Niệm Phật cũng
nên tuỳ duyên, tuỳ hỉ, tuỳ theo điều kiện sống, điều kiện làm
việc và sức khoẻ của mình mà sắp xếp sao cho lợi lạc là
được. Điều tối kỵ là chúng ta cưỡng cầu lập ra những công cán
quá sức và không phù hợp với điều kiện sống, sinh hoạt của
bản thân và gia đình. Ví thử: có người lập ra một ngày phải
niệm 5000-10000 hồng danh A Di Đà Phật. Những ngày đầu công
việc, sinh hoạt, sức khoẻ ổn định nên công cán dễ bề thực
hiện. Nhưng những ngày kế sau mọi chuyện thay đổi, nên công cán
lúc này hoặc bị rút ngắn, hoặc bữa có, bữa không. Khi công
cán nhiều ngày bị bê trễ thì người đó đã phát nguyện lại và
„xin Phật cho con niệm Phật kiểu trả góp…“
1.
Chúng ta niệm Phật là để điều tâm. Tâm của chúng ta là tâm
thị phi, nhân, ngã; tâm phân biệt chấp trước; tâm điên đảo, vọng
tưởng – gộp chung lại là: tâm vô minh. Cũng vì thế chúng ta
phải tìm cách khắc chế cái tâm vô minh đó và niệm Phật chính
là pháp khắc chế.
Theo như bạn chia sẻ: Niệm Phật ký số (đếm từ 1-10 do Tổ Ấn Quang đề xuất) đây là lựa chọn rất thông minh, bởi đó là phương pháp tối thắng và đạt hiệu quả rất cao. Nếu bước đầu thực hành niệm Phật pháp này có thể khắc chế tán tâm (tâm tán loạn) trong vòng một vài phút. Tuy nhiên bạn phải khéo léo, bởi nếu kết hợp pháp này cùng việc đếm số lần niệm Phật, lâu ngày rất dễ dẫn đến suy nhược tâm-thể, vì một lúc bạn đã phải kiêm nhiệm cả hai việc.
2. Việc đề xuất số lần niệm Phật cho mỗi công khoá trên thực tế là rất tốt, bởi nó thể hiện quyết tâm của bản thân chúng ta. Tuy nhiên bạn phải sáng suốt một điều: Nếu chỉ quyết tâm để đạt số lần niệm Phật theo yêu cầu (giả sử 3000 câu Phật hiệu/30 phút) thì không chừng bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng chấp lý (hiểu giản đơn là: niệm Phật càng nhiều, nhanh càng tốt) nhưng bỏ sự (hiểu giản đơn là: thanh lọc tâm), bởi như trên Trung Đạo đã chia sẻ: chúng ta học niệm Phật là để điều tâm nhằm chuyển hoá, thanh lọc cái tâm cấu nhiễm, vô minh (tham, sân, si, chấp trước, ngã mạn) sang tâm thanh tịnh, thuần khiết. Nói là chuyển hoá nhưng thực tế đó là hành trình chúng ta tìm lại chân tánh (còn gọi là chân tâm – tự tánh thanh thanh) bị che lấp, do vậy bạn cũng chớ nên lầm lẫn đó là hành trình để chúng ta đi đến sự chứng đắc như nhiều người ngộ nhận và lầm tưởng. Bởi cái đích tối thượng của chúng ta là hành trình về Cõi Tịnh Độ
3. Chúng ta học cách thực hành niệm Phật là có thể niệm mọi nơi chốn, mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào không gian, thời gian. Sở dĩ chúng ta buộc phải ngồi xuống một nơi để niệm Phật là vì cái tâm của chúng ta vốn quá ô nhiễm và đầy vọng động. Phật ví cái tâm ấy giống như con khỉ, leo trèo, chạy nhảy không ngưng nghỉ, vì vậy nhất thời chúng ta phải ngồi xuống để chế ngự cái tâm „con khỉ“ ấy, cũng vì thế bạn cũng chớ nên khởi chấp: phải ngồi xuống nơi chốn cụ thể hay nhất định nào đó, thậm chí nơi ấy phải thật tịnh lặng mới thích hợp cho việc niệm Phật. Người chủ trương đi tìm chốn tịnh lặng để tu hành nói chung và để niệm Phật nói riêng, hầu như khó đạt kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chẳng phải nơi mình tu nó không tịnh lặng, trái lại vì tâm của mình bất tịnh. Phật nói: Tâm tịnh cõi Phật tịnh. Tâm tịnh Phật dụ cho tự tánh của chính chúng ta. Tâm ấy từ vô thỉ tới nay vốn là vậy, như vậy và sẽ mãi mãi là như vậy. Cõi Phật tịnh là Phật dụ cho chính mảnh đất nơi chúng ta đang sống. Nếu ngay nơi ấy chúng ta dụng cái tâm thanh tịnh-bình đẳng-giác khi đối người, tiếp vật thì chính nơi chúng ta đang sống đã là Tịnh Độ – Tịnh Độ ngay nơi cõi Ta Bà là vậy. Muốn thế thì mỗi chúng ta phải thường xuyên và thực hành chuyển hoá tâm vô minh của chính mình và dần biến chúng trở lại trạng thái thanh tịnh của thủa ban đầu – như nó thường hằng, thường có.
4. Chư Tổ dạy: Miệng tụng – Tâm hành! Khi bạn ngồi niệm Phật mà còn thấy „nếu bên ngoài có tiếng động lớn thì niệm to hơn“ chứng tỏ miệng bạn tuy niệm Phật nhưng tâm đã hướng (vọng) theo cảnh bên ngoài, vì tâm vọng nên khẩu cũng chạy theo vọng cảnh đó. Việc bạn ráng niệm to, niệm nhanh với ý nghĩ có thể át tiếng ồn bên ngoài là bạn đã dụng tâm không đúng chỗ, bởi vọng cảnh (tiếng ồn) là do bạn khởi tâm phân biệt, chấp trước (có tiếng ồn). Nói cụ thể hơn: Tai bạn thay vì nghe tiếng miệng mình niệm Phật, nay bạn lại dùng tai để nghe rồi tìm cách đối phó tiếng ồn. Trong trường hợp này bạn hãy tiếp tục dùng pháp thập niệm để nhiếp tâm, tất chỉ giây phút sau tiếng ồn đó sẽ tự biến mất. Nói là biến mất chẳng phải nó không còn hiện hữu, trái lại mình không chấp, không chạy theo, không suy diễn… tất vọng động đó chính là thể tịnh lặng.
5. Tư thế ngồi niệm Phật cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là quán chiếu tâm khi niệm Phật. Bạn nên ráng thực hành niệm Phật trong động, nghĩa là lấy những chốn ồn ào, huyên náo làm nơi thực hành niệm Phật, chẳng nên chấp chặt phải ngồi đúng nơi, đúng chỗ, đúng tư thế mới niệm được Phật. Làm như thế là mình đã tự gây khó cho chính mình, và đương nhiên sẽ chẳng mang lại lợi lạc thiết thực.
Niệm Phật cũng nên tuỳ duyên, tuỳ hỉ, tuỳ theo điều kiện sống, điều kiện làm việc và sức khoẻ của mình mà sắp xếp sao cho lợi lạc là được. Điều tối kỵ là chúng ta cưỡng cầu lập ra những công cán quá sức và không phù hợp với điều kiện sống, sinh hoạt của bản thân và gia đình. Ví thử: có người lập ra một ngày phải niệm 5000-10000 hồng danh A Di Đà Phật. Những ngày đầu công việc, sinh hoạt, sức khoẻ ổn định nên công cán dễ bề thực hiện. Nhưng những ngày kế sau mọi chuyện thay đổi, nên công cán lúc này hoặc bị rút ngắn, hoặc bữa có, bữa không. Khi công cán nhiều ngày bị bê trễ thì người đó đã phát nguyện lại và „xin Phật cho con niệm Phật kiểu trả góp…“. Đây là điều thật chẳng nên. Bởi Phật vốn chẳng bắt hay yêu cầu chúng ta làm điều đó. Do vậy việc phát nguyện là tự tâm và hết sức quan trọng, nhưng khi đã nguyện rồi thì phải thực tinh tấn để thực hành – đó chính là bồ đề tâm không thoái chuyển.
6. Chúng ta niệm Phật cũng chẳng nên sanh tâm háo, khát vãng sanh hay mong mau chóng đốn ngộ (nhất tâm bất loạn, thành phiến, khối, niệm bất tự niệm, niệm tam muội, niệm Phật ý trì…), bởi nếu tâm ấy thường sanh khởi sẽ dẫn chúng ta đi vào ma cảnh.
Tất cả những cảnh giới (đốn ngộ) nói trên nếu chúng ta biết dụng tâm: Tin sâu – Nguyện thiết – Thực tâm hành - tự nó sẽ tới, chẳng phải chúng ta mong cầu hay lập nguyện, phát nguyện mà chứng được.
Theo như bạn chia sẻ: Niệm Phật ký số (đếm từ 1-10 do Tổ Ấn Quang đề xuất) đây là lựa chọn rất thông minh, bởi đó là phương pháp tối thắng và đạt hiệu quả rất cao. Nếu bước đầu thực hành niệm Phật pháp này có thể khắc chế tán tâm (tâm tán loạn) trong vòng một vài phút. Tuy nhiên bạn phải khéo léo, bởi nếu kết hợp pháp này cùng việc đếm số lần niệm Phật, lâu ngày rất dễ dẫn đến suy nhược tâm-thể, vì một lúc bạn đã phải kiêm nhiệm cả hai việc.
2. Việc đề xuất số lần niệm Phật cho mỗi công khoá trên thực tế là rất tốt, bởi nó thể hiện quyết tâm của bản thân chúng ta. Tuy nhiên bạn phải sáng suốt một điều: Nếu chỉ quyết tâm để đạt số lần niệm Phật theo yêu cầu (giả sử 3000 câu Phật hiệu/30 phút) thì không chừng bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng chấp lý (hiểu giản đơn là: niệm Phật càng nhiều, nhanh càng tốt) nhưng bỏ sự (hiểu giản đơn là: thanh lọc tâm), bởi như trên Trung Đạo đã chia sẻ: chúng ta học niệm Phật là để điều tâm nhằm chuyển hoá, thanh lọc cái tâm cấu nhiễm, vô minh (tham, sân, si, chấp trước, ngã mạn) sang tâm thanh tịnh, thuần khiết. Nói là chuyển hoá nhưng thực tế đó là hành trình chúng ta tìm lại chân tánh (còn gọi là chân tâm – tự tánh thanh thanh) bị che lấp, do vậy bạn cũng chớ nên lầm lẫn đó là hành trình để chúng ta đi đến sự chứng đắc như nhiều người ngộ nhận và lầm tưởng. Bởi cái đích tối thượng của chúng ta là hành trình về Cõi Tịnh Độ
3. Chúng ta học cách thực hành niệm Phật là có thể niệm mọi nơi chốn, mọi hoàn cảnh, không lệ thuộc vào không gian, thời gian. Sở dĩ chúng ta buộc phải ngồi xuống một nơi để niệm Phật là vì cái tâm của chúng ta vốn quá ô nhiễm và đầy vọng động. Phật ví cái tâm ấy giống như con khỉ, leo trèo, chạy nhảy không ngưng nghỉ, vì vậy nhất thời chúng ta phải ngồi xuống để chế ngự cái tâm „con khỉ“ ấy, cũng vì thế bạn cũng chớ nên khởi chấp: phải ngồi xuống nơi chốn cụ thể hay nhất định nào đó, thậm chí nơi ấy phải thật tịnh lặng mới thích hợp cho việc niệm Phật. Người chủ trương đi tìm chốn tịnh lặng để tu hành nói chung và để niệm Phật nói riêng, hầu như khó đạt kết quả như mong muốn. Nguyên nhân chẳng phải nơi mình tu nó không tịnh lặng, trái lại vì tâm của mình bất tịnh. Phật nói: Tâm tịnh cõi Phật tịnh. Tâm tịnh Phật dụ cho tự tánh của chính chúng ta. Tâm ấy từ vô thỉ tới nay vốn là vậy, như vậy và sẽ mãi mãi là như vậy. Cõi Phật tịnh là Phật dụ cho chính mảnh đất nơi chúng ta đang sống. Nếu ngay nơi ấy chúng ta dụng cái tâm thanh tịnh-bình đẳng-giác khi đối người, tiếp vật thì chính nơi chúng ta đang sống đã là Tịnh Độ – Tịnh Độ ngay nơi cõi Ta Bà là vậy. Muốn thế thì mỗi chúng ta phải thường xuyên và thực hành chuyển hoá tâm vô minh của chính mình và dần biến chúng trở lại trạng thái thanh tịnh của thủa ban đầu – như nó thường hằng, thường có.
4. Chư Tổ dạy: Miệng tụng – Tâm hành! Khi bạn ngồi niệm Phật mà còn thấy „nếu bên ngoài có tiếng động lớn thì niệm to hơn“ chứng tỏ miệng bạn tuy niệm Phật nhưng tâm đã hướng (vọng) theo cảnh bên ngoài, vì tâm vọng nên khẩu cũng chạy theo vọng cảnh đó. Việc bạn ráng niệm to, niệm nhanh với ý nghĩ có thể át tiếng ồn bên ngoài là bạn đã dụng tâm không đúng chỗ, bởi vọng cảnh (tiếng ồn) là do bạn khởi tâm phân biệt, chấp trước (có tiếng ồn). Nói cụ thể hơn: Tai bạn thay vì nghe tiếng miệng mình niệm Phật, nay bạn lại dùng tai để nghe rồi tìm cách đối phó tiếng ồn. Trong trường hợp này bạn hãy tiếp tục dùng pháp thập niệm để nhiếp tâm, tất chỉ giây phút sau tiếng ồn đó sẽ tự biến mất. Nói là biến mất chẳng phải nó không còn hiện hữu, trái lại mình không chấp, không chạy theo, không suy diễn… tất vọng động đó chính là thể tịnh lặng.
5. Tư thế ngồi niệm Phật cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả vẫn là quán chiếu tâm khi niệm Phật. Bạn nên ráng thực hành niệm Phật trong động, nghĩa là lấy những chốn ồn ào, huyên náo làm nơi thực hành niệm Phật, chẳng nên chấp chặt phải ngồi đúng nơi, đúng chỗ, đúng tư thế mới niệm được Phật. Làm như thế là mình đã tự gây khó cho chính mình, và đương nhiên sẽ chẳng mang lại lợi lạc thiết thực.
Niệm Phật cũng nên tuỳ duyên, tuỳ hỉ, tuỳ theo điều kiện sống, điều kiện làm việc và sức khoẻ của mình mà sắp xếp sao cho lợi lạc là được. Điều tối kỵ là chúng ta cưỡng cầu lập ra những công cán quá sức và không phù hợp với điều kiện sống, sinh hoạt của bản thân và gia đình. Ví thử: có người lập ra một ngày phải niệm 5000-10000 hồng danh A Di Đà Phật. Những ngày đầu công việc, sinh hoạt, sức khoẻ ổn định nên công cán dễ bề thực hiện. Nhưng những ngày kế sau mọi chuyện thay đổi, nên công cán lúc này hoặc bị rút ngắn, hoặc bữa có, bữa không. Khi công cán nhiều ngày bị bê trễ thì người đó đã phát nguyện lại và „xin Phật cho con niệm Phật kiểu trả góp…“. Đây là điều thật chẳng nên. Bởi Phật vốn chẳng bắt hay yêu cầu chúng ta làm điều đó. Do vậy việc phát nguyện là tự tâm và hết sức quan trọng, nhưng khi đã nguyện rồi thì phải thực tinh tấn để thực hành – đó chính là bồ đề tâm không thoái chuyển.
6. Chúng ta niệm Phật cũng chẳng nên sanh tâm háo, khát vãng sanh hay mong mau chóng đốn ngộ (nhất tâm bất loạn, thành phiến, khối, niệm bất tự niệm, niệm tam muội, niệm Phật ý trì…), bởi nếu tâm ấy thường sanh khởi sẽ dẫn chúng ta đi vào ma cảnh.
Tất cả những cảnh giới (đốn ngộ) nói trên nếu chúng ta biết dụng tâm: Tin sâu – Nguyện thiết – Thực tâm hành - tự nó sẽ tới, chẳng phải chúng ta mong cầu hay lập nguyện, phát nguyện mà chứng được.
Thiện Nhân
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen