"Hòa Thượng
Tịnh Không nói rằng, con người có hai cái dạng dễ vãng sanh nhất,
một là dạng thượng căn thượng trí, đại Bồ-Tát tái lai. Các Ngài nghe một hiểu
mười, nghe tới mười thì các Ngài ngộ ra đạo lý luôn. Hạng này là hạng
thượng căn thượng cơ, dễ vãng sanh lắm. Còn một hạng khác nữa là hạng
hạ hạ ngu, không biết gì hết..."
Cư Sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
(Tọa Đàm
11)
Nam Mô A-Di-Đà
Phật,
Đêm hôm
qua, chúng ta có thố lộ một tin tức, là thường thường một trăm người được
vãng sanh thì trong đó xác suất người hiền lành được phước phần vãng
sanh lên tới gần chín mươi phần trăm. Đây là một chuyện hơi
lạ lùng!
Sở dĩ những
người hiền rất dễ vãng sanh là tại vì những người hiền có ít tập khí
hơn những người không hiền! Dù cho nhiều khi trong đời này người ta không tu,
nhưng mà cái tâm hiền nó có từ trong những đời kiếp trước lưu lại. Cho
nên người ta có được cái tính hiền lành, thanh tịnh.
Chính nhờ vậy
mà những người hiền lành thật sự rất dễ vãng sanh.
Trong
năm 2007 khi đi về Việt Nam, thì đứa em của Diệu Âm nó nói
như thế này, nó nói thật to, nói giữa đám đông, và liền bị Diệu Âm la
cho một trận. Nó nói, bây giờ người nào không cần tu gì hết, cứ hiền
hiền là được, mời tôi tới hộ niệm... 100% vãng sanh. Tôi nghe nói như
vậy... tôi kéo ra la cho một trận. Tôi nói, chính anh Năm đây còn
chưa dám nói 100%, tại sao em dám nói 100%? Mà thực ra thì nó nói đúng. Nói như
vậy có nghĩa là nó muốn diễn tả rằng những người nào, biết được người
này hiền hiền, hiền từ là được, khi đến hộ niệm, nói sao
nghe vậy, nói sao nghe vậy... thì vãng sanh dễ lắm.
Cũng có một năm, từ
trong một cái đĩa họp hành gì đó của các ban hộ niệm ở Việt Nam, cũng
có một chị trong một ban hộ niệm đứng lên tuyên bố như thế này,
"Những người nào mà quê quê mùa mùa một chút xíu, không có kiểu cách gì
hết trơn... đau bệnh, kêu tôi tới hộ niệm thì 100% vãng sanh.
Còn sợ nhất là những người... dở dở ương ương, có biết chút ít gì đó... Trời
ơi! Làm cho người ta vãng sanh mà mình phải đổ mồ hôi hột". Lời
nói này cũng giông giống như trên.
Đây
là thân chứng của người ta. Người ta nói bằng cái tình thực. Sở dĩ những
người có tu chút chút, thường thường có nhiều tập khí nổi
theo bên đường tu hành của họ và thường thường tính cống cao ngã
mạn cũng hay nổi ra lắm. Một khi sự cống cao ngã mạn nổi ra
như vậy, nó kèm theo những cái lý luận này lý luận nọ... Cho nên khi
mà người hộ niệm tới khuyên, người ta hay cãi lắm. Họ không
đành lòng niệm câu A-Di-Đà Phật đâu à! Người ta bị vướng vào
cái lý gì trong đó! Những người đó lại rất khó vãng sanh!
Ngài Ấn
Quang Đại Sư khai thị, Ngài nói, "Khi tu hành, chúng ta phải thấy rằng ta
là hàng phàm phu hạ căn tội chướng sâu nặng, còn tất cả mọi người đều
là Bồ Tát". Nghe đến những lời khai thị của các Ngài...
Khi tu thì phải cho ta là hàng phàm phu hạ căn, tội chướng sâu nặng. Những
người mà cho rằng mình là phàm phu tội chướng sâu nặng, thường là những
người hiền. Còn những người tự cho ta là thông minh trí huệ, thường là những
người cao ngạo, không phải là người hiền! Rõ ràng không? Mỗi vị nói một cách
khác nhưng ý tưởng thì giống hệt như nhau.
Ngài Tịnh
Không thì nói: “Tu... là tập cho ngu”. Phải không quý vị? Hòa
Thượng Tịnh Không nói rõ ràng mà... ta nghe lời pháp của Ngài thì ta phải ứng
dụng liền chứ. Ngài nói, tu là tập cho ngu lại. Có nghĩa là sao? Ví dụ,
như mình đã có học rồi thì làm sao mà nói bỏ chữ nghĩa đi để cho ngu
được? Thực ra là Ngài nói rằng... tu là phải tập cái tính cho khiêm nhường
lại, coi mình là còn dở. Để chi vậy? Để cho cái tâm cống cao ngã mạn nó không
khởi ra. Những vấn đề này Ngài thấy hết... Ngài mới nói như vậy,
chứ không ai lại bắt mình phải ngu bao giờ? Tức là, nên tự biết
rằng tội chướng của mình có nhiều như vậy, nên cần phải thành tâm sám
hối, chí thành sám hối. Ngài Ấn Quang nói, phải chí thành chí thiết. Người
nào là người chí thành? Người hiền lành nhất. Người mà cho mình là tội lỗi
nhiều nhất chính là những người biết kiệt thành sám hối. Những người thấy
mình quá ư là dở thì mới khiêm nhường, gặp người nào họ
cũng cung cung kính kính. Chính vì vậy cái đức tính thật thà của
họ phát sinh ra, nhờ như vậy mới cảm ứng được và lúc người ta niệm
câu Phật hiệu lên, tự nhiên chân thành.
Hòa Thượng
Tịnh Không nói rằng, con người có hai cái dạng dễ vãng sanh nhất,
một là dạng thượng căn thượng trí, đại Bồ-Tát tái lai. Các Ngài nghe một hiểu
mười, nghe tới mười thì các Ngài ngộ ra đạo lý luôn. Hạng này là hạng
thượng căn thượng cơ, dễ vãng sanh lắm. Còn một hạng khác nữa là hạng
hạ hạ ngu, không biết gì hết. Hạng này, hỏi cái gì cũng không biết. Hễ nói
sao... làm vậy. Hạng người này cũng rất dễ vãng sanh. Hai hạng người
này dễ vãng sanh lắm. Mình thấy không? Một người thì nói như thế này,
người thì nói như thế kia, nhưng hầu hết các Ngài nói có hàm nghĩa giống
nhau. cho nên khi nghe những lời Pháp của các Ngài, mình phải biết
cách ứng dụng.
Hạng người
mà khó vãng sanh nhất, Ngài nói, “chính là hạng người của chúng ta
đây”, dở dở ương ương! Hay không hay mà dở không dở! Khi học được chút
ít lý đạo gì rồi, thì thường nói trên trời cao không à, không bao giờ nói
dưới đất. Còn thực tế thì sao?... Chân thì đi dưới đất mà ý nghĩ thì
cứ bay bổng trên trời cao. Vô tình, mắt cứ ngước nhìn lên
trời cao mà chân thì cứ lún lần... lún lần... lún lần... vào những cạm
bẫy, những hố hầm mà không hay! Khi nhắc lại những lời nói này, mình mới
thấy rõ rệt, mình mới hiểu ra vấn đề để chuẩn bị cho con đường tu
hành của chính mình vậy.
A-Di-Đà
Phật, Ngài nói rằng, niệm Phật, với những người dẫu cho tội chướng sâu nặng,
nhưng mà kiệt thành sám hối, niệm danh hiệu Ngài vẫn được vãng sanh. Nhưng Hòa
Thượng Tịnh Không, Ngài nói, cái nghiệp chướng này là nghiệp chướng cũ, chứ
không phải là nghiệp chướng mới. Tại sao lại có nghiệp chướng mới? Xin
thưa chính vì cái tập khí nó tạo ra nghiệp chướng mới. Cho nên hôm
qua chúng ta có nói, thường thường những người trong quá khứ đã làm
chuyện sai lầm, nay thấy cái điều sai lầm đó... Mình khuyến tấn họ, người
ta kiệt thành sám hối liền, người ta buông hết, quyết tâm niệm Phật, ấy thế
mà rất dễ vãng sanh. Còn những người không nghĩ rằng là trong quá khứ
mình đã làm sai, không nghĩ rằng là mình có tội chướng sâu nặng, cho nên
cái cống cao ngã mạn cứ tiếp tục nổi lên song song với đường tu
hành của họ. Những hiện tượng này thường thường dễ thấy lắm, không
khó. Ví dụ, khuyên Chị niệm Phật... "Tôi biết rồi mà, đâu cần gì
anh khuyên". Rõ ràng... khi đã nói, tôi biết rồi, tức là, chứng
tỏ rằng ta hơn người đó. Vì thấy mình hơn người đó, thành
ra mình không nghe lời người đó nói. Chính cái tánh tự mãn
này làm cho người có tu hành đó mất vãng sanh! Lý do ở tại
chỗ này đây.
Chính vì vậy
mà để cho vững vàng con đường vãng sanh, xin chư vị hãy lắng nghe cho kỹ lời
dạy của ngài Ấn Quang Đại Sư: "Tu hành phải luôn
luôn nghĩ rằng ta là phàm phu, chỉ có ta là phàm phu còn những người khác
là Bồ Tát". Mà đã cho là phàm phu rồi, thì không bao giờ có quyền
được xỉ mạ người khác, không bao giờ được quyền nói người khác là ngu,
không bao giờ được quyền nói người khác là khùng, không bao giờ nói người khác
là sai, không bao giờ nói người khác là lỗi... Tại vì khi nói ra như vậy
là chứng tỏ mình đã có cái tâm cống cao ngã mạn nổi lên rồi. Một khi tâm cống
cao ngã mạn nổi lên, như ngài Vĩnh Minh nói, "Tu có giỏi cho
mấy đi nữa mà khởi lên một tâm cống cao ngã mạn, thì sẽ rơi vào cái hạng gọi là
A-Tu-La". Trời ơi! Ngài nói dễ sợ lắm! Quý vị biết hàng A-Tu-La nằm
ở đâu không? A-Tu-La có thể nằm trên trời. A-Tu-La có thể nằm ở cõi nhân này.
A-Tu-La có thể nằm trong hàng súc sanh. A-Tu-La có thể nằm trong hàng ngạ quỷ...
Dễ sợ lắm!... Đừng có khinh thường chuyện này nhé.
Cho nên,
khi nghe từng lời giảng của các Ngài, nghe tới đâu, thấm tới
đó. Diệu Âm thường khi nghe tới đó, nếu là đang nghe máy, tới đó
thì tắt máy liền... Để chi vậy? Để mình nghiệm thu cái ý này cho nó nhập
vào trong tâm trước đã, rồi mới nghe đến cái khác. Từng ý... từng
ý... từng ý như vậy. Nhờ vậy, sau cùng mình có chỗ ngộ trong đó.
Ngài Tịnh
Không nói, người hạ căn hạ cơ dễ vãng sanh hơn người trung trung thường
thường. Mình là hạng trung trung thường thường. Người trung trung như
vậy muốn leo lên cho tới thượng, leo không được! Tại căn cơ của
mình đã vậy rồi mà, leo không được. Nhưng nếu mình biết khôn khéo một
chút, hạ mình xuống, leo xuống thì dễ hơn. Hạ xuống thấp rất
là dễ, bằng cách nào? Hãy ráng cố gắng khiêm nhường tối đa, lấy lời Phật dạy
ra... ứng dụng liền. Từ lời ăn, tiếng nói, vô trong đạo tràng... ra ngoài
đạo tràng... khi bắt đầu tu... bỏ lần bỏ lần những tập khí xấu. Trước đây
khi mới bắt đầu tu, Diệu Âm cũng có một thời kỳ bị tăng cái ngã mạn lên.
Nhưng mà... khi bắt đầu nghe... nghe... nghe....nghe rồi thấm... thấm...
bắt đầu Diệu Âm giựt mình. Bây giờ thì thật sự là đã giựt mình.
Hôm qua khi nói tới chuyện nói lời lỗi lầm với các vị Sư. Diệu Âm hai
lần xin sám hối. Mà thực sự như vậy, tại vì có nhiều lúc mình cống cao ngã
mạn, mình nói những chuyện sai lầm! Những chuyện này... khi sơ ý, tâm
cống cao ngã mạn nó phá mất công đức của mình.
Một điều rất
là dễ sợ! Hãy chú ý chỗ này nè, là thường thường... giống
như khi lên đài đấu võ vậy. Mình đang tu thế này... là đang dự một
cuộc, gọi là đấu tranh với vấn đề sanh tử, vấn đề luân hồi, giống
như đang lên võ đài vậy đó. Hễ mình là một người yếu, thuộc hạng...
"Hạng Muỗi" đi, thì oan gia trái chủ, những thế lực hung hiểm
đối đầu với mình, họ sẽ đưa cái hàng muỗi lên để thử với mình. Nếu giả
sử như mình thuộc... thuộc cái hạng... "Hạng Rùa" hay "Hạng
Gà", tức là hạng cao hơn một chút, mà mình lại giả vờ là hạng...
hạng muỗi... họ đưa loại hạng muỗi lên thì mình thắng rất là dễ. Chứ
nếu mình tự vỗ ngực xưng tên một cái, họ tưởng mình thuộc hạng gọi là
hạng "Heavy", trong boxing gọi là hạng "Heavy". Họ đưa
cái hạng thượng thặng lên... Tôi nói thiệt, trong cuộc đấu tranh với
sanh tử này, trước những giờ phút lâm chung... chỉ cần một chiêu là xong liền,
tiêu liền lập tức!
Cho nên,
khi mình hiểu được chỗ này, thấy những người tu hành mà
không chịu khiêm nhường, thường thường nó vướng tới những cái nạn, mà sau
cùng, như Hòa Thượng Tịnh Không nói, tam ác đạo nhất định không cách nào thoát
được. Ghê lắm! Chính vì vậy, để cho sự vãng sanh của mình được vững
vàng, thì khi tu hành mình cố gắng khiêm nhường, tất cả những tập
khí hãy cố gắng bỏ. Dễ dàng lắm: Đừng có luyến tiếc làm chi, vui vẻ, thoải
mái, luôn luôn tìm cách kết hợp với nhau, như tôi thường hay nói là, trên
thế giới này mà tìm một cái đạo tràng, giống giống như đạo tràng của mình, ngày
nào cũng tu, 365 ngày cùng tu, 365 ngày cùng nhau... ủng hộ, nào là phổ biến,
nào là huân tu, nào là học hỏi về hộ niệm... xin thưa thật, chư vị thử đi
tìm đi... Nó khác xa nhiều lắm trong đó. Chính vì thế, tìm được
một nơi lập được một đạo tràng nhỏ nhỏ như thế này, rồi ngày nào cũng tới
đây huân tu, thật sự chỗ này là để cho mình được vãng sanh đó chư vị ạ. Tại
sao như vậy? Tại vì mình niệm Phật là chuyên lòng niệm Phật, ngày nào mình cũng
nguyện vãng sanh là điểm đến mình nhất định đã có rồi. Đường đi mình có rồi,
mà mình còn chuẩn bị rất kỹ để trước giờ phút lâm chung, trước giờ phút xả
bỏ cái báo thân này, mình lại có những người chuyên lòng niệm Phật, biết tất cả
những cách hóa gỡ ách nạn cho mình, ở sát cạnh mình... Xin thưa thật
đây chính là chỗ an toàn vô cùng.
Thấy vậy
mà mừng! Nhất định... trụ lại, phải định lại. Chúng ta nhất định cùng
nhau hoan hỷ, buông xả. Người thì có cái tật này, người thì có cái tật
kia. Chúng ta là phàm phu mà, chắc chắn ai cũng có tật, ai cũng có bệnh hết.
Nhưng xin hãy tập bỏ lần, bỏ lần, bỏ lần, để cho ngày chúng ta nằm
xuống, nhất định những tập khí này mất đi. Nói rõ ra là sân giận mất
đi, đố kỵ mất đi, tự ái mất đi, cống cao mất đi, khinh mạn mất đi, tham sân si
mất đi, tất cả hãy mất đi, để cho ngày xả bỏ báo thân, chúng ta đi về Tây
Phương Cực Lạc với Phật.
Đơn giản
như vậy, những người chung quanh chúng ta đều hoan hỷ, tiễn đưa, hỗ trợ...
Chúng ta từng người từng người đều được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Nam mô
A-Di-Đà Phật.
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen