Freitag, 4. Oktober 2013

Niệm Phật Là Học Cách Làm Ngu Chính Mình


"Chúng ta là những chúng sanh; niệm niệm mê, sai quấy (tham-sân-si, ngã mạn, chấp trước) khởi lên trong chúng ta ấy cũng là những chúng sanh, vì chúng đưa chúng ta vào tam ác đạo và con đường sanh tử luân hồi.."



 
Pháp Sư Tịnh Không thường khuyên hành giả niệm Phật: Người niệm Phật phải học cách làm Ngu mình đi. 

Chữ Ngu mà Pháp Sư Tịnh Không diễn nói, nếu chúng ta không hiểu cho thật ngọn ngành sẽ rất phiền phức. Bởi chúng ta thường nghe: Niệm Phật nhất thinh tuệ khai vô lượng; Niệm Phật thành Phật; Niệm Phật tâm không; Niệm Phật cứu khổ cứu nạn; Niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ… Vậy tại sao chúng ta niệm Phật lại học cách làm Ngu mình đi? Chữ Ngu mà Pháp Sư Tịnh Kkông đề cập có ý nghĩa sâu xa là: Trên đời này, xung quanh chúng ta, ai ai cũng là Phật, là Bồ Tát, vì thế mọi hành vi, tạo tác của mọi người xung quanh chúng ta, trước chúng ta... đều là những phương tiện thiện xảo của chư Phật, của chư Bồ tát biểu diễn cho chúng ta thấy những cảnh giới thiện-ác để chúng ta học tập, hay xa lánh. Vì thế chỉ có ta mới là kẻ Phàm Phu Lè Tè Sát Đất=Chưa giác ngộ=Ngu (vô minh)

Đã bao giờ chúng ta quán chiếu được điều này chưa? Đã bao giờ chúng ta chịu nhìn nhận điều này là sự thật chưa? Có bao giờ chúng ta tự nhận (hoan hỉ nhận) mình là kẻ  Phàm Phu Lè Tè Sát Đất chưa? Có lẽ là chưa, nếu không nói là chưa bao giờ; hoặc có chăng cũng chỉ mờ mờ ảo ảo mà thôi. 

Nếu quả đúng như thế thì chúng ta đang gặp chướng duyên rất lớn trên đường tu học mất rồi.
Tại sao lại gặp chướng duyên? Đơn giản: Phật, Bồ tát-Chúng sanh vốn dĩ tương đồng (là một). Thể tánh của Phật, của Bồ tát và chúng sanh vốn không khác biệt. Vì vậy trong chúng sanh có Phật; trong Phật có chúng sanh. Chúng sanh tức Phật. Phật tức chúng sanh. Đức Phật cũng từng nói: Tất cả các chúng sanh đều có trí tuệ và đức tướng Như Lai. Do vậy Khi chúng ta thấy mình cao lừng lững trước mọi người; thấy bóng mình tỏa lấp, chùm khắp mọi người; hay thấy thông minh hơn người; tài trí, xuất chúng hơn người; giàu có, cao sang, thành đạt, quyền quý, may mắn, nhiều phước báu, làm, tạo nhiều công đức... hơn người = khởi tâm, động niệm, tâm phân biệt, chấp trước, tâm cống cao, ngã mạn trong chúng ta đã trỗi dậy=Trí tuệ và đức tướng Như Lai bị che lấp, triệt tiêu = Tâm không thường chiếu kiến = Của lục đạo luân hồi = Tâm chúng sanh. 
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjmcXuN1ImdGyFlwZ_E7YIis_a2diaQoKrHeKIzp1j5W1AG_jHt-17mKLOfgUpD8MeAhAi7Ue94IblUQkLWghVH9QInFYCcMjQI82XnE3ph3bYuaCdRpK2cyArOEUVUxn951ce2BSCRy1e9/s1600/12120917-blooming-lotus-flower-over-dark-background.jpg
Trong kinh Kim Cang Phật nói: „Này Tu Bồ Đề! Tâm quá khứ không có chi mà đặng, tâm hiện tại, không có chi mà đặng, tâm vị lai không có chi mà đặng“. Tại sao Đức Phật nói vậy? Bởi các tâm ấy đều chẳng phải tâm, đó gọi là tâm. Hiểu đơn giản là: các thứ tâm ấy (quá khứ, hiện tại, vị lai) vốn không vĩnh hằng, không bất biến, mà nó luôn thường thay đổi. Ví thử: Hôm nay tôi, bạn, chúng ta chưa chưa giác ngộ, chưa thấy rõ giá trị đích thực của pháp môn Tịnh Độ, chưa tin vào những lời Phật nói, Phật dạy, có thể giúp chúng ta một đời  này, kiếp này chuyển phàm thành Thánh = Tâm ấy là tâm của chúng sanh (phàm phu, chưa giác ngộ), nhưng ngày mai, ngày mốt…, tôi, bạn, chúng ta nhận rõ, biết được giá trị đích thực của pháp môn ấy và chúng ta tin tưởng tuyệt đối những lời Phật nói, đem áp dụng để tu hành, và nguyện đời này, kiếp nay phải được về Tịnh Độ = tâm giác ngộ = đồng với tâm Phật và Bồ tát. Hay: hôm qua, hôm nay tôi, bạn niệm Phật nhưng chúng ta còn khởi tâm phân biệt, chấp trước, tâm còn tơ tưởng những chuyện phiền não, thật-giả, đen-trắng, phải quấy… = tâm của chúng sanh. Nhưng ngày mai, ngày mốt tôi, bạn đều nhận ra rằng làm vậy là sai, là đưa mình vào tam ác đạo, là trở lại lục đạo luân hồi, rồi chúng ta nhất tâm sám hối, nhất tâm buông xả để niệm Phật (niệm trong chánh niệm) = tâm giác ngộ = tâm của Bồ tát, tâm của Phật.
Chính vì lẽ đó Phật Thích ca nói với Ngài Tu Bồ Đề: „Này Tu Bồ Đề! Chúng sanh kia chẳng phải chúng sanh, cũng chẳng phải không là chúng sanh. Bởi vì sao? Này Tu Bồ Đề! Những chúng sanh, chúng sanh đó đức Như Lai nói chẳng phải chúng sanh, đó tạm gọi là chúng sanh“.
 
Chúng ta là những chúng sanh; niệm niệm mê, sai quấy (tham-sân-si, ngã mạn, chấp trước) khởi lên trong chúng ta ấy cũng là những chúng sanh, vì chúng đưa chúng ta vào tam ác đạo và con đường sanh tử luân hồi. Cũng vì chúng ta còn là chúng sanh nên chúng ta mới có mặt trong cõi Ta Bà này, nhưng nếu chúng ta giác ngộ, tâm không còn mê chướng, niệm niệm chẳng mê lầm, thì lúc ấy chúng ta đã, đang và sẽ chuyển từ chúng sanh thành Bồ tát, thành Phật.
Đại Sư Huệ Năng thường nói: Một niệm Ngu tức phàm phu; Một niệm trí tức Phật là lẽ đó.
Như vậy niệm Phật là học cách làm Ngu chính mình nói cho đúng đó là một khẩu quyết mang tính khuyến cáo, nhắc nhở chúng ta – những hành giả niệm Phật, tu theo pháp môn niệm Phật: Phải luôn thường quán chiếu ta (chỉ có ta) còn làm phàm phu, còn là phàm phu, vì còn làm, còn là phàm phu nên ta mới có mặt trong thế giới ngũ trược, ác thế này. Nhưng phàm phu đó như đức Phật nói: „Này Tu Bồ Đề! Phàm phu đó, như đức Như Lai nói chính chẳng phải phàm phu, đó tạm gọi là phàm phu“.
Một niệm Ngu tức Phàm phu. Một niệm trí tức Phật. Ngu hay Trí, Phàm phu hay Phật cách biệt trong từng sát na...
 02.10.2013 – Huệ Tâm

New Comments