"Nhưng có sự khác biệt mà chúng ta phải hiểu rõ:
Phật vì giáo hoá phàm phu (chúng sanh) mà Ngài hạ thân làm phàm phu để giáo hoá..."
(Trao đổi về ăn chay)
A
Di Đà Phật
Cảm
ơn bạn đã ghé thăm và có comment chia sẻ. Vấn đề ăn chay từ trước
tới nay vẫn là một đề tài tranh luận chưa có kết quả hay giải đáp
xác đáng. Nhất là vào thời Mạt Pháp hiện nay thì vấn đế Chay-Mặn
đang trở thành một vấn đề thực sự nóng hổi. Điều mình muốn trao
đổi ở đây là:
1.
Ăn chay có thực sự đã là tu Đạo Phật hay không?
Không! Bởi thực
ra thì vấn đề ăn chay chưa phải là tất cả. Ngay cả chuyện xuống tóc,
quy y cũng vẫn chỉ còn là hình thức, bởi vậy mới có câu: Chiếc áo
cà sa không làm nên một nhà sư. Như vậy vấn đề ăn chay đúng như bạn
nói: Chỉ là sự trợ duyên, nghĩa là: khi liễu ngộ được sự ăn chay là
cần thiết = liễu ngộ được tầm quan trọng của nghiệp mạng, của
nhân-quả.
Người niệm Phật mà thèm, hay thích ăn mặn, tất không thể
lý giải: tâm tôi hoàn toàn thanh tịnh. Bởi đã ăn mặn tất phải sát
sinh, nghĩ tới chuyện sát sinh và tạo thêm động lực cho người khác sát sinh (cho dù không tự tay mình giết thịt = gián tiếp giết thịt) và
như thế là mình đã tự dối chính mình (chưa nói, dối cả Phật và Bồ
Tát).
Vấn
đề bạn hỏi: trong nước, trong đồ ăn... cũng có bao loại vi trùng đang
sống, nếu chúng ta đun lên, rồi uống, ăn những vi trùng đó vào
người=tội sát sanh? Hiểu theo giáo lý của Phật (Mọi chúng sinh đều
là Phật, sẽ thành Phật) thì đúng như vậy. Nhưng Phật dạy chúng ta:
Học pháp nhưng đừng chấp pháp. Bởi vạn pháp do tâm khởi. Chúng ta
học pháp của Phật là để biết đâu là sáng, đâu là tối, đâu là sai,
đâu là quấy, đâu là thiện, đâu là ác, đâu là chánh, đâu là tà… mà
quán chiếu. Hai chữ Sát Sanh mình nên hiểu: Là mình cố tình ra tay
sát sanh? Hay tuỳ hỉ mà sát sanh? hay tuỳ hỉ nhìn người sát sanh?… Tất
thảy những điều đó, với một người tu đạo mình phải biết, phải tránh.
Ngay
cả thời Phật còn tại thế, Phật và các đệ tử hàng ngày đều đi hoá
duyên, khất thực. Trong đồ ăn, thức uống được mọi người hoá duyên lẽ
dĩ nhiên không thể không có những mạng sống của muôn loại vi trùng, vi
khuẩn. Vậy nhưng tại sao Phật và các đệ tử của mình vẫn hoan hỉ
đón nhận. Chẳng lẽ Phật và các đệ tử của mình không biết những
điều đó? Chẳng lẽ đó không phải là tội lỗi? Tất nhiên là có. Nhưng
biết có tội rồi thì phải thành tâm sám hối, sám hối rồi thì phải
tinh tấn để sửa, và nguyện không tái phạm nữa. Phật Thích Ca từng
nói: Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật chưa thành. Nghĩa là:
Phật Thích Ca vì hoá độ chúng sanh chìm lạc trong 6 nẻo luân hồi mà
xuống cõi Ta Bà này để giáo hoá, chỉ dẫn cho chúng sanh biết đâu là
mê-giác để tu đạo mà chứng quả bồ đề. Vì vậy Phật cũng ăn uống như
người phàm vậy. Nhưng có sự khác biệt mà chúng ta phải hiểu rõ:
Phật vì giáo hoá phàm phu (chúng sanh) mà Ngài hạ thân làm phàm phu để giáo hoá. Vấn
đề là chúng ta tỉnh táo để đón nhận sự giáo hoá của Phật, sao cho
thật minh liễu, bằng không mình sẽ rơi vào tình trạng chấp pháp, sẽ
rất nguy hiểm.
2.
Người ăn chay có phải là người hoàn toàn liễu ngộ được Phật Pháp?
Câu trả lời là KHỐNG! Bởi như đã nói phần trên: Ăn chay (kể cả ăn chay trường) cũng chưa nói lên điều gì cả. Thực tế, trong cuộc sống xung quanh chúng ta, và đặc biệt tại những nước công nghiệp phát triển (Châu Âu), mô hình ăn chay (thực tế nên gọi là ăn kiêng) đã và đang không ngừng được nhân rộng trong cộng đồng. Những người tự nguyện "ăn chay" thậm chí "ăn chay trường" ngày càng nhân lên rõ rệt. Nhưng mục đích đơn giản của họ là gì? Họ không muốn dung nạp quá nhiều lượng calo không cần thiết cho cơ thể. Nghĩa là "ăn chay" để tạo hay giữ cho mình có một thể hình như ý nguyện.
Đơn giản vậy thôi!
Với những người đó mà chúng ta lại gán (hay bảo) họ là những người liễu ngộ về Đạo Phật, chưa chắc họ đã hoan hỉ để đón nhận. Bởi thực tế Đạo Phật là gì? Giáo dục chúng sanh những gì?... họ vốn không hề biết và thậm chí không quan tâm hay để ý tới...
Như vậy người ăn chay (cho dù là chay trường) và người ăn chay liễu ngộ Phật Pháp là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Do vậy, nên chăng ta hiểu: người liễu ngộ Phật Pháp sẽ tự lý giải được ý nghĩa và mục đích ăn chay của chính mình.
Chúng
ta còn có mặt trong cõi Ta Bà này nghĩa là chúng ta còn trùng trùng
tội lỗi. Tội lỗi không riêng đời này, kiếp này mà còn từ vô lượng
kiếp tới nay. Muốn thoát được tất thảy mọi tội lỗi tội chướng đó
chỉ còn cách chúng ta phải nhất tâm tu hành để được giải thoát,
được làm Phật, thành Phật. Một niệm ngu tức phàm phu; một niệm ngộ
tức Phật. Phật hay phàm phu vốn trong một sát na là vậy.
Hy
vọng sẽ còn được sự trao đổi từ nơi bạn để mọi người chúng ta cùng
thấu ngộ triệt để hơn giáo lý của Phật.
Chúc
bạn an lành.
Huệ Tâm
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen