ác [1] đều không nên nhớ, tức hàng ngày chỉ nên làm mọi việc với ý niệm vạn bất đắc dĩ, xong rồi thì xả, đừng để day dích, sẽ chướng ngại tâm niệm của chúng ta. Vả lại, sở dĩ tâm niệm của chúng ta cứ còn dây dưa mãi với những tạp thiện, tạp ác là vì ý địa chưa thuần; nếu ta niệm Phật đến lúc tâm địa sáng tỏ, thời ý địa tự nhiên chuyên ròng nơi quán sát, không duyên tạp sự.
Phải biết, niệm Phật có thể chuyển Phàm thành Thánh, là phương tiện giải thoát thứ nhứt của thế gian và xuất thế gian vậy.
Lời phụ giải: Sự sống hàng ngày đã chiếm quá nhiều thì giờ của chúng ta, bởi vậy nên những lớp trần ai càng bám riết theo cuộc sống, làm cho chúng ta không rảnh được sự tính toán, mà hễ tính nhiều tức loạn trí, lo âu ắt tổn thần. Thế nên khi xác nhận cuộc sống này chỉ là tạm bợ, trả vay, quay về với cuộc sống tâm linh vĩnh viễn, chơn thật, thì còn gì nữa mà không buông bỏ tất cả giả cảnh, để sống với cảnh giới chơn thường. Phàm, Thánh, mê, ngộ đều ở nơi ý địa của đương nhơn mà thôi!
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen