Mittwoch, 4. Juni 2014

Tịnh Độ Đại Kinh Diễn Giải - Phần 2


Phật là gì? Phật là chân tâm của quý vị. Ma là gì? Ma là vọng tâm. Trong tám tướng thành đạo của Tiểu Thừa có hàng ma, Đại Thừa không có. Đại Thừa biết Phật và ma là một, chẳng hai. Giác ngộ, ma bèn thành Phật; mê rồi, Phật biến thành ma, chuyện là như vậy đó, thảy đều là chính mình. Nói cách khác, mê là ma, giác là Phật. Tâm thì sao? Tâm không có giác hay mê, giác hay mê là vọng tâm, chân tâm chẳng có giác hay mê.


Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tịnh Không Pháp Sư chủ giảng


Nhưng quý vị phải ghi nhớ: Muốn thật sự viên mãn, ba món căn bản này rất trọng yếu. Có người cho tôi biết dường như người chẳng có ba căn bản này, nghe nói cũng vãng sanh, có tình hình này hay không? Có! Nhưng ba căn bản của người ấy chẳng lộ rõ! Người ấy có hay không? Chắc chắn là có; nếu không, làm sao có thể vãng sanh, đâu có lẽ này? Nói tới một bà cụ già niệm Phật vãng sanh, suốt đời cũng chưa hề học Phật, cũng chẳng hề học Đạo, mà cũng chẳng hề học Nho, chuyện gì cũng chẳng biết. Quý vị lấy tiêu chuẩn của Đệ Tử Quy để xem xét, bà cụ có phạm một điều nào hay chăng? Quý vị nghiêm túc kiểm tra, bà cụ chẳng phạm một điều nào, tuy chưa từng học! Thập Thiện Nghiệp chưa hề học, nhưng người này đúng là thiện nhân, trọn đủ! Quý vị quan sát cẩn thận, mới phát hiện: Người vãng sanh, người niệm Phật vãng sanh, bất luận có học hay không, biết chữ hay không, đều là người rất có đức hạnh, đều thật sự là thiện nhân mới có thể vãng sanh. Kẻ tâm hạnh chẳng lành, lắm mưu mô, rất khó vãng sanh. Vì sao? Quý vị chẳng thể đến thế giới Cực Lạc là nơi chư thượng thiện nhân hội họp. Quý vị vẫn dấy lòng tính toán, làm sao có thể vãng sanh cho được? Quý vị khởi tâm động niệm, Phật, Bồ Tát biết ngay, chư thượng thiện nhân ai nấy đều biết. Thật à? Thật đấy! Sách Hoàn Nguyên Quán dạy chúng ta thế này: Trong tâm của hết thảy chúng sanh vừa mới dấy một niệm, niệm ấy bèn trọn khắp pháp giới. Tốc độ quá nhanh, xứng tánh, nhưng bản thân chúng ta không biết! Bất luận niệm gì, chỉ cần niệm vừa dấy lên, sẽ có ba thứ trọn khắp:
- Thứ nhất là tin tức này trọn khắp pháp giới.
- Thứ hai là xuất sanh vô tận.
- Thứ ba là chứa đựng cả Không lẫn Có.
Trong một niệm bèn có ba thứ trọn khắp.


 

"Thị tâm thị Phật, thị tâm tác Phật" (tâm này là Phật, tâm này làm Phật): Đức Thế Tôn đã nói câu này trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh. Đối với hiện thời, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta gặp nhiều kẻ chẳng học Phật hiểu lầm Phật, có thể dùng điều này để giải thích cho kẻ ấy. Phật là gì? Phật là chân tâm của quý vị. Ma là gì? Ma là vọng tâm. Trong tám tướng thành đạo của Tiểu Thừa có hàng ma, Đại Thừa không có. Đại Thừa biết Phật và ma là một, chẳng hai. Giác ngộ, ma bèn thành Phật; mê rồi, Phật biến thành ma, chuyện là như vậy đó, thảy đều là chính mình. Nói cách khác, mê là ma, giác là Phật. Tâm thì sao? Tâm không có giác hay mê, giác hay mê là vọng tâm, chân tâm chẳng có giác hay mê. Vì vậy, đã giác ngộ, mà quý vị còn ý niệm giác ngộ, tức là quý vị vẫn chưa giác ngộ, vẫn rớt trong hai ba (tam tâm, nhị ý). Hai ba là bất giác; [nhận thấy] mê và giác đối lập, làm gì đi nữa thì vẫn là hai thứ! Câu cuối cùng nói rất hay: "Bất khả tư nghị" (Chẳng thể nghĩ bàn). Chuyện này quý vị chẳng thể nghĩ nổi. Hễ vừa nghĩ liền trật, vừa nghĩ tới liền mê. Quý vị chẳng thể nói được, hễ nói thì cũng mê rồi! Thốt không nên lời! Nói không nên lời, cho nên Thích Ca Mâu Ni Phật nói suốt bốn mươi chín năm, tuy nói suốt bốn mươi chín năm, [nhưng đúng như] đức Phật đã nói rất hay: "Nói mà chẳng nói, chẳng nói mà nói". Chúng ta nghe lời này càng nghe càng hồ đồ, lời Ngài nói là thật. Ngài nói lời giả, chúng ta nghe hiểu rõ lắm, chẳng có vấn đề gì. Ngài nói lời thật, càng nghe càng hồ đồ! Chúng ta phải biết dụng tâm để hiểu. Do vậy, đức Phật mới bảo chúng ta: Quý vị phải biết nghe. "Biết nghe" là như Mã Minh Bồ Tát đã dạy trong Khởi Tín Luận: "Ly ngôn thuyết tướng", [nghĩa là] quý vị nghe, nhưng đừng chấp trước tướng nói năng. Nghe nhưng chẳng chấp trước, chẳng phân biệt sẽ là đúng. Nói cách khác, thật sự có thể chẳng khởi tâm, không động niệm, chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, ai nghe như vậy? Phật nghe như vậy. Có khởi tâm, động niệm, nhưng chẳng có phân biệt, chấp trước, ai nghe như thế? Bồ Tát nghe như thế. Có khởi tâm, động niệm, vẫn còn phân biệt, nhưng không chấp trước, đó là cái nghe của A La Hán. Nếu khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, thảy đều trọn đủ, đó là cái nghe của phàm phu. Quý vị thấy đó: Đều là nghe, nhưng khác nhau, cảnh giới lãnh hội khác nhau.

Quý vị thấy danh từ Khởi Tín trong bộ Khởi Tín Luận của Mã Minh Bồ Tát, đó chính là nhập môn. Đại Thừa nhập môn liền cho quý vị biết: Thật ra, đối với khởi tâm động niệm, nói thật ra, chúng ta chẳng có cách nào, nó quá vi tế. Di Lặc Bồ Tát bảo: "Trong một khảy ngón tay, có ba mươi hai ức trăm ngàn niệm", làm sao chúng ta có thể phát hiện được? Chúng ta làm sao có thể đoạn sạch niệm? Chẳng thể nào! Do chúng ta chẳng phải là bậc thượng thượng thừa, nhưng chúng ta có thể học theo bậc thượng thừa. Bậc thượng thừa là Bồ Tát, Bồ Tát có khởi tâm động niệm, quyết định chẳng có phân biệt, chấp trước, quý vị sẽ nghe được nghĩa chân thật của Như Lai. Có phân biệt, chấp trước, quý vị nghe xong, nói đã hiểu, thì đó là ý nghĩa của chính quý vị, chẳng phải [ý nghĩa] do đức Phật nói. Lại nói rõ hơn một chút, đấy chẳng phải là kiến giải do Tánh Đức của quý vị, mà là kiến giải trong A Lại Da Thức. Vì sao? Vì quý vị có phân biệt, chấp trước, vẫn là A Lại Da làm chủ tể! A Lại Da là vọng tâm. Tri kiến trong vọng tâm, chẳng phải là chân tâm, còn cách chân tâm một tầng; do điều này mà biết tu hành Phật pháp là tu gì? Chính là hai chữ "buông xuống", buông xuống là được!

New Comments