"những người
tưởng như rất dễ cảm hóa, nhưng khi đi sâu vào Tu Đạo, chúng ta mới
thấy những người thân nhiều khi lại khó cảm hóa hơn là những người
xung quanh ta..."
(Trao đổi Phật Pháp)
A Di Đà Phật
Cảm ơn bạn nhiều lắm. Kinh Pháp của Đức Phật thì
nhiều không cùng tận, cả kiếp này mình cũng không học hết nổi. Thôi thì mình
cứ học hỏi từ từ. Quan trọng là mình học đâu nắm vững đó, có vậy
thì mình mới Tu-Hành được. Qua những dòng commetn của bạn, biết bạn
đang làm việc công tác xã hội, lại trong một môi trường khá phức tạp
như vậy, quả là vất vả. Nhưng nghề nào cũng vậy, nếu mình đem hết
cái Tâm của mình dành cho nghề nghiệp, thì dẫu có vất vả chăng nữa
mình cũng vẫn tìm được niềm vui và hạnh phúc trong nó, phải không
bạn?
Việc bạn đến với Phật học mình thấy rất có ý
nghĩa. Cái ý nghĩa thứ nhất là công việc của bạn hàng ngày, hàng
giờ phải tiếp xúc với đủ mọi thành phần, trang lứa xã hội, do vậy
nếu thiếu đi lòng nhân ái và sự kiên nhẫn, chắc chắn bạn sẽ khó
vượt qua được. Nay nhờ kiến thức Phật học, bạn sẽ thấy được giá
trị và tầm quan trọng của sự bi ái và kiên nhẫn mình cần và phải
có trong công việc. Ý nghĩa thứ hai cũng xuất phát từ việc vừa nêu.
Qua những giáo lý của Phật bạn sẽ thấy mình là cần thiết cho những
người xung quanh mình như thế nào.
Nhiều người cứ bảo: Thôi, hãy cứ cố tu cho cái thân
mình thật tốt, thật hoàn mãn đã, rồi hãy nghĩ tới chuyện cứu nhân,
độ thế. Ở góc độ nào đó, mình rất đồng tình, tuy nhiên, nếu chỉ lo
tu riêng cho bản thân mình thì nó giản đơn quá. Nhưng chúng ta đang
sống kiếp phàm trần - Tu tại gia. Do vậy một thân gánh hai trọng
trách: Đời và Đạo. Mình gọi đó là Song Tu. Nghĩa là cả Đời và Đạo
đều phải hoàn thiện cả. Mình hoàn thiện được phần nào thì cố đem
giúp đời phần đó, chứ để tới lúc mình hoàn thiện 100% (mà có ai
hoàn mãn 100%?) mới lo việc giúp đời, lúc ấy e rằng thừa mất rồi.
Điều mình quan tâm nhất khi Tu-Hành là mình phải giác ngộ được ngay những người thân trong gia đình mình - những người tưởng như rất dễ cảm hóa, nhưng khi đi sâu vào Tu Đạo, chúng ta mới thấy những người thân nhiều khi lại khó cảm hóa hơn là những người xung quanh ta. Mấu chốt là nhân duyên chưa tới. Mà Đạo Phật mọi chuyện cũng đều phải có nhân duyên. Do vậy, trong công việc của bạn, nếu có nhân duyên với chúng sanh, bạn cố gắng dùng cái Tâm Từ Bi và Hỉ Xả của mình để gieo trồng hạt giống Phật trong họ. Nói thì dễ, nhưng thực hiện thì cũng gian nan vô cùng. Tuy nhiên mình tu Đạo Phật là mình nguyện đi theo con đường Từ Bi, Hỉ Xả và Kham Nhẫn. Khi chúng ta có sự kham nhẫn tất có ngày sẽ gieo trồng được những hạt giống tốt cho những chúng sanh xung quanh mình. Tôi vẫn luôn nghĩ: Người Tu sau chưa chắc đã là những người huệ căn thấp kém (như nhiều người vẫn nghĩ), bởi huệ căn mà bạn có được nó vốn tích lũy từ vô lượng kiếp. Tới nay, nhân duyên tới bạn mới thực sự khởi duyên để đi tiếp con đường mà bạn đã bỏ dở… Tin như vậy bạn sẽ thấy yên lòng và mạnh dạn hơn trong việc tìm hiểu và học hỏi và tinh tấn Tu Hành theo con đường Chánh Đạo.
Phật nói: Không có chúng sanh không thể thành Phật
mà chỉ có chúng sanh không chịu làm Phật. Hiểu câu nói này bạn sẽ
thấy sự nghiệp Tu-Hành có ý nghĩa với mình và chúng sanh xung quanh
chúng ta như thế nào.
Chúc bạn cùng gia đình luôn an bình và tinh tấn.
Huệ Tâm
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen