Tâm
là gì? Tâm ở đâu? Đây là câu hỏi lớn và cũng là chủ đề chính mà
BTC chùa Phật Huệ đã đặt ra trong khoá tu học Bát Quan Trai vào ngày
27-28.10.2012 vừa qua.
Là
thế nào để biết tâm mình đang ở đâu? Nói khác đi: Tại sao người Phật
tử – Người hành giả niệm Phật lại phải thường xuyên quán chiếu Tâm
của mình?
Chánh điện chùa Phật Huệ trong lễ Thọ Bát Quan Trai 27-28.10.2012
Ngay
sau phần Thọ Bát Quan Trai Giới cho các Phật tử vào lúc 14:00 giờ,
ngày 27.10.2012, Thượng Toạ Thích Từ Trí đã có một thời Pháp về Quán
Chiếu Tâm dành cho các Phật tử tham gia khoá tu học.
TT Thích Từ Trí khai thị lễ Thọ Bát Quan Trai giới 27-28.10.2012
TT Thích Từ Trí khai thị lễ Thọ Bát Quan Trai giới 27-28.10.2012
Để các Phật tử có thêm nền tảng cơ sở, và có thể đào sâu suy nghĩ về chủ đề trên, TT Thích Từ Trí đã hệ thống lại một chủ đề không kém phần quan trọng, mà hầu như trong các khoá tu học nào do chùa Phật Huệ tổ chức cũng đều được BTC nêu ra, đó là: Tứ Vô Lượng Tâm.
Vì
khoá tu học có thêm khá nhiều Phật tử mới tham gia tu học lần đầu,
do vậy TT Thích Từ Trí đã giải thích khá cặn kẽ về ý nghĩa chân
thực của Tứ Vô Lượng Tâm để các Phật tử lấy đó làm nền tảng cho
việc quán chiếu Tâm trong phần kế
tiếp.
Tứ
Vô Lượng Tâm: Từ-Bi-Hỉ-Xả
Tại
sao người Phật tử lại phải lấy Từ-Bi-Hỉ-Xả làm nền tảng tu học? TT
Thích Từ Trí giải nghĩa một cách cô đọng, kế đó các Phật tử đã
tự đúc kết theo những ý sau:
Từ: Là trải tấm lòng từ mẫn của
mình đối với tất thảy chúng sanh và mong cho mọi chúng sanh được
sống trong an lành, hạnh phúc.
Bi: Là tấm lòng thương yêu, chia sẻ không
giới hạn đối với tất thảy chúng sinh muôn loài.
Hỉ: Là tấm lòng hoan hỉ đối với
tất thảy những việc thiện hay sự thành công của tất thảy chúng hữu
tình.
Xả: Là buông bỏ tất thảy những kiến
chấp (nhìn nhận, suy luận, nhận định…) còn chất chứa trong tâm.
Nếu xét theo trình tự, dường như tâm Từ-Bi-Hỉ được coi là Gốc, và tâm Xả chính là Ngọn. Nhưng khi người Phật tử đi vào quán xét và thực hành thì Xả (Tâm Xả) lại trở thành Gốc và tâm Từ-Bi-Hỉ lại chính là ngọn, và vì thế Tâm Xả giữ một vai trò tối quan trọng trong việc quán chiếu tâm của người Phật tử.
Trong thực tế cuộc sống, để người Phật tử luôn thường
xuyên quán chiếu được, và trải được tâm Từ-Bi-Hỉ trong nhất nhất mọi
động, niệm, và đối với tất thảy chúng sanh muôn loài, đã là việc vô
cùng khó và trân quý, nhưng nếu như không khéo léo, người Phật tử sẽ
lại bị kẹt ngay trong những thành quả trân quý của chính mình. Nghĩa
là: Mình đã khởi tâm chấp ngay cả những việc làm khởi nguồn từ tâm
Từ-Bi-Hỉ của chính mình. Từ đó tâm Xả cũng đương nhiên bị vướng kẹt
và triệt tiêu.
Đây là điều mà trong quá trình tu học, các Phật
tử thường hay dễ bị vướng kẹt mà không để ý tới.
Ví thử: Khi ta làm được một việc thiện, rồi ta cứ mải mê hoan hỉ và nuôi dưỡng trong tâm những việc thiện đó - Đó chính là tâm chấp thiện.
Để các Phật tử dễ hình dung, TT Thích Từ Trí đã
trích dẫn một câu kinh trong kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Đức Phật
dạy: „Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi
tướng, tức kiến Như Lai“. Nghĩa: „Phàm tất thảy những gì có sắc
tướng, đều là hư giả, biết nó là hư giả, đừng khởi tâm chấp nó,
tất sẽ thấy được Như Lai“.
Trở
lại với ví dụ nêu trên, lẽ thường, chúng ta sanh lòng hoan hỉ (thậm
chí: mong có sự tán thán của mọi người). Sự nuôi dưỡng tâm hoan hỉ và
mong có sự tán thán, hồi đáp ấy là con đường dẫn đến sự kiêu ngạo.
Với người Phật tử, phải nên quán chiếu: Tâm hoan hỉ ấy (tâm chấp
thiện) chính là sắc tướng - Sắc tướng như lời Phật dạy: Là hư vọng!
Vì thế, người Phật tử phải biết quán chiếu để tâm hoan hỉ ấy không
trụ lại trong tâm của mình. Đó chính là Xả - Tâm Xả – Xả ngay cả
những việc thiện của chính mình.
Cũng tương tự: Hình ảnh một người mẹ thương con, hay bà thương cháu… khi tình thương ấy không được quán chiếu, nó sẽ trở thành sự ràng buộc trong tâm của người mẹ và người bà. Gần thì người mẹ, người bà sẽ đáp ứng mọi nhu cầu, đòi hỏi (nhiều khi thái quá) cho con, cháu=tạo phương tiện cho con, cháu sống buông thả, coi thường luân thường đạo lý, nghịch đạo; Sâu xa hơn: Người mẹ và bà sẽ bị tâm luyến ái ấy trói chặt, không dứt ra được. Với một hành giả niệm Phật sẽ là một cản trở lớn cho hành trình giải thoát của chính mình.
Như vậy trong Tứ Vô Lượng Tâm thì Tâm Xả là Gốc, là yếu tố quan trọng bậc nhất. TT Thích Từ Trí đã kể lại một câu chuyện nhỏ về một người ngoại Đạo, thời Đức Phật còn tại thế, khi ông ta đến thỉnh giáo Đức Phật, trên tay mang theo hai bắp hoa ngô đồng để cúng dường Đức Phật. Tới nơi, Đức Phật nhìn thấy liền bảo: Buông xuống đi!
Người ngoại Đạo buông hoa bên tay
trái xuống.
Phật bảo tiếp: Buông xuống đi!
Người ngoại Đạo buông hoa còn lại
bên tay mặt xuống.
Phật lại bảo: Buông xuống đi!
Người ngoại Đạo đáp: Nay hai tay
con đã không còn gì, sao Phật còn bảo buông cái gì xuống nữa?
Phật nói: Chẳng phải ta bảo ngươi bỏ
hoa mà ta bảo ngươi phải nhất thời xả hết đến chỗ không còn gì để xả. Ây
chính là buông thân xả mạng của ngươi.
(còn tiếp)
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen