"Đây là trọng
trách cao cả của một vị Bồ Tát, xả thân trong mọi hoàn cảnh cho dù bị tổn thất đến sinh mạng của mình vẫn không từ
nan, miễn sao đạt được mục
đích
dẫn dắt tất cả chúng sanh mê lầm trở về trong suối nguồn
chánh pháp vô thượng, nhưng nếu gặp thời nhiễu nhương,
đạo đức bị coi thường, chánh pháp sắp bị lu mờ hoại diệt..."
Nguyên
tác:
Diệu
Huệ Đồng Nữ kinh, tức Tu Ma Đề kinh (Sumati Sùtra)
Ngài Bồ
Đề Lưu Chi dịch từ Phạn sang Hán
Dịch
giả &chú thích:
Thích
Tín Đạo
(1982)
3. Đức Phật đã dạy cho Diệu Huệ Đồng
Nữ bốn phương
thức
dẫn đến
hạnh phúc: bảo đảm vững bền không khí đầm ấm, khắn khít, hòa thuận trong gia
đình, bà con quyến thuộc không
bị phân tán chia lìa.
- Khéo léo xả bỏ lời nói
ly gián:
Nguyên nhân của lời nói ly gián là vì khẩu nghiệp, do bởi tâm sân hận, ác độc và vọng
khởi
làm tan vỡ sự hòa hợp khắn khít đầm ấm và hạnh phúc của kẻ khác, gọi là hoại tha (Paràbhoda) đó là những lời nói vụn vặt (Bhinuapralnà) được phát ra với
tâm ô nhiễm, nó trái ngược với sự thật, khác hẳn với thực chất mà chúng ta
nghĩ ngợi trong tâm, các nhà luật sư phái Tỳ Bà Sa
(Vibhàsà) gọi là uế ngữ. Luận Câu Xá (Kosá) có giải thích rằng: “Nếu
bằng tâm ô nhiễm để phát ra lời nói cốt yếu để làm chia rẽ kẻ khác (dù rằng kẻ khác có bị ly gián hay không) đều bị tác thành nghiệp tội ly gián. Trong
kinh Thập Thiện nghiệp đạo, phẩm thứ 12 nói về công đức xa lìa nghiệp hai lưỡi, Đức Phật dạy Long Vương nếu xa lìa nghiệp hai lưỡi thì sẽ thành tựu
được 5 pháp bất hoại, trong đó có nói đến trường hợp bà con quyến thuộc bất hoại, không
ai có thể phá hoại chia lìa, ngược lại còn gặp anh chị em, bà
con quyến thuộc thân ái, gần gũi các bậc Thiện tri thức, đem công đức đó
hồi
hướng về đạo vô thượng bồ đề, sau sẽ thành
Phật, làm bà con quyến thuộc với hàng Bồ Tát, Ma Vương, ngoại đạo không thể quấy phá.
- Dẫn dắt chúng
sanh ở trong tà kiến an trụ vào chánh kiến:
Tà kiến là nhận thức sai lầm, không đúng chân lý. Theo quan điểm
của các nhà duy thức luận (thì nó là một trong năm thứ phiền não làm trói buộc chúng sanh vào trong lục đạo), luân hồi sanh tử. Nó cũng gọi là một
phần yếu
tố phân biệt hoặc tức là sự mê lầm do bởi sự học hỏi. Nhận thức
và kinh nghiệm sai lầm, hoặc do bởi hoàn cảnh gia đình, xã hội tạo nên. Chúng sanh nào bị rơi vào tà kiến không thể phát khởi Bồ Đề tâm, tu tập các thiện pháp,
không tin Tam Bảo, không
tin nhân quả và cuối cùng hậu quả dẫn đến sự đọa lạc vô cùng khổ não, Bồ tát phải tư duy tìm đủ mọi cách để đưa
những chúng sanh đó trở về với chánh pháp
để họ không còn trôi lăn trong luân
hồi lục đạo nữa.
- Chánh
pháp sắp hoại diệt hộ trì để trường tồn:
Đây là trọng
trách cao cả của một vị Bồ Tát, xả thân trong mọi hoàn cảnh cho dù bị tổn thất đến sinh mạng của mình vẫn không từ
nan, miễn sao đạt được mục
đích
dẫn dắt tất cả chúng sanh mê lầm trở về trong suối nguồn
chánh pháp vô thượng, nhưng nếu gặp thời nhiễu nhương,
đạo đức bị coi thường, chánh pháp sắp bị lu mờ hoại diệt, thì Bồ Tát phải cấp bách vận
dụng
mọi phương cách để bảo vệ, duy trì biểu dương chánh pháp để được
tồn
tại lâu dài, vì chánh pháp là nguồn sống an lành, nguồn
suối
hạnh phúc giải thoát vô biên của mọi loài hữu
tình chúng sanh.
- Giảng dạy chúng
hữu tình hướng về trí
tuệ
Phật:
Đó là trí tuệ Bát Nhã. Chỉ có trí tuệ Bát Nhã quán chiếu mới nhận
được chân lý. Đó là một khả năng trí tuệ sáng suốt đúng như thật không hư dối, không lầm lạc, tà kiến. Đem trí tuệ đó để tu tập các thiện pháp như: Tứ đế, Lục độ, Bát
chánh
đạo, Thập nhị nhân duyên,
v.v…cùng tạo điều kiện tốt
đẹp thuận lợi cho kẻ khác cùng tu tập chánh
pháp để cùng nhau đạt được trí tuệ đó. Tất
cả
chúng sanh đều tha thiết hương về trí tuệ này, chuyên
trì tu tập thiện pháp thì sẽ diệt trừ được tất cả vọng nghiệp và mê lầm, thoát ly được
dòng
sinh tử trầm luân, gần gũi nhau trong trí tuệ siêu phàm
của tuệ giác và
cứu
cánh chứng đạo quả vô thượng chánh đẳng, chánh giác.
4. Để trả lời cho câu hỏi: “làm sao thấy thân an tọa trên hoa sen,
để cung phụng chư Phật? Đức Thế Tôn đã giảng dạy cho Diệu Huệ phải thành tựu
4 các công đức sau đây:
Dâng cúng các hoa sen vi diệu đủ màu: hồng,
xanh, vàng, trắng, tung rải hương thơm thanh khiết, vi diệu lên thân Như Lai và các nơi chùa tháp, xá
lợi, sự dâng cúng hương hoa, chuỗi
ngọc hương bột, hương xoa, hương
đốt…các thứ đèn nến, đèn dầu thơm, đèn dầu, bông tonata, đèn dầu bông chiêm
bặc, đèn dầu bông Bà Sư Ca, đèn dầu bông Ưu Bát La…được Đức
Phật
nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong
kinh Pháp Hoa(12), để cúng dường tán thán người chí thành thọ trì kinh Pháp Hoa. Cũng thế, mỗi khi Đức Phật
giảng pháp vi diệu thì trên hư không chư thiên vẫn thường rưới hoa Mạn đà la, hoa Mahà mandara lên pháp thân Phật và đại chúng Tỳ kheo, Bồ Tát có lò hương báu đốt hương vô giá, xông lên cúng dường Đức Phật và đại chúng.
Trong kinh Địa Tạng (Kasitigarbha Sùtra)(13) Đức Phật bảo Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokites,vara Bodhi-sattva) rằng: “ Này Quán Thế Âm Bồ Tát
người nào thấy hình tượng Bồ Tát, nghe danh hiệu Bồ Tát rồi đem các
thứ
hương hoa, y phục, đồ ăn, thức uống, vật báu v.v… mà bố thí cúng dường sẽ thành tựu phước đức vô lượng vô biên không thể kể xiết.
- Không gây tổn hại cho kẻ khác:
Đức Phật là hiện thân của từ bi và trí tuệ, Ngài có lòng thương bao la đối với tất cả chúng sanh, xem hết thảy mọi người mọi loài đều là bà con quyến thuộc. Ngay cả Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) ác tâm hại Phật mà Ngài vẫn thương xót. Cho đến khi Devadatta
thọ
báo nghiệp khổ ở trong địa
ngục,
Phật
còn cho Ngài Anand tìm vào thăm
viếng ân cần hỏi han. Ai cũng muốn
mình
luôn luôn được sống một cuộc đời an vui hạnh phúc, không bị
những khổ đau, phiền lụy, mất mát về cả hai mặt vật chất và tinh thần, thực hiện
tinh thần Bồ Tát Đạo tức là lấy khổ đau của chúng
sanh làm khổ đau lo lắng cho chính mình. Không
những mình không gây tổn hại, phiền não, thương đau cho kẻ khác mà lại còn
tìm
cách đem lại niềm vui an
lạc
cho kẻ khác, an ủi, xoa dịu, khuyên
nhủ, giúp đỡ bằng mọi phương
cách, gây dựng một niềm cảm thông chân thành và thiết thực nhất trong tinh thần từ bi và hỷ xả của đạo giải thoát. Có như thế mới đem lại đời sống lợi ích an vui cho mình, cho người chung
quanh và đồng thời sẽ không bao giờ thọ lãnh ác báo
về sau.
Tạo lập hình tượng Như Lai an
tọa trên hoa sen:
Trong kinh A Di Đà (Amita Sùtra)
mô
tả thế giới Tịnh Độ (Sudhi
Ksetra) hay thế giới Cực Lạc (Sukhàvati) là một cảnh giới thanh tịnh trang
nghiêm, có ao 7 báu, có bến tắm gồm 8 thứ nước công đức, vừa trong,
sạch, mát, dịu, thơm, lành, ngọt…có
các loại hoa sen màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hương thơm vi diệu, tinh khiết. Chúng
sanh ở thế giới này do hoa sen hóa sanh, ngày đêm sáu thời thường được nghe nhạc trời vi diệu, có các thứ hoa thơm do chư thiên tung rải cúng dường, có âm thanh
tuyệt vời kỳ lạ của các
loài chim như: bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tầng già…chúng
đồng
cất lên các âm thanh
về ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo…và các chúng sanh nghe đến
âm
thanh này sẽ khởi tâm thanh tịnh niệm Phật, Pháp, Tăng, không
còn hiện lên các cảnh tướng ác đạo.
- Tạo ra các hình
tượng của các đức Như Lai an tọa trên hoa sen:
Là thể hiện một ước vọng hóa sinh trên hoa sen. “Phật chủng
tùng duyên khởi”, gây duyên hóa sanh với giống Phật giải thoát
cao đẹp, chắc chắn sẽ được thành tựu như ý nguyện mong cầu.
- Khởi niềm tin
sâu xa với Phật đạo:
Tín (s,raddha), là căn bản đầu tiên để đi dần vào con đường tu tập. Nó là yếu tố đứng đầu trong 10 món thiện (kusála). Tịnh độ giáo cũng đặt nặng Tín lên hàng đầu trước khi
đi dần qua các giai đoạn Hạnh và Nguyện. Chánh pháp của Như Lai có khả năng diệt trừ khổ não, đưa đến quả giác ngộ giải thoát,
chúng ta phải khởi phát niềm tin sâu xa chắc chắn như thế. Đây
không phải một niềm tin mù quáng mà phải thực hiện bằng khả năng tu chứng, không
phải là một đức tin bị bắt buộc bởi một quyền lực hay giáo điều nào
đó,
vì nếu bắt buộc mình phải tin tưởng và chấp nhận một điều gì đó mà mình chẳng
hiểu một tí nào, vấn đề đó nó thuộc về chính trị, chứ không phải
là tâm lý hay tri thức. (To force oneself
to believe and to accept a thing
without understanding is political, and not spiritual or intellectual). (what the Buddha taught,
by W. Rahula).
Quan điểm thứ tư này của Diệu Huệ Đồng
Nữ,
xứng hợp với tư tưởng về niềm tin của Tịnh Độ giáo (Sukhàvati) trong tín ngưỡng Di Đà (Amita). Gây tạo công đức, tu tập
thiện
pháp khởi phát niềm tin sâu xa vào sự tiếp thọ của chư Phật, Bồ Tát. Niệm Phật cầu tha lực, chắc chắn sẽ được Phật A Di
Đà tiếp độ về thế giới cực lạc do hoa sen hóa sanh, được tự tại cúng dường và phụng
hành giáo pháp của chư Phật. Nhưng muốn tự tại các cõi Phật
(Buddhaksetra) thì phải tu tập thiện pháp nào?
5. Phật bảo Diệu Huệ: “này Đồng
Nữ, nếu muốn
chứng đặng thần thông
tự tại siêu việt, đến khắp vô
lượng cõi Phật để
đảnh lễ cung kính, cúng
dường các Đức Phật phải tu pháp hạnh gì? ấy là phải thành
tựu
4 phương pháp sau đây:
- Không làm phiền não và chướng ngại người
tu tập thiện pháp:
Những người tu tập thiện pháp, không những đem lại an lạc giải thoát
cho tự thân mà còn tăng thêm
lợi ích cho kẻ khác nữa, tiến xa hơn họ còn thành
tựu phước lợi nhơn thiên, xa lìa ác nghiệp ma đạo, được các vị hộ pháp, thiện thần hộ trì che chở. Nhưng
trước khi tu tập thiện pháp phải phát khởi tâm Bồ Đề rộng lớn
làm lợi ích cho hết thảy chúng
sanh là căn bản trên
tiến trình tu tập để cầu đặng đạo quả giải thoát. Trong
kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka sùtra)
Đức Phật có dạy cho thấy rằng những người nào chưa
phát tâm Bồ Đề, hoặc đã phát mà lãng quên mất, tu hành các thiện pháp thì
đó là hành động theo ma nghiệp.
Quên mất tâm Bồ Đề, dù cũng tu tập thiện pháp
nhưng lại dễ dàng sa lạc vào ma đạo, huống gì không phát khởi tâm bồ
đề, hoặc đã phát khởi rồi mà lại bỏ quên. Vì vậy nên biết rằng sự phát tâm thệ nguyện rộng lớn vì thành tựu đạo nghiệp
cao cả, trên phụng báo ân Phật, dưới hoằng hóa cứu độ tất cả chúng sanh, đem tâm từ bi rộng lớn cứu giúp thương xót tất cả mọi loài, dùng trí tuệ sáng suốt để tu tập thiện pháp thì đó là đường lối tu tập chính đáng và hữu hiệu ích lợi nhất, sẽ thu thập nhiều phước đức lớn lao. Kẻ đó chắc chắn sẽ được chư Phật hoan
hỷ tán thán, chư thiên đồng ủng hộ, mọi người cung kính tôn trọng. Nên thấy kẻ nào đúng như pháp mà tu tập thiện pháp như thế thì chúng ta phải phát khởi tâm cung kính, ngợi khen, cúng dường, tôn trọng,
chớ
đừng nên tạo những chướng ngại, phiền não cho họ.
- Chưa từng làm
ngăn ngại kẻ thuyết pháp:
Làm ngăn ngại người thuyết
pháp tức là làm trở ngại sự truyền bá giáo
pháp giải thoát cao
thượng của Đức Thế Tôn. Tội hủy báng Tam Bảo, phá hoại chánh
pháp sẽ bị rơi vào địa ngục vô gián, chịu nhiều khổ báo vô cùng thống thiết. Kinh Pháp Hoa(14), nói rằng kẻ thọ trì kinh Pháp Hoa sẽ
được các Thiên vương ủng hộ, che chở, không
bị
ách nạn, ma vương quấy nhiễu, nếu kẻ nào xâm hủy đến các vị Pháp
Sư
tức là xâm hủy đến các Đức
Phật
rồi. Ngay cả những loài quỉ như: mười quỷ La Sát Nữ, quỷ Tử Mẫu cũng đến bạch với Thế Tôn xin hết lòng ủng hộ cho kẻ thọ trì, đọc tụng giảng nói kinh này. Trong kinh Kim Cương(Vajra Sùtra) nói rằng nếu có người đối với kinh này thọ trì, đọc tụng,
vì người khác mà giảng nói, dù chỉ một bài kệ (gàthà) bốn câu mà thôi,
khiến họ phát tâm tu niệm thì phước đức đó không thể
lấy
gì so sánh cho bằng. Huống gì thấy người khác thuyết pháp
mà sanh tâm hoan hỷ, đến thính
thọ,
cung kính cúng dường thì thành tựu công đức lớn lao không thể tính được.
- Đốt đèn cúng dường bảo tháp Đức Như Lai:
Ngọn đèn tượng trưng cho trí tuệ sáng suốt. Nhờ ánh sáng tỏa chiếu
mà diệt trừ bóng đêm u tối. Cũng thế, nhờ trí tuệ Bát Nhã sáng soi mà diệt
trừ hắc ám vô minh. Bảo tháp
tượng trưng cho pháp thân thanh
tịnh của Chư
Phật. Pháp tánh đó sẵn có trong mọi loài chúng
sanh hữu tình. Đốt đèn bảo tháp
Như Lai tức là khơi dậy trí tuệ Bát Nhã,
làm
sống dậy bản tánh thanh tịnh Phật Đà (Buddhatà)
chính ngay trong mỗi người chúng ta để thành tựu
tuệ
giác vô thượng bồ đề. Kinh Pháp Hoa(15) nói rằng Đức Thế Tôn hiện pháp thân bằng pháp màu bảy báu từ dưới đất vọt lên hư không, mùi thơm bát ngát vi diệu. Chư thiên tung hoa, rải hương cúng dường bảo tháp đó. Phật giảng
giải bảo tháp
là toàn thân của Đa Bảo Như Lai, thật tánh
bất
diệt. Đức Thích Ca cũng ngồi chung 1 tòa bảo tháp, vì Phật tánh vốn đồng thể tánh bất sanh, bất diệt. Bảo tháp là toàn thân Như Lai, là tất cả chúng
sanh đều có Phật tánh, nên nơi nào có thọ trì Pháp Hoa, thì chính
ngay trong thân tướng của chúng sanh đó thể hiện đức tướng Như Lai.Vì vậy đốt đèn cúng
dường các bảo tháp của các Đức Như Lai chính
là khơi dậy trí tuệ Phật sáng
suốt
ngay chính trong tâm chúng sanh hiện tại của
mình.
- Siêng năng tu tập theo thiền định (dhỳana):
Thiền định, Trung Hoa
dịch là tĩnh lự (Samàdhi) tức là những phương
pháp tu trì quán tưởng trong im lặng. Hành
giả
tu tập đòi hỏi phải lắng nghe tâm
mình trong im lặng, tĩnh mịch, an nhiên và bất động.
Gạt
bỏ tất cả ngôn ngữ ý niệm, tập trung vào định lực (Samàdhi). Tu tập thiền định đòi hỏi một
khả
năng trí tuệ bén nhạy trong
tiến trình tư duy, nhận chân được chân lý giác ngộ, giải thoát.
Trước khi nhập Niết Bàn Đức Phật đã dạy cho các tỳ
kheo phải luôn luôn giữ tâm lại trong thiền định,
vì có
như thế mới có thể
quán thông tất cả những
pháp biến chuyển của vạn hữu. Khi tâm đã an trú ở trong
thiền định rồi thì cho dù bất cứ tác động
nào như: đứng, đi, ngồi, nằm
v.v… cũng không bị
tán loạn. Lúc đó trí tuệ Bát Nhã liền hiển lộ quán chiếu, thành tựu trí tuệ sáng suốt của Đức Như Lai mà chứng đắc đạo quả vô thượng bồ đề.
Nhờ góp nhặt tất cả những công đức tu tập cho chính bản thân mình mà khi quan hệ với tha nhân, ra xử sự với đời không bị oán hận. Nhưng làm thế nào để khỏi
bị mọi người ghen
ghét, oán hận? Phật dạy cho Diệu Huệ
Đồng
Nữ các phương pháp sau đây:
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen