Mittwoch, 26. Juni 2013

Càng Tu Lâu Càng Phải Biết Khiêm Hạ



"Vì vậy người Tu-hành vốn không cần trí thức (trí thức càng cao, sự tu-hành càng dễ bị cản trở, bởi lúc ấy ta nhìn đời, nhìn người, thấy ai cũng thấp hèn, yếu kém, nhơ nhớp…), mà cần trí tuệ, biết khai sáng trí tuệ và biết quán chiếu trí tuệ ấy, quan trọng là cái trí tuệ ấy phải luôn soi rọi vào bên trong chứ không nên chiếu toả ra bên ngoài..."



(Trao đổi Phật Pháp) 
 
A Di Đà Phật
Thật hoan hỉ khi bạn hồi âm với lời lẽ rất Khiêm Hạ. Đây là đức tính vô cùng quí báu và luôn cần phải có của một người tu học theo chánh Pháp của Phật. 

Điều mình rất mong muốn và hy vọng cho tất cả các đạo hữu và những ai quan tâm, muốn học hỏi và tu học theo Giáo Pháp của Phật là Đừng Biến Chúng Ta Thành Những Học Giả Nghiên Cứu về Đạo Phật. Bởi đã là Học Giả tất phải tìm tòi, nghiên cứu, tranh luận, phê bình, chứng minh cái sự hiểu biết, kiến thức, trí thức của bản thân, để mang lại cái đích cuối: Chứng tỏ cho công luận biết ta (cái bản ngã) đã tìm ra (tìm thấy) những cái hay-dở; sai-đúng; thành-bại; chính nghĩa-phi nghĩa; địch-ta… trong những Giáo Pháp này, nọ… 

Còn cái đích tối thượng của những người tu học Đạo Phật là đạt đến Giác Ngộ và cứu cánh Niết Bàn. Do vậy, muốn đạt đến cái đích ấy thì chúng ta phải là Hành Giả (người Tu-Hành). Bởi chỉ có con đường Tu-Hành thì chúng ta mới có cơ hội để thâm nhập cảnh giới đó. Vì vậy người Tu-hành vốn dĩ không cần trí thức (trí thức càng cao, sự tu-hành càng dễ bị cản trở, bởi lúc ấy ta nhìn đời, nhìn người, thấy ai cũng thấp hèn, yếu kém, nhơ nhớp…). Chư Tổ thường nói: Ở đời có hai hạng người dễ thành đạo nhất: Người thượng căn, thượng trí và hạng người thực sự hiền lành (nghĩa hiền lành của người phàm là ngu độn). Do vậy cái mà người Tu-Hành cần đó là trí tuệ, biết khai sáng trí tuệ và biết quán chiếu trí tuệ ấy, quan trọng là cái trí tuệ ấy phải luôn soi rọi vào bên trong chứ không nên chiếu toả ra bên ngoài. Khi Đức Thế Tôn thành đạo Ngài đã phải thốt lên rằng: Lạ thật! Tất cả các chúng sanh đều có sẵn trí tuệ và đức tướng Như-Lai. Vậy nhưng tại sao trí tuệ và đức tướng ấy không hiện lên trong mỗi chúng ta? Nguyên nhân chỉ có một: Vì chúng ta còn tham, còn sân, còn si, còn chấp chước, còn ngã mạn… Cũng vì đó chính ta đã tự triệt tiêu trí tuệ sẵn có của chính mình…

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân tươi thu hựu khô
Nhâm vận thịnh suy vi bố quý
Thịnh suy như lậu thảo đầu phô.

Dịch nghĩa:

Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rồi
Sá chi suy thịnh việc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.

Đây là bốn câu kệ của Thiền Sư Nhất Hạnh – Một bậc Chân Sư đã gắn liền với lịch sử Phật Giáo Việt Nam nói riêng và lịch sử giúp nước, giữ nước nói chung. Nói là Kệ, nhưng đúng nghĩa nó là sự đúc kết tất cả những tinh hoa TU-Học một đời của một bậc Chân Sư về vũ trụ, nhân sinh; về thế thái nhân tình và về vô thường. Bạn hãy cố lắng tâm lại, rồi suy ngẫm đôi chút về bài Kệ trên, tất bạn sẽ thấy: Mình và mọi người xung quanh mình đang vướng kẹt nơi đâu?
Thành tâm chúc bạn và các đạo hữu luôn được sự trở che của Tam Bảo và an lạc.
Thân mến
HT

2 Kommentare:

laptop cu hat gesagt…

Cảm ơn những lời của thầy rất là nhiều ạ..con sẽ ghi theo bên mình

Tâm Tịnh Cõi Phật Tịnh hat gesagt…

A Di Đà Phật

Thành tâm tri ân comment của Đạo hữu. Nguyện cầu cho bạn và gia đình luôn được sống trong ánh hào quang che chở của Đức Phật A Di Đà để cùng được vãng sanh Cực Lạc Quốc.
HT

New Comments