"Do vậy, Bồ-tát dẫu có thân ngập trong bùn nhơ, nhưng tâm ấy vẫn luôn toả sáng; khác với chúng ta, bùn nhơ chưa vấy, nhưng tâm thì đã vướng, nhớp, hôi tanh đầy mùi bùn rồi..."
Phần III
Tiếng bóng đen:
- Bác nói cháu chẳng hiểu gì cả. Chùa mà không có Pháp môn thì các Sư tu cái gì? Rồi Pháp Phật nói cũng chẳng phải là Phật pháp; Những kinh Pháp trên kệ kia cũng chẳng phải kinh Pháp, vậy là để làm kiểng hả bác. Tiếng bóng đen thở dài – Vậy là cháu đến lầm chỗ thật à?
Ông lão Giác Không:
- A Di Đà Phật! Chùa này thật không có Pháp cũng chẳng có kinh Pháp. Sở dĩ Phật nói Pháp mà Phật lại nói Pháp đó vốn chẳng phải Pháp, bởi Pháp ấy cũng không phải do Đức Phật tự chế ra, mà Pháp ấy đều do vô lượng, vô biên ức kiếp các Đức Phật đã từng nói như vậy. Chính vì vậy mỗi khi Đức Phật thuyết Pháp thì không chỉ một phương, mà cả mười phương Chư Phật đều tán thán. Sự tán thán ấy là bởi Phật Thích Ca đang hoằng dương Phật Pháp. Nếu cậu đến chùa này để tìm Pháp tất chẳng có Pháp để cho cậu tìm, và cậu cũng sẽ chẳng bao giờ tìm thấy Pháp cả. Cũng như những kinh Pháp mà cậu nhìn thấy trên kệ kia nó vốn chẳng phải kinh Pháp, mà nó tạm gọi là kinh Pháp.
Tiếng bóng đen:
- Bác nói cháu chẳng hiểu gì cả. Kinh pháp là kinh Pháp. Nhưng bác lại bảo: Kinh pháp ấy vốn chẳng phải là kinh pháp, rồi lại nói: đó tạm gọi là kinh Pháp. Thực ra chùa này đang tu cái gì hả bác?
Ông lão Giác Không bật cười:
- Không có tu! Chùa này đâu có Pháp mà tu?
Tiếng bóng đen thở dài não nuột:
- Thảo nào từ bữa cháu tới, cháu chẳng thấy gì cả. Chẳng thấy công phu gì cả. Sinh hoạt của mọi người chẳng khác gì ngoài đời. Như thế làm sao gọi là chùa, làm sao gọi là tu được?
Ông lão Giác Không:
- A Di Đà Phật! Vậy theo cậu thế nào mới gọi chùa, mới gọi là tu?
Tiếng bóng đen:
- Cháu nghĩ chùa thì phải ngày đêm câu kinh, tiếng kệ, rồi sáng-trưa-chiều ba buổi công phu. Đằng này cháu chẳng thấy gì cả. Mọi người tu mà hệt như ngoài đời.
Ông lão Giác Không:
- A Di Đà Phật! Vậy theo cậu thế nào mới gọi là tu?
Tiếng bóng đen:
- Ơ, cháu vừa nói, mà bác lại hỏi lại.
Ông lão Giác Không:
- A Di Đà Phật! Tôi lặp lại câu hỏi để cậu cân nhắc, nhưng cậu không hiểu ý tôi.
Phật nói: Ở đời có bốn loại mây mưa và cũng có bốn loại người tương xứng với bốn loại mây mưa đó. Loại thứ nhất là loại có sấm, không có mưa. Loại này xứng với người có nói mà không có làm. Loại thứ hai là có mưa, không có sấm. Loại này xứng với người có làm, không có nói. Loại thứ ba là không có mưa, không có sấm. Loại này xứng với người không có nói, không có làm. Loại thứ 4 là có sấm và có mưa. Loại này xứng với người có nói, có làm. Tôi hiểu cậu đang băn khoăn, nhưng có những việc của những người tu hành, con mắt phàm phu của tôi và cậu khó có thể phân biệt và nhận ra được. Chỉ riêng cõi Ta-Bà này có biết bao nhiêu hàng Bồ-tát hoá hiện kỳ thân để giáo hoá chúng sanh. Có Bồ-tát thị hiện, thân chuyên làm những việc thiện. Những việc như thế, người phàm chúng ta vốn rất dễ nhận ra và một lòng tán thán. Nhưng cũng có hàng Bồ-tát hiện thân trong đời ngũ trược, ác thế rồi nguyện làm những việc bất thiện. Những việc như vậy đương nhiên sẽ không được ai chấp nhận, thậm chí còn tìm cách mai mỉa và xa lánh. Nhưng tâm Bồ-tát khác tâm chúng sanh ở chỗ nào, cậu có biết không?
Tiếng bóng đen:
- Dạ! Là bỏ ác, hành thiện?
Ông lão Giác Không:
- Đó là cách nghĩ một chiều của chúng ta thôi. Tâm Bồ-tát khác tâm chúng sanh ở chỗ các pháp đều như như; không có sự phân biệt; không phân trên-dưới; thiện-ác; xấu-đẹp; giàu-nghèo; phước-đức... Sở dĩ có những hàng Bồ-tát hiện thân vào trốn ác đạo, rồi làm những việc tưởng như ác đạo ấy, không phải là tâm của vị Bồ-tát ấy đã thối chuyển, rồi đồng với tâm của những chúng sanh trong vòng ác đạo. Trái lại, tuỳ theo sở cầu, sở nguyện mà các Bồ-Tát hoá hiện các thân để giáo hoá chúng sanh. Thông thường người phàm chúng ta thấy thiện thì thích, thấy ác thì bỏ mặc. Thấy đẹp thì ham, ưa thích, mong có cho bằng được, nhưng thấy xấu thì bỏ; Thấy ai khen mình thì vui cười, nhưng bị người chê bai thì nổi sân; Thấy lợi cho mình thì ham, thấy hại cho người thì làm ngơ, bỏ mặc… Vậy là những người làm ác, những người xấu, những người bị bức hại, ai sẽ cải hoá họ, giúp họ hồi đầu? Nhưng Bồ-tát thì không vậy. Nơi nào cần thiện thì Bồ-tát đó sẽ thị hiện để hành thiện; nơi nào cần phải hành những chuyện bất thiện, tất Bồ-tát đó cũng sẽ hiện thân rồi làm những chuyện tưởng như bất thiện. Cái mà hàng phàm phu chúng ta cho là bất thiện đó chỉ là phương tiện để giáo hoá chúng sanh. Còn tâm của Bồ-tát vốn không nhơ, không sạch, thì làm sao có chuyện như chúng ta thường nghĩ được. Do vậy, Bồ-tát dẫu có thân ngập trong bùn nhơ, nhưng tâm ấy vẫn luôn toả sáng; khác với chúng ta, bùn nhơ chưa vấy, nhưng tâm thì đã vướng, nhớp, hôi tanh đầy mùi bùn rồi. Tôi hiểu cậu muốn nói điều gì. Cậu nghĩ: Ở đời, có người thân xuất gia mà tâm không xuất gia; Nhưng cũng ở đời, có người thân không xuất gia mà tâm lại xuất gia? Nói vậy có đúng với điều cậu đang nghĩ chăng?
Tiếng bóng đen:
- Vâng! Cháu nghĩ gần đúng như vậy!
Ông lão Giác Không:
- Đức Phật thường nói: Người xuất gia là người phải phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Do vậy nếu chỉ nhìn vào hình thức bên ngoài mà đánh giá cái sự Tu của người khác, thật không mấy công bằng và cũng thật khó nghĩ bàn phải không cậu?
Tiếng bóng đen:
- Nhưng cháu vẫn nghĩ: Thân đã xuất gia mà tâm không xuất gia, vậy thì sự tu hành đâu còn ý nghĩa hả bác?
Ông lão Giác Không:
- A Di Đà Phật! Đây là nơi chánh điện, nên cậu phát ngôn phải khiêm kính. Bằng không sẽ mang tội phỉ báng Phật-Pháp-Tăng.
Tiếng bóng đen:
- Cháu đâu có dám phỉ báng ai. Cháu chỉ nói sự thật. Người tu hành phải là gương sáng cho kẻ khác soi rọi. Cháu đang cố kiếm tìm, nhưng chỗ nào cũng thấy bụi bặm, càng kiếm càng chẳng biết lấy gì để soi.
Nghe vậy ông lão Giác Không bèn chắp hai tay, vừa niệm Phật, vừa thủng thẳng nói:
- A Di Đà Phật!
Bồ đề vốn không cây
Gương sáng cũng chẳng đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi nhơ?
Ngay từ khởi đầu tâm của cậu đã có sự phân biệt, chấp trước, đã muốn dùng kính lúp để soi rọi người khác nên cậu mới thấy bụi và không bụi. Tâm của cậu và mọi người vốn không có bụi nhơ, nhưng vì khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, nên có nhơ, có bụi. Hơn thế cậu đã buộc người khác phải hoàn thiện theo ý mình. Tổ Huệ Năng dạy: Người quấy ta chẳng quấy. Ta quấy lỗi kề bên. Người tu hành cũng là con người, nghĩa là vẫn còn tham, còn sân, còn ngã mạn, còn chấp trước, còn mắc lỗi, còn phải sửa, phải tự hoàn thiện chính mình. Đâu thể bắt họ phải làm thánh nhân như mình mong muốn được?
Tiếng bóng đen:
- Ý cháu không phải thế. Nhưng ít ra cũng nên có điều gì để mọi người soi rọi. Đằng này…
Ông lão Giác Không:
- Vậy là cậu đã tự thần thánh hoá người tu hành mất rồi. Ông lão Giác Không khẽ thở dài – A Di Đà Phật! Người thời nay thường thích dùng vầng hào quang ảo của mình để soi rọi vào người khác, thay vì quay vào trong để soi rọi chính mình. Làm như thế chẳng phải là chướng đạo, ích kỷ lắm sao?
Tiếng bóng đen:
- Vậy theo bác mọi người phải làm sao?
Ông lão Giác Không:
- A Di Đà Phật! Đêm đã khuya lắm rồi. Hôm nay kể như tôi và cậu đã có duyên với nhau, nếu cậu có thể nhẫn được đôi phút, tôi sẽ kể nốt câu chuyện này, rồi cậu tự suy ngẫm, biết đâu cậu chẳng tìm được lời giải đáp cho chính mình...
Thời Phật còn tại thế, có câu chuyện kể lại thế này:
Một hôm Thế Tôn thăng tòa, có một Phạn Chí** cúng dường hoa ngô đồng.
Phật bảo: Buông xuống đi!
Phạn Chí buông hoa bên tay trái xuống.
Phật bảo tiếp: Buông xuống đi!
Phạn Chí buông hoa còn lại bên tay mặt xuống.
Phật lại bảo: Buông xuống đi!
Phạn Chí nói: Nay hai tay con đã không còn gì, sao Phật còn bảo buông cái gì xuống nữa? Phật nói: Chẳng phải ta bảo ngươi bỏ hoa. Ngươi phải buông xả ngoài lục trần, trong lục căn, giữa lục thức, nhất thời xả hết đến chỗ không còn gì để xả. Ấy chính là buông thân xả mạng của ngươi.
Phạn Chí ngay đó ngộ vô sanh nhẫn…
Kể xong chuyện, ông lão Giác Không bèn đứng dậy, giục bóng đen nọ, rồi bảo:
Thôi, gần sáng rồi đấy. Cậu nên về nghỉ ngơi cho lại sức. Ngày mai sẽ là một ngày mới…
Mới sáng sớm chàng trai trẻ tối qua đã vội vàng đi tìm ông lão gác cổng Giác Không. Nhìn thấy ông lão đang quét sân chùa từ xa, chàng trai trẻ đã nhoẻn cười, mặt tươi rói, bước nhanh lại, nói: - A Di Đà Phật! May quá! Con gặp bác ở đây!
Nhìn thấy chàng trai diện mạo tươi vui, sáng láng, vai đeo chiếc ba lô, như chuẩn bị đi xa, ông lão Giác Không bèn hỏi.
- Cậu đi đâu mà mới sáng sớm, quần áo chỉnh tề thế kia?
Chàng trai đáp:
- A Di Đà Phật! Con đến chào bác để về nhà.
Ông lão Giác Không thoáng mỉm cười, rồi hỏi.
- Cậu mới đến, sao lại về làm gì? Thế còn chuyện tìm Pháp, không lẽ bỏ dở sao?[html:br Chàng trai nhoẻn cười tươi rói, đáp:
- A Di Đà Phật! Tìm Pháp tất chẳng thấy Pháp! Pháp con tìm
không thấy, nhưng con đã có Pháp để tu hành. Giờ con phải ra
tàu để về nhà, kẻo lỡ chuyến…
Ông lão Giác Không bước lại gần, rồi giơ tay ôm choàng lên hai vai chàng trai trẻ, vừa vỗ nhẹ, vừa nói:
- A Di Đà Phật! Pháp cậu đang có vốn không phải Phật Pháp. Pháp ấy ví như thuyền bè. Qua bến rồi thì đừng vác theo làm gì cho mệt. Cứ thong thả mà đi, tất có ngày tới bến. Tàu đã đến rồi. Cậu lên ngay, kẻo chễ. Chúc cậu thượng lộ bình an!
Chàng trai trẻ chắp tay trước ngực, cúi gập người chào ông lão gác cổng, rồi khoan thai bước ra khỏi cổng chùa.
Ông lão Giác Không bước lại gần, rồi giơ tay ôm choàng lên hai vai chàng trai trẻ, vừa vỗ nhẹ, vừa nói:
- A Di Đà Phật! Pháp cậu đang có vốn không phải Phật Pháp. Pháp ấy ví như thuyền bè. Qua bến rồi thì đừng vác theo làm gì cho mệt. Cứ thong thả mà đi, tất có ngày tới bến. Tàu đã đến rồi. Cậu lên ngay, kẻo chễ. Chúc cậu thượng lộ bình an!
Chàng trai trẻ chắp tay trước ngực, cúi gập người chào ông lão gác cổng, rồi khoan thai bước ra khỏi cổng chùa.
Ảnh chỉ mang tính minh hoạ
Đi chừng đôi bước, chàng ngoảnh lại và chợt nhận ra rằng: Từ bữa chàng đến chùa vẫn chưa để mắt đến hàng chữ gắn trên cổng: Chùa Không Pháp!
Ghi chú:
** Phạn Chí dịch nghĩa là Tịnh Duệ (con cháu của dòng thanh tịnh), tự xưng tổ tiên của họ được sanh từ miệng của Phạn Thiên (vua cõi trời) nên lấy họ Phạn, cùng thuộc phái Bà La Môn. Chỉ ở Ấn Độ mới có nên người đời gọi là Ấn Độ giáo. Họ có kinh điển riêng, đời đời kế thừa nhau làm nghề nghiệp. Kẻ tại gia hoặc xuất gia đều ỷ vào kinh điển của họ cho là hay nhất, nên thành ra ngạo mạn, phần nhiều hay tranh biện. Họ cho Phạn Thiên là tác giả của vũ trụ, ấy là Thần ngã.
(Trích từ Công Án của Phật Thích Ca)
Việt Hà
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen