"Nếu khuyên dạy mọi người tu tập thiện pháp mà Bồ Tát đi ngược lại thì chính
mình đã tự phá hoại đạo nghiệp của mình. Lời giảng đã mất hết ý nghĩa mà chẳng còn
ai tin tưởng vào giá trị lời nói, đồng thời mình đã đánh
mất
niềm tin và sự kính mến trong lòng kẻ khác
rồi.
Giá trị và nhân cách
của con người đã thể hiện trong ngôn ngữ và trong thái độ phong
cách của người đó..."
Đường hướng xây dựng hạnh phúc cao thượng
Nguyên tác:
Diệu
Huệ Đồng Nữ kinh, tức Tu Ma Đề kinh (Sumati Sùtra)
Ngài Bồ Đề Lưu
Chi dịch từ Phạn sang Hán
Dịch giả &chú
thích: Thích
Tín Đạo
(1982)
6. Muốn đạt được tâm không oán hận, ra xử thế cũng không bị kẻ
- Gần gũi bạn lành, chẳng nên nịnh hót:
Tâm lý người đời ai cũng quí mến mọi điều chân thật, đạo lý giải thoát của Như Lai đặt căn bản trên sự tôn trọng sự chân thực trong
chiều hướng đi tìm cầu và đạt đến chân
lý. Phải xóa tan tất cả những mê mờ, vọng
niệm
phân biệt, giả dối, vì tất cả những
điều đó không xứng hợp chân lý. Bồ Tát phải đem tâm chân thực ra đối xử với mọi người, kẻ nào sống bằng tâm lý dua nịnh tức là không thể hiện tấm lòng chân thực của chính mình, đó là vọng tâm, là nhiễm ô, là điên đảo, trái ngược với đạo pháp. Tâm
lý dua nịnh đem ra xử sự cho đẹp mắt đối với mọi người, bạn hữu, thân nhân…cũng chỉ là để che dấu sự
dối trá bên trong mà thôi, nó không những không tạo nên sự
gắn bó mật
thiết, thân ái lâu dài, mà có thể
đưa
tới hậu quả mặc
cảm
vì kẻ đó sau này hiểu rõ được rằng mình là kẻ bị người dối trá gạt gẫm, có thể đưa đến một sự oán hận sâu xa không lường được.
- Với tha thắng pháp, không sinh tâm ghét bỏ, khinh chê:
Tha thắng pháp, hay còn gọi là tha thắng xứ: Tức
là kẻ chiến bại, kẻ bị
thua sút tất cả mọi người, là kẻ bị tất cả mọi người đánh
bại. Vì Tỳ kheo
phạm Ba la di, gọi là kẻ tha thắng.
khác ghen ghét, oán hận, thì Bồ Tát phải
thành tựu 4 pháp này:
Trong Du-già Sư Địa Luận (Yogacàra Sàstra) có nói đến 4 trường hợp
sau đây của một vị
Bồ
Tát gọi là tha thắng:
+ Bồ Tát vì
tham dục, cầu lợi dưỡng cung kính, khen mình, chê người.
+ Bồ Tát không tài thí, huệ thí
và pháp thí.
+ Bồ Tát oán
hận, làm thương tích hữu
tình, không thể can ngăn.
+ Bồ Tát hủy báng Bồ tát tạng, thiết lập pháp tương tự để lôi cuốn kẻ
Phạm chỉ một điều khoản cũng đủ mất tư cách, và nếu nhiều lần
không biết hổ thẹn, coi như tự động xả giới, gọi là tha thắng xứ. Đối với
những trường hợp đó, nên thương xót khuyên
ngăn, can gián, chớ đừng nên
sinh tâm khinh khi, ghét bỏ. Tha Thắng pháp cũng chỉ
cho pháp ngoại
đạo
tà giáo, không thể địch lại
với
giáo pháp cao siêu của Đức Phật.
- Thấy người được tiếng tăm vinh dự, tâm thường hoan hỷ:
Tâm lý người đời, ai cũng muốn mình
trổi vượt hơn tất cả mọi người về bất cứ lãnh vực nào, vật chất cũng như tinh thần. Nhưng
nếu lỡ bị thua kém mà sanh tâm đố kỵ (ìrạỳa) thì đó là một tính xấu, một loại phiền não tùy thuộc (upaklesá), nó có khả năng làm nhiễu hại tâm trí, khiến cho chúng ta
bị rối loạn đầu óc, ray rức
tinh thần, làm dày
vò khổ sở cho tâm ta. Kẻ nào tu
tập
theo thiện pháp được người đời cung kính tán dương, tôn trọng thì mình phải nên sanh tâm hoan hỷ ca ngợi vì biết rằng người đó là bậc đáng được
tôn trọng, là kẻ đang trên cuộc hành trình của Thánh đạo giải thoát. Họ sẽ là những lợi ích lớn lao cho tất cả mọi người, cho vạn loài chúng sanh.Vì thế đối với những vị đó chúng ta cần phải phát khởi tâm kính mến chứ đừng ganh ghét, hủy báng.
- Chẳng nên khinh khi các vị
hiện thân Bồ Tát hạnh:
Niềm khát vọng thiết tha và chính đáng nhất của tất cả mọi người mọi
loài là làm thế nào được sống
yên ổn, hạnh phúc
và an vui, có tính cách
lâu dài. Nhưng chẳng có một ai có thể đạt được niềm
khát vọng và mơ ước đó, trái lại còn bị muôn
ngàn khổ đau phiền não của đời sống luôn luôn níu kéo, trói buộc, chẳng có lúc nào thực sự đạt đến hạnh phúc trọn vẹn. Vì vậy lý tưởng của Bồ Tát đạo là tạo dựng một hạnh phúc an
vui và giải thoát cao
thượng, bền vững cho hết thảy chúng sanh. Chí nguyện của Bồ Tát thề cùng chúng sanh lặn lội vào trong bất cứ khổ đau, luân hồi, lục đạo, chịu đựng tất cả những khổ sở thương đau để cùng với chúng
sanh trong từng giờ, từng phút, từ đời này qua kiếp khác, để tìm mọi cách đưa chúng
sanh mê lầm tội
lỗi
ra khỏi vọng nghiệp khổ đau mà hoàn thành đạo nghiệp. Có những vị Bồ Tát điển hình phát khởi thệ nguyện
rộng lớn như: Địa Tạng Bồ Tát
(Ksitigarbha) thề không chứng vị đạo quả nếu trong cảnh địa ngục vẫn còn
những chúng sanh bị thọ báo những cực hình khổ sở. Đức Quán
Thế
Âm (Avalokitésvara) phát nguyện cứu vớt khổ đau cho bất cứ chúng sanh nào
trong biển đời trầm luân khổ ải mà tha thiết nhớ nghĩ đến danh hiệu Ngài.
Ngài còn hóa hiện ra thân Tiêu Diện Quỷ để đem
oai
đức thống lãnh ma
quân, chuyển quả báo đau khổ trong loài địa ngục, ngạ quỷ trở thành cảnh giới giải thoát trong nhiều phước báu an lạc của cõi nhân thiên. Bồ Tát Di Lặc (Maitreya) với bản nguyện trong tương lai sẽ xuất hiện trên cõi Ta Bà
này, hiệp cùng vị Chuyển
Luân Vương để
cải tạo xã hội uế trược này thành
cõi Tịnh Độ về cả hai mặt: văn hóa và tinh thần. Hình
ảnh của Bố Đại Hòa Thượng,
có thuyết cho rằng đó là hiện thân của Đức Phật Di Lặc, trong tinh thần hoan hỷ đi khắp nơi để
hóa độ chúng sanh. Ngoài ra, còn
biết bao nhiêu hình ảnh của các vị Bồ Tát quyền hiện ra bất cứ hình thức và phương tiện tùy theo sự mong cầu chúng sanh mà nhiếp hóa. Tư tưởng này chúng ta có
thể
tìm thấy rõ ràng trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn nói về Bồ Tát
Quán Thế Âm phương tiện ứng hiện ra cả 33 thân tướng chúng
sanh
mong cầu để hóa độ, từ thân tướng
trang nghiêm của Chư Phật, đến thân chư thiên, thân vua quan, thân tỳ kheo, cư sĩ…cho đến cả thân phụ nữ hay con nít để đáp ứng
nhu
cầu cần hóa độ. Chúng sanh không nên vì
một vài
hình
thức, cử chỉ hành
động
của các Ngài có vẻ tầm thường mà sinh tâm khinh khi
ngạo báng. Chính Bồ Tát là kẻ thực hiện pháp
nhứt thừa, là môi giới của các Đức
Phật
và tất cả các chúng sanh để duy trì chánh
pháp Đức Như Lai.
khác tin, hiểu sai lạc
tinh thần Bồ Tát
Đạo.
- Lời nói và sự thực hành phải đi đôi với nhau:
Bồ tát xả thân hoằng hóa chúng sanh không những chỉ dùng lời nói chân
thật, như pháp để xử sự với đời hay giảng dạy kẻ khác, mà chính Bồ
Tát là người tiên phong
thực hành những điều đó một cách chân chính và nghiêm túc nữa. Nếu khuyên dạy mọi người tu tập thiện pháp mà Bồ Tát đi ngược lại thì chính
mình đã tự phá hoại đạo nghiệp của mình. Lời giảng đã mất hết ý nghĩa mà chẳng còn
ai tin tưởng vào giá trị lời nói, đồng thời mình đã đánh
mất
niềm tin và sự kính mến trong lòng kẻ khác
rồi.
Giá trị và nhân cách
của con người đã thể hiện trong ngôn ngữ và trong thái độ phong
cách của người đó. Sự thành tín
cũng là một đức tính chủ yếu và cao quí giá trị nhất trong sự tương quan mật thiết giữa ngôn ngữ và hành động.
- Không che dấu điều xấu xa tội lỗi với bậc thiện hữu, tri
thức:
Phàm người đời không ai tránh
khỏi những việc xấu xa tội lỗi hoặc do vì vọng niệm, ý tưởng không
chân chính, hoặc do vì sân hận dùng lời nói xấu ác
để
hủy báng, nhục mạ, ly gián, chửi mắng kẻ khác hoặc do vì thù hận, ác tâm đánh đập giết hại hay tạo nên các nghiệp
xấu xa, đê hèn. Tuy nhiên
điều quan trọng và cao quí nhất là ý thức được rằng mình có gây nên những tội lỗi đó mà khởi tâm tàm quí đối với chính mình
hay kẻ khác mà phát khởi tâm
ân hận, xấu hổ, thẹn thùng,
ăn
năn tỏ bày sám hối. Đối tượng để cho chúng ta
phát lồ tội lỗi để cầu xin sám hối chính là Đức Phật, chư Bồ Tát, Thánh hiền Tăng tu hành phạm hạnh. Đối tượng gần gũi với đời sống chúng
ta trong mọi sinh hoạt hằng ngày là các bạn lành, các
thiện tri thức, là điểm tựa, là nhân duyên lớn lao, là tấm gương sáng để chúng ta nương vào cải đổi
tâm tính xấu xa tu tập pháp lành mong diệt trừ ác nghiệp.
Vì vậy mỗi khi
chúng ta bị ray rứt, dằn vặt về những tội lỗi, mặc cảm xấu xa nào đó, chúng ta
có thể thẳng thắn bày tỏ với các vị thiện hữu để tìm cầu lời khuyên dạy
hữu
ích, chuyển hóa những phiền não tội lỗi thành
những pháp thanh tịnh an
lạc, thuận duyên trên đường
hướng tu tập đạo lý giải thoát, hợp với chân lý giải thoát.
- Với giáo pháp được nghe, không tìm
tòi những sơ hở, lầm lỗi:
Giáo pháp vô thượng sâu xa, vi diệu của Đức Phật không dễ gì mà nghe
đặng. Có những chúng sanh vì nghiệp
quả
nặng nề chịu
những quả báo khổ sở cực hình trong loài địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, không có
lúc nào được nghe đến một danh hiệu Phật, chẳng nghe được một câu kinh, câu kệ để tu tập sám hối những ác nghiệp đã tạo vô lượng kiếp về trước. Có những
kẻ
trải qua trăm nghìn kiếp mới gặp được giáo lý cao thượng đó để phụng
trì. Vì vậy ngày nay chúng ta được giảng dạy, được học hỏi, được thọ trì giáo
pháp Phật chắc chắn nhờ nhiều phước duyên đã gây tạo từ vô lượng
kiếp về trước, nên mỗi khi nghe đặng giáo
pháp nên khởi tâm hoan hỉ sung sướng, hân hạnh diễm phúc được tắm gội trong giáo pháp cao minh đó. Cần
phải tìm hiểu rõ ràng sáng suốt, thấu đáo ý nghĩa, tuy nhiên đừng đem tâm vấn nạn, dùng tâm xấu xa để vạch tìm những lầm
lỗi
vô lý hay cố tình xuyên
tạc
chánh pháp. Giáo pháp của Như Lai cao siêu, nhiệm
mầu
và chân thật, nếu có lệch lạc và không
thích hợp với hoàn cảnh, với căn cơ trí tánh của
người nghe, hoặc vì người thuyết giảng không
giải thích, phân tích và trình
bày một hệ thống chặt chẽ, có phương pháp lý luận vững vàng, phân minh: Vì vậy Bồ Tát cầu học đạo lý giải thoát nên nhất tâm học hỏi ý nghĩa thấu
đáo
hơn là vạch tìm nhũng sơ hở vụn vặt trong đó.
Pháp sư là người thay Đức Phật để thuyết giảng đạo lý vô thượng cho
hữu
tình chúng sanh để diệt trừ nghiệp quả khổ não, luân hồi sanh tử mà tu
tập
chánh pháp Như Lai, thành tựu quả vị chánh đẳng, chánh giác. Kinh Pháp Hoa (16), có nói lời nguyện của 10 vị La Sát Nữ bạch với Đức Thế Tôn rằng họ
luôn luôn ủng hộ
những người thọ trì kinh này nếu
như
có ai khởi ác tâm
rình tìm chỗ dở của pháp sư tức thì tâm niệm đó bị hủy diệt. Đồng thời
họ cũng thệ nguyện
rằng thà nhảy lên ngồi hay chà đạp đầu óc của họ còn hơn là não hại đến vị pháp sư, cho đến ngay cả trong chiêm bao cũng đừng khởi lên tâm não hại như thế. Có những vị thiết tha muốn nghe đặng một câu
kinh, một bài kệ dám hy sinh cả thân mạng mình, như trong kinh Đại Bát Niết Bàn (Mahà parinirvàna Sùtra)(17) trước giờ từ biệt hàng đệ tử thân yêu,
để đi vào tịch diệt, Đức Phật đã kể cho Ngài Ca
Diếp và toàn thể đại chúng
nghe câu chuyện một vị Thích
Đế Hoàn Nhơn biến ra thân quỉ La Sát, dung
mạo
xấu xa tàn ác để thuyết pháp: Lúc bấy giờ có một người tu khổ hạnh trên núi tuyết đến nghe pháp. Quỷ La Sát bèn cất tiếng thanh nhã để tuyên nói
bài kệ của Đức Phật đời quá khứ. Bài kệ vi diệu gồm có 4 câu. Quỷ La Sát
chỉ
đọc hai câu đầu của 1 bài kệ:
Thị sanh diệt pháp…”
“Chư hạnh vô thường
rồi im bặt đưa mắt nhìn quanh bốn phía. Khi đó người tu khổ hạnh nghe đặng
nửa
bài kệ lòng rất vui mừng
sung sướng như khát nước lâu ngày
gặp được giòng nước mát, như nắng hạn gặp mưa, lòng ngạc nhiên vô
cùng, không ngờ một con quỷ La Sát mà lại thông hiểu bài kệ như vậy, lòng nghĩ
rằng có lẽ trong đời quá khứ quỷ La Sát này
đã gặp được Chư Phật và đã nghe hiểu giáo pháp, liền đến trước quỉ La Sát nói rằng: Thật là hy hữu, Ngài
đọc
được bài kệ của Đức Phật quá khứ ở đâu
thế? Xin Ngài
nói cho tôi nghe nốt nửa bài còn lại sau cùng, tôi sẽ xin nguyện trọn đời theo Ngài làm đệ tử trung
thành hầu cận.
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen