Nếu bạn đã từng phóng sanh,
chắc bạn hiểu được cảm giác những chúng sanh khi được bạn mua
về rồi bắt, nhốt, trong lồng, cũi, xô, chậu...chúng hoảng sợ
đến chừng nào? Rồi khi chúng ta làm lễ phóng sanh, những chúng
sanh đang bị nhốt đó chúng cũng vẫn còn hoảng hồn đến nhường
nào? Lý do giản đơn: Chúng chỉ biết số mạng của chúng
là sắp tận. Rồi cho đến khi chúng ta thò tay, mở cửa lồng,
cửa cũi, hay đem những xô, chậu đó hướng lên không trung hay thả
xuống nước... lúc ấy những chúng sanh bị nhốt đó mới vội
vàng nhao ra khỏi cửa lồng, cũi, hay xô, chậu để thoát thân.
Tại sao chúng có cảm giác đó? Vì chúng sợ chết! Nay có cơ
hội thoát chết, nên chúng tìm mọi cách làm sao thoát khỏi
chốn ngục tù đó...
Ôn cố tri tân!
Đó là câu mà nhân gian thường nói mỗi khi chuẩn bị bước vào năm mới. Chỉ còn ít ngày nữa chúng ta sẽ bước sang một năm mới – Năm Ất Mùi 2015. Với người Phật tử nói chung và hàng Phật tử tại gia nói riêng – Trước khi bước vào một năm mới thiết nghĩ chúng ta cũng nên dành chút ít thời gian để quán chiếu lại chặng đường tu đạo của một năm trôi qua để thấy rõ liệt, ưu mà kịp thời tu sửa.
Âu cũng là ông cố tri tân vậy.
Trong năm Giới dành cho hàng Phật tử tại gia thì giới thứ 4:
- Không được tà dâm
và giới thứ 5:
- Không được uống bia rượu hay dùng chất kích thích
luôn trở thành những nan đề, hàng rào cản hoặc tạo thành những định kiến không đúng, lệch lạc về đạo Phật, từ đó khiến cho không ít người vốn có cảm tình với đạo Phật, rất muốn tu đạo Phật nhưng tỏ ra hoài nghi, sanh hoảng sợ rồi tìm cách thoái lui...
Ý nghĩa đích thức của 5 Giới dành cho hàng tại Phật tử tại gia là gì? TN xin được chia sẻ đôi hàng cùng các bạn, nhằm giúp cho chúng ta cùng có cái nhìn chân chánh hơn về đạo Phật, nhân đó mà có thêm động lực dũng mãnh hơn khi bước vào tu đạo. Được vậy mới mang lại lợi lạc cho bản thân và người thân của mình.
Phật đặt ra cho hàng cư sĩ tại gia chúng ta 5 giới, những giới đó là gì?
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống bia, rượu hay những chất kích thích.
5 Giới này không chỉ hàng cư sĩ tại gia, mà ngay cả hàng Tu sĩ cũng đều phải giữ cả. Bây giờ Thiện Nhân sẽ đi vào chi tiết từng giới để bạn hiểu rõ hơn.
1. Giới Không Sát Sanh:
Trong Tiểu Bộ Kinh Phật nói về nghiệp sát sanh như sau: "Ở đây này thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông sát sanh tàn nhẫn tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy. Sau khi thân hoại, mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu không sanh vào cõi dữ, mà được sanh làm loài người, chỗ nào nó sanh ra nó phải đoản mạng (chết yểu). Con đường ấy đưa đến đoản mạng. Này thanh niên tức là sát sanh tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình.
Nếu từ bỏ sát sanh, biết tàm quí, có lòng từ, sống thương sót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và các loại hữu tình. Do nghiệp ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, nếu sanh ở loài người được trường thọ, đó là con đường đưa đến trường thọ.
Ở đây, này thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông tánh hay não hại các loại hữu tình với tay với cục đất hay với cây gậy, cây đao. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, nó sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu không sanh vào cõi dữ mà được đến loài người, chỗ nào nó sanh ra nó sẽ bị nhiều bệnh hoạn, con đường ấy đưa đến bệnh hoạn. Này thanh niên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, cây đao.
Nhưng ở đây, này thanh niên, nếu từ bỏ não hại các loài hữu tình, có lòng từ đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung nó được sanh vào thiện thú. Nếu không sanh vào thiện thú, mà được sanh ở loài người thì nó được ít bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến ít bệnh hoạn“.
Nếu bạn đã từng phóng sanh, chắc bạn hiểu được cảm giác những chúng sanh khi được bạn mua về rồi bắt, nhốt, trong lồng, cũi, xô, chậu...chúng hoảng sợ đến chừng nào? Rồi khi chúng ta làm lễ phóng sanh, những chúng sanh đang bị nhốt đó chúng cũng vẫn còn hoảng hồn đến nhường nào? Lý do giản đơn: Chúng chỉ biết số mạng của chúng là sắp tận. Rồi cho đến khi chúng ta thò tay, mở cửa lồng, cửa cũi, hay đem những xô, chậu đó hướng lên không trung hay thả xuống nước... lúc ấy những chúng sanh bị nhốt đó mới vội vàng nhao ra khỏi cửa lồng, cũi, hay xô, chậu để thoát thân. Tại sao chúng có cảm giác đó? Vì chúng sợ chết! Nay có cơ hội thoát chết, nên chúng tìm mọi cách làm sao thoát khỏi chốn ngục tù đó...
Một trong Thập Thiện Nghiệp đó là Không Sát Sanh. Người không sát sanh được mười điều lợi lạc sau đây:
1) Tất cả chúng sinh đều kính mến
2) Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh
3) Trừ sạch thói quen giận hờn
4) Thân thể thường được khỏe mạnh
5) Tuổi thọ được lâu dài
6) Thường được Thiên thần hộ trợ
7) Ngủ ngon giấc và không chiêm bao giữ
8) Trừ hết các mối oán thù
9) Khỏi bị đọa vào ba đường ác.
10) Sau khi chết, được sanh lên cõi Trời.
Trong Kinh Bồ Tát Giới Phật nói: "Tất cả lục đạo chúng sinh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta đã chết đi rồi sanh lại trong nhiều đời nhiều kiếp". Vì thế nếu nếu chúng ta sát sanh dù gián tiếp hay trực tiếp, đồng nghĩa chúng ta đã:
- Giết hại các vị Phật tương lai. Bởi Phật nói: "Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành"
- Giết lộn và ăn thịt bà con nhiều đời nhiều kiếp của chính mình.
Thế Nào Là Không Sát Sanh?
Thông thường chúng ta chỉ nghĩ: không tự tay, chém, giết, thịt súc sanh hay người=không sát sanh?
Đó mới chỉ là hiểu bề nổi. Sát sanh có hai nghĩa: Trực tiếp và gián tiếp sát sanh. Trực tiếp là tự mình làm. Giả sử: Bạn nuôi gà, dê, vịt… đến ngày giỗ, Tết, hay có khách, bạn ra bắt một trong những con thú đó về, rồi giết thịt để cúng giỗ, hay đãi khách=tự mình sát sanh; Nhưng bạn đã nguyện thọ trì 5 giới; vì thế bạn không không tự mình giết thịt, nữa, mà ngày giỗ, Tết, có khách, bạn ra chợ, mua gà, vịt… rồi bảo người bán thịt sẵn cho bạn mang về để làm cỗ, hay đãi khách=bảo người khác làm.
Hai hành động trên được coi là: trực tiếp sát sanh. Nhưng bạn giữ giới kha khá một chút, bạn bảo: thôi, mình ra siêu thị, hay chợ, mua những đồ đã được thịt, giết sẵn, rồi mang về chế biến, làm cỗ, hay đãi khách=gián tiếp sát sanh.
Tới đây bạn sẽ đặt ra câu hỏi: Tu tại gia, thọ giới mà bị chặn trước, chặn sau như thế, thì sống sao nổi? 3 hành vi sát sanh trên thực ra vẫn chưa phải đã là nguy hiểm, bởi những điều này, nếu khéo dụng một chút, chúng ta có thể tránh đến mức tối đa. Nhưng còn một hành vi sát sanh nữa mà ít ai nghĩ tới, đó là Ý Sát Sanh.
Sao gọi là Ý Sát Sanh? Trong 3 nghiệp: Thân, Khẩu, Ý thì Ý nghiệp là quan trọng hơn cả. Ví dụ: Khi bạn muốn ăn thịt gà, vịt, heo, chó… khi Ý của bạn khởi lên thôi=bạn đã phạm giới sát rồi.
Quan trọng: Phật đặt ra giới sát sanh này cho hàng cư sĩ là ngài muốn chỉ cho chúng ta biết: sát sanh, hại vật, tất sẽ gặp quả báo tương tự. Hôm nay ta giết, thịt những chúng sanh này để thoả thê ăn nhậu; những chúng sanh đó khi bị giết thịt chúng sẽ nổi tâm sân hận, tâm sân sẽ biến thành chất kịch độc, ngấm vào máu của chúng, và khi chúng ta ăn vào=ăn tất cả những chất kịch độc của loài súc sanh=mang bệnh; thứ nữa khi chúng ta giết, thịt, ăn thịt súc sanh là chúng ta đã đưa những thú tính của loài súc sanh vào trong cơ thể, hoà trộn với nhân tính của chính mình. Do vậy, người giết, thịt, ăn nhiều thịt súc sanh=nhân tính ngày bị triệt tiêu và thú tính ngày càng tăng trưởng. Điều này bạn có thể cảm nhận ra: người nào làm nghề đồ tể, nhìn họ rất dữ dằn; người nào ăn nhiều thịt, cơ thể họ rất hôi hám. Quan trọng hơn cả: gây nghiệp sát, sẽ phải trả nghiệp sát. Hôm nay ta giết hại chúng, mai, mốt khi cận tử nghiệp tới, chúng sẽ đến “hỏi thăm” chúng ta để đòi nợ. Liệu cận tử nghiệp ập tới, ta có đủ định lực để thoát ra khỏi những quả nghiệp đó? Với một người thường hành giới SÁT chắc chắn là không thể.
Vậy một người thọ trì 5 giới, trong đó có giới cấm sát, phải làm gì? Trước mắt, hãy thực hành không tự tay mình giết, thịt, hay bảo người giết thịt cho mình ăn; Ráng ra ngoài siêu thị, hay chợ, mua những thức ăn mặn đã được làm sẵn về ăn. Ăn đồ mặn lúc này bạn hãy dùng tâm từ bi của mình để quán tưởng chúng vốn chẳng phải thịt nọ, thịt kia, và cũng đừng khởi tâm thưởng thức hay tìm cách chế biến rang, xào, nướng… để vui nhậu, hay thưởng thức, mà hay coi đó chỉ là những miếng đậu hũ, ăn cùng cơm rau để nuôi thân này; Thứ nữa: hãy khởi tâm thực tập ăn chay theo: 3-6-10 ngày trong tháng. Những ngày quan trọng cần ăn chay: ngày 15, 23 và mùng một. Những ngày này chư Thiên thường vi hành nơi hạ giới để minh xét chuyện giữ giới của chúng ta. Nếu những ngày này chúng ta nghiêm cẩn thực hành=Chư Thiên rất hoan hỉ=công đức vô lượng.
Như vậy để giữ được giới Sát, hàng ngày chúng ta phải luôn thường quán xét tâm sát của chính mình, để mình không tự giết, không bảo người giết, và thấy người giết thịt cũng chẳng sanh lòng vui thích.
Thường quán chiếu như vậy, dần dần, bạn sẽ tiến tới ăn chay trường lúc nào không hay biết.
Thiện Nhân
(còn tiếp)
Ôn cố tri tân!
Đó là câu mà nhân gian thường nói mỗi khi chuẩn bị bước vào năm mới. Chỉ còn ít ngày nữa chúng ta sẽ bước sang một năm mới – Năm Ất Mùi 2015. Với người Phật tử nói chung và hàng Phật tử tại gia nói riêng – Trước khi bước vào một năm mới thiết nghĩ chúng ta cũng nên dành chút ít thời gian để quán chiếu lại chặng đường tu đạo của một năm trôi qua để thấy rõ liệt, ưu mà kịp thời tu sửa.
Âu cũng là ông cố tri tân vậy.
Trong năm Giới dành cho hàng Phật tử tại gia thì giới thứ 4:
- Không được tà dâm
và giới thứ 5:
- Không được uống bia rượu hay dùng chất kích thích
luôn trở thành những nan đề, hàng rào cản hoặc tạo thành những định kiến không đúng, lệch lạc về đạo Phật, từ đó khiến cho không ít người vốn có cảm tình với đạo Phật, rất muốn tu đạo Phật nhưng tỏ ra hoài nghi, sanh hoảng sợ rồi tìm cách thoái lui...
Ý nghĩa đích thức của 5 Giới dành cho hàng tại Phật tử tại gia là gì? TN xin được chia sẻ đôi hàng cùng các bạn, nhằm giúp cho chúng ta cùng có cái nhìn chân chánh hơn về đạo Phật, nhân đó mà có thêm động lực dũng mãnh hơn khi bước vào tu đạo. Được vậy mới mang lại lợi lạc cho bản thân và người thân của mình.
Phật đặt ra cho hàng cư sĩ tại gia chúng ta 5 giới, những giới đó là gì?
1. Không sát sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không nói dối
5. Không uống bia, rượu hay những chất kích thích.
5 Giới này không chỉ hàng cư sĩ tại gia, mà ngay cả hàng Tu sĩ cũng đều phải giữ cả. Bây giờ Thiện Nhân sẽ đi vào chi tiết từng giới để bạn hiểu rõ hơn.
1. Giới Không Sát Sanh:
Trong Tiểu Bộ Kinh Phật nói về nghiệp sát sanh như sau: "Ở đây này thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông sát sanh tàn nhẫn tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thành tựu như vậy. Sau khi thân hoại, mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, nếu không sanh vào cõi dữ, mà được sanh làm loài người, chỗ nào nó sanh ra nó phải đoản mạng (chết yểu). Con đường ấy đưa đến đoản mạng. Này thanh niên tức là sát sanh tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình.
Nếu từ bỏ sát sanh, biết tàm quí, có lòng từ, sống thương sót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và các loại hữu tình. Do nghiệp ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, nếu sanh ở loài người được trường thọ, đó là con đường đưa đến trường thọ.
Ở đây, này thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông tánh hay não hại các loại hữu tình với tay với cục đất hay với cây gậy, cây đao. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, nó sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu không sanh vào cõi dữ mà được đến loài người, chỗ nào nó sanh ra nó sẽ bị nhiều bệnh hoạn, con đường ấy đưa đến bệnh hoạn. Này thanh niên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với cục đất, hay với cây gậy, cây đao.
Nhưng ở đây, này thanh niên, nếu từ bỏ não hại các loài hữu tình, có lòng từ đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung nó được sanh vào thiện thú. Nếu không sanh vào thiện thú, mà được sanh ở loài người thì nó được ít bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến ít bệnh hoạn“.
Nếu bạn đã từng phóng sanh, chắc bạn hiểu được cảm giác những chúng sanh khi được bạn mua về rồi bắt, nhốt, trong lồng, cũi, xô, chậu...chúng hoảng sợ đến chừng nào? Rồi khi chúng ta làm lễ phóng sanh, những chúng sanh đang bị nhốt đó chúng cũng vẫn còn hoảng hồn đến nhường nào? Lý do giản đơn: Chúng chỉ biết số mạng của chúng là sắp tận. Rồi cho đến khi chúng ta thò tay, mở cửa lồng, cửa cũi, hay đem những xô, chậu đó hướng lên không trung hay thả xuống nước... lúc ấy những chúng sanh bị nhốt đó mới vội vàng nhao ra khỏi cửa lồng, cũi, hay xô, chậu để thoát thân. Tại sao chúng có cảm giác đó? Vì chúng sợ chết! Nay có cơ hội thoát chết, nên chúng tìm mọi cách làm sao thoát khỏi chốn ngục tù đó...
Một trong Thập Thiện Nghiệp đó là Không Sát Sanh. Người không sát sanh được mười điều lợi lạc sau đây:
1) Tất cả chúng sinh đều kính mến
2) Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh
3) Trừ sạch thói quen giận hờn
4) Thân thể thường được khỏe mạnh
5) Tuổi thọ được lâu dài
6) Thường được Thiên thần hộ trợ
7) Ngủ ngon giấc và không chiêm bao giữ
8) Trừ hết các mối oán thù
9) Khỏi bị đọa vào ba đường ác.
10) Sau khi chết, được sanh lên cõi Trời.
Trong Kinh Bồ Tát Giới Phật nói: "Tất cả lục đạo chúng sinh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta đã chết đi rồi sanh lại trong nhiều đời nhiều kiếp". Vì thế nếu nếu chúng ta sát sanh dù gián tiếp hay trực tiếp, đồng nghĩa chúng ta đã:
- Giết hại các vị Phật tương lai. Bởi Phật nói: "Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sinh là Phật sẽ thành"
- Giết lộn và ăn thịt bà con nhiều đời nhiều kiếp của chính mình.
Thế Nào Là Không Sát Sanh?
Thông thường chúng ta chỉ nghĩ: không tự tay, chém, giết, thịt súc sanh hay người=không sát sanh?
Đó mới chỉ là hiểu bề nổi. Sát sanh có hai nghĩa: Trực tiếp và gián tiếp sát sanh. Trực tiếp là tự mình làm. Giả sử: Bạn nuôi gà, dê, vịt… đến ngày giỗ, Tết, hay có khách, bạn ra bắt một trong những con thú đó về, rồi giết thịt để cúng giỗ, hay đãi khách=tự mình sát sanh; Nhưng bạn đã nguyện thọ trì 5 giới; vì thế bạn không không tự mình giết thịt, nữa, mà ngày giỗ, Tết, có khách, bạn ra chợ, mua gà, vịt… rồi bảo người bán thịt sẵn cho bạn mang về để làm cỗ, hay đãi khách=bảo người khác làm.
Hai hành động trên được coi là: trực tiếp sát sanh. Nhưng bạn giữ giới kha khá một chút, bạn bảo: thôi, mình ra siêu thị, hay chợ, mua những đồ đã được thịt, giết sẵn, rồi mang về chế biến, làm cỗ, hay đãi khách=gián tiếp sát sanh.
Tới đây bạn sẽ đặt ra câu hỏi: Tu tại gia, thọ giới mà bị chặn trước, chặn sau như thế, thì sống sao nổi? 3 hành vi sát sanh trên thực ra vẫn chưa phải đã là nguy hiểm, bởi những điều này, nếu khéo dụng một chút, chúng ta có thể tránh đến mức tối đa. Nhưng còn một hành vi sát sanh nữa mà ít ai nghĩ tới, đó là Ý Sát Sanh.
Sao gọi là Ý Sát Sanh? Trong 3 nghiệp: Thân, Khẩu, Ý thì Ý nghiệp là quan trọng hơn cả. Ví dụ: Khi bạn muốn ăn thịt gà, vịt, heo, chó… khi Ý của bạn khởi lên thôi=bạn đã phạm giới sát rồi.
Quan trọng: Phật đặt ra giới sát sanh này cho hàng cư sĩ là ngài muốn chỉ cho chúng ta biết: sát sanh, hại vật, tất sẽ gặp quả báo tương tự. Hôm nay ta giết, thịt những chúng sanh này để thoả thê ăn nhậu; những chúng sanh đó khi bị giết thịt chúng sẽ nổi tâm sân hận, tâm sân sẽ biến thành chất kịch độc, ngấm vào máu của chúng, và khi chúng ta ăn vào=ăn tất cả những chất kịch độc của loài súc sanh=mang bệnh; thứ nữa khi chúng ta giết, thịt, ăn thịt súc sanh là chúng ta đã đưa những thú tính của loài súc sanh vào trong cơ thể, hoà trộn với nhân tính của chính mình. Do vậy, người giết, thịt, ăn nhiều thịt súc sanh=nhân tính ngày bị triệt tiêu và thú tính ngày càng tăng trưởng. Điều này bạn có thể cảm nhận ra: người nào làm nghề đồ tể, nhìn họ rất dữ dằn; người nào ăn nhiều thịt, cơ thể họ rất hôi hám. Quan trọng hơn cả: gây nghiệp sát, sẽ phải trả nghiệp sát. Hôm nay ta giết hại chúng, mai, mốt khi cận tử nghiệp tới, chúng sẽ đến “hỏi thăm” chúng ta để đòi nợ. Liệu cận tử nghiệp ập tới, ta có đủ định lực để thoát ra khỏi những quả nghiệp đó? Với một người thường hành giới SÁT chắc chắn là không thể.
Vậy một người thọ trì 5 giới, trong đó có giới cấm sát, phải làm gì? Trước mắt, hãy thực hành không tự tay mình giết, thịt, hay bảo người giết thịt cho mình ăn; Ráng ra ngoài siêu thị, hay chợ, mua những thức ăn mặn đã được làm sẵn về ăn. Ăn đồ mặn lúc này bạn hãy dùng tâm từ bi của mình để quán tưởng chúng vốn chẳng phải thịt nọ, thịt kia, và cũng đừng khởi tâm thưởng thức hay tìm cách chế biến rang, xào, nướng… để vui nhậu, hay thưởng thức, mà hay coi đó chỉ là những miếng đậu hũ, ăn cùng cơm rau để nuôi thân này; Thứ nữa: hãy khởi tâm thực tập ăn chay theo: 3-6-10 ngày trong tháng. Những ngày quan trọng cần ăn chay: ngày 15, 23 và mùng một. Những ngày này chư Thiên thường vi hành nơi hạ giới để minh xét chuyện giữ giới của chúng ta. Nếu những ngày này chúng ta nghiêm cẩn thực hành=Chư Thiên rất hoan hỉ=công đức vô lượng.
Như vậy để giữ được giới Sát, hàng ngày chúng ta phải luôn thường quán xét tâm sát của chính mình, để mình không tự giết, không bảo người giết, và thấy người giết thịt cũng chẳng sanh lòng vui thích.
Thường quán chiếu như vậy, dần dần, bạn sẽ tiến tới ăn chay trường lúc nào không hay biết.
Thiện Nhân
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen