Montag, 19. Mai 2014

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Phần 1


Do vậy, "Tăng" không phải chỉ riêng người xuất gia! Chư vị phải biết: Xuất gia và tại gia đều như nhau, bốn người cùng tu hành một chỗ [là Tăng đoàn]. Lục Hòa Kính là gì? Chúng ta cũng treo những điều này phía ngoài lầu mười, quý vị vào đó sẽ thấy: "Kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, lợi hòa đồng quân", sáu điều ấy



Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng
NguồnViệt ngữ Như Hòa


PHẦN 1

"Vạn thiện đồng quy": Chữ "vạn" này không phải là con số, mà có nghĩa là viên mãn. Hết thảy các thiện pháp thế gian và xuất thế gian quy vào đâu? Quy vào A Di Đà Phật. A Di Đà Phật là gì? A Di Đà Phật là Tánh Đức, A Di Đà Phật là danh hiệu của tự tánh. Dịch theo văn tự, câu này là dịch âm từ tiếng Phạn, A là Vô, Di Đà là Lượng, Phật nghĩa là gì? Trong kinh Vô Lượng Thọ, Thích Ca Mâu Ni Phật dùng hai chữ để giải thích ý nghĩa [của danh hiệu] Phật: Một là Quang, hai là Thọ. Quang tượng trưng điều gì? Quang tượng trưng không gian, Thọ tượng trưng thời gian. Nay chúng ta nói "thời - không" (thời gian và không gian) thì trong "thời - không" đã bao hàm hết thảy thiện pháp đều chẳng lìa A Di Đà Phật. A Di là Vô Lượng, vô lượng quang, vô lượng thọ, hoàn toàn là tự tánh, là vạn thiện đồng quy. Quý vị niệm câu Nam-mô A Di Đà Phật là niệm Nhất Thừa liễu nghĩa, vạn thiện đồng quy. Như chúng tôi vừa mới báo cáo đơn giản cùng quý vị: Một câu A Di Đà Phật bao quát toàn bộ vô lượng Phật hiệu được tuyên dương trong thập phương tam thế từ vô lượng kiếp đến nay. Một câu A Di Đà Phật triển khai thành bốn mươi tám nguyện, bốn mươi tám nguyện triển khai thành kinh Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ triển khai thành Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, kinh Hoa Nghiêm triển khai thành hết thảy các pháp do đức Thế Tôn đã nói trong bốn mươi chín năm. A Di Đà Phật là tổng cương lãnh, là tột đỉnh của hết thảy các pháp do hết thảy chư Phật Như Lai đã nói; nhận biết rõ ràng điều này chẳng dễ dàng đâu nhé! Tôi học Phật gần như ba mươi năm mới hiểu chuyện này, cảm thấy may mắn khôn sánh, vui mừng khôn sánh, cũng chẳng còn chao đảo nữa, chẳng hoài nghi nữa! Như thế thì tám chữ trong hai câu này đã nói trọn vẹn những điều đó!




 PHẦN 2

Cội rễ của Phật pháp là Thập Thiện Nghiệp Đạo. Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo chẳng dài; trong kinh, đức Phật đã giảng rất rõ ràng: Thập Thiện Nghiệp Đạo giống như đại địa, cây cối, hoa, cỏ, đều sanh từ mặt đất. Như vậy mới là đã tìm được cội rễ. Đức Phật dùng điều này làm tỷ dụ. Pháp nhân thiên, Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề, cho đến Vô Thượng Bồ Đề, đều sanh từ đại địa này, tìm được cội rễ rồi. Cội rễ của Khổng Mạnh là gì? Cội rễ của Khổng Mạnh là Đệ Tử Quy. Cội rễ của Đạo Giáo là Thái Thượng Cảm Ứng Thiên; ba thứ này không ai nghĩ đến! Những thứ này có thể sanh ra Tứ Thư, Ngũ Kinh, mười ba kinh, có thể sanh ra hết thảy các pháp Đại Thừa, sanh từ đây. Quý vị tìm những thứ này, học từ đây, hạ công phu là được, thật sự cứu được. Để cứu xã hội hiện thời, ba loại cội rễ này sẽ hữu dụng.

Hiện thời, chúng tôi nghĩ tai nạn rất nhiều, trong kinh luận, đức Phật đã dạy chúng ta: Nếu một địa phương có đạo tràng, một đạo tràng thật sự, chẳng giả. Đạo tràng thật sự là gì? Là Lục Hòa Kính. Quý vị thấy khi chúng ta thọ trì Tam Quy, "quy y Tăng, chúng trung tôn", phải đọc lời thề này, câu này có nghĩa là gì? Tăng là tăng đoàn, là đoàn thể. Đoàn thể như thế nào sẽ được gọi là Tăng đoàn? Tăng đoàn không nhất định là người xuất gia! Mọi người học Phật nhất định phải hiểu rõ điều này. Từ bốn người trở lên, sống cùng một chỗ, đều tu Lục Hòa Kính thì gọi là Tăng đoàn, hay Hòa Hợp Chúng. "Chúng" (眾) là từ bốn người trở lên, người Trung Quốc gọi ba người là "chúng", nhưng trong Phật pháp, bốn người gọi là "chúng". Bốn người ấy nếu là gia đình của quý vị, gia đình quý vị có bốn người, trong gia đình tu Lục Hòa Kính thì gia đình quý vị là Tăng Đoàn. Tăng Đoàn sanh ra hiệu quả gì? Thập phương chư Phật hộ niệm, hết thảy long thiên thiện thần ủng hộ. Nơi nào có đoàn thể này, nơi ấy không có tai nạn, thật đấy, chẳng giả đâu! Do vậy, "Tăng" không phải chỉ riêng người xuất gia! Chư vị phải biết: Xuất gia và tại gia đều như nhau, bốn người cùng tu hành một chỗ [là Tăng đoàn]. Lục Hòa Kính là gì? Chúng ta cũng treo những điều này phía ngoài lầu mười, quý vị vào đó sẽ thấy: "Kiến hòa đồng giải, giới hòa đồng tu, thân hòa đồng trụ, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, lợi hòa đồng quân", sáu điều ấy. Phải làm thế nào mới có thể thực hiện những điều ấy? Thưa quý vị, thực hiện ba món căn bản [của Nho, Thích, Đạo như đã nói trên], sẽ thực hiện được [Lục Hòa Kính]. Nếu trong đoàn thể nhỏ này, chúng ta thực hiện Đệ Tử Quy, thực hành Cảm Ứng Thiên, thực hành Thập Thiện Nghiệp, sẽ là Tăng đoàn hòa hợp. Đoàn thể nhỏ này có số lượng từ bốn người trở lên; nếu nhiều thì chẳng hạn chế số lượng, tu hành trong đạo tràng này, đạo tràng này được thập phương chư Phật hộ niệm, tất cả long thiên thiện thần phù hộ. Có đạo tràng như vậy hay không? ...


 

 (còn tiếp)

New Comments