"Bà rõ thật. Ý tôi là muốn nói tới tiếng pháo khai Xuân lúc giao thừa.
Có tiếng pháo vang lên cả tôi và bà cũng thấy phấn chấn và đỡ cô quạnh,
chứ cái anh pháo hoa của nhà nước thì có chó gì mà xem..."
- Ông ơi! Dậy đi! Dậy còn thắp hương giao thừa. – Bà Hai khẽ lay vai
chồng rồi tất tưởi xuống bếp sắp đồ cúng. Trở lại, thấy ông Hai vẫn nằm
trên giường, bà Hai vội đặt mâm lễ xuống bàn, tới bên giường, gọi chồng:
- Ông ơi! Chuẩn bị giao thừa rồi. Dậy còn thắp hương chứ?
Ông Hai trở mình, chống tay, ngồi dậy. Đưa chân lần dép, ông cất giọng mệt mỏi:
- Giao thừa rồi cơ à?
- Ông làm sao thế? Bà Hai nhìn chồng hỏi, không giấu được vẻ lo âu - thế
ông có thắp được hương không? Nếu mệt thì ông cứ nằm nghỉ, làm lễ gia
tiên xong, tôi sẽ lễ thổ công luôn thể.
Ông Hai vươn vai, đứng dậy, cười:
- Bà rõ thật. Nhà có hai thân già, người thức, kẻ ngủ thì còn gọi gì là giao thừa nữa. Bà sắp đồ cúng đến đâu rồi?
Bà Hai đáp:
- Xong hết cả rồi. Ông đi rửa mặt cho tỉnh táo rồi hãy làm lễ. – bà Hai
khẻ thở dài, nói nhỏ - chưa giao thừa mà sao lệt bệt như người vừa ốm
dậy thế không biết.
Những cánh pháo xuân từ lâu đã trở thành kỷ niệm (Nguồn: www.google.com)
- Bên này làm gì có giao thừa. Con phải làm ca, nên tranh thủ gọi điện chúc sức khỏe ông bà trước.
Bà Hai buồn buồn hỏi con:
- Thế bên ấy Tết nhất có bánh trái gì không?
Cậu út cười:
- U ơi, con trai U đã quên khoản bánh chưng từ lâu rồi.
- Rõ khổ. – bà Hai thở dài – không tự gói được thì cũng mua vài cặp mà thắp hương chứ?
Cậu út cười, giọng tếu táo:
- Bầm ơi, chỉ có bánh chưng bầm gói mới sịn thôi. Bên này tụi nó luộc bánh kiểu tàu nhanh, ăn lật bật như cháo cám lợn.
- Bố anh – bà Hai mắng con - luộc bánh mà gọi là tàu nhanh là sao?
Cậu út cười giòn:
- Là tụi nó ninh bánh bằng nồi áp suất. Gạo vừa đủ nát là bắc ra, đem bán liền.
Ông bà Hai thở dài trong máy:
- Rõ khổ. Cả năm mới có ba ngày Tết. Luộc miếng bánh chưng khấn tổ tiên mà cũng như sống gấp. Trò chuyện một hồi, cũng lại như bao lần, bà Hai hỏi con:
- Thế bao giờ anh mới chịu về, rồi còn cưới vợ, còn để cho hai thân già nhìn thấy mặt cháu nữa chứ?
Cậu út đoán chắc hai ông bà sẽ lại đang sụt sùi bên máy, nên vội nói nhanh đôi lời động viên bố mẹ, rồi xin phép cúp máy…
Bà Hai đã làm xong lễ gia tiên. Trở ra sân không thấy chồng làm lễ, bà tất tưởi tìm chồng thì thấy ông Hai đang hì hụi bên bể nước. Bà Hai thở phào nói:
- Ông này hay thật. Rửa mặt gì mà lâu thế? Tôi cứ ngỡ ông đã làm xong lễ rồi, hóa ra ông còn chưa rửa mặt?
Ông Hai nhổm dậy, vừa lau mặt, vừa nói:
- Đã tới giao thừa đâu mà bà quýnh cả lên.
Bà Hai nhìn chồng hỏi:
- Ông hôm nay làm sao thế? Người ta đón giao thừa cả 15-20 phút rồi mà ông cứ bình chân như vại. Ông Hai lau vội mặt, nói:
- Chết chửa. Vậy mà tôi cứ ngỡ khi nào pháo nổ vang thì mới tới giao thừa.
Bà Hai nhìn chồng khẽ thở dài:
- Ông hay thật. Pháo pheo cả chục năm nay làm gì có. Vừa nãy người ta đốt pháo hoa đùng đùng trong ti vi. Tôi tưởng ông cũng xem hóa ra ông lại đứng ngoài đó.
Ông Hai nhìn vợ cười:
- Bà rõ thật. Ý tôi là muốn nói tới tiếng pháo khai Xuân lúc giao thừa. Có tiếng pháo vang lên cả tôi và bà cũng thấy phấn chấn và đỡ cô quạnh, chứ cái anh pháo hoa của nhà nước thì có chó gì mà xem. Vừa nãy nghe mấy đứa trẻ hàng xóm đốt pháo trộm, tôi lại ngỡ thằng út vẫn còn ở nhà. Vậy mà bây giờ mỗi đứa một nơi. Có tôi với bà, hai thân già dẫu có công xào, chả phượng cũng chẳng ích gì. Thôi, để tôi làm lễ thổ công kẻo lại chễ.
Ông Hai lụi hụi thắp hương rồi hỏi vợ:
- Mà mấy giờ rồi bà nhỉ?
Bà Hai nhìn chồng, khẽ gắt:
- Mới gần sáng thôi. Ông cứ ở đó mà mơ bao giờ cho tới ngày xưa...
Hết
© Việt Hà, giáp xuân 2004
- Thế bên ấy Tết nhất có bánh trái gì không?
Cậu út cười:
- U ơi, con trai U đã quên khoản bánh chưng từ lâu rồi.
- Rõ khổ. – bà Hai thở dài – không tự gói được thì cũng mua vài cặp mà thắp hương chứ?
Cậu út cười, giọng tếu táo:
- Bầm ơi, chỉ có bánh chưng bầm gói mới sịn thôi. Bên này tụi nó luộc bánh kiểu tàu nhanh, ăn lật bật như cháo cám lợn.
- Bố anh – bà Hai mắng con - luộc bánh mà gọi là tàu nhanh là sao?
Cậu út cười giòn:
- Là tụi nó ninh bánh bằng nồi áp suất. Gạo vừa đủ nát là bắc ra, đem bán liền.
Bánh chưng xứ trời Âu liệu mấy ai còn nhớ... (Nguồn: www.google.com)
- Rõ khổ. Cả năm mới có ba ngày Tết. Luộc miếng bánh chưng khấn tổ tiên mà cũng như sống gấp. Trò chuyện một hồi, cũng lại như bao lần, bà Hai hỏi con:
- Thế bao giờ anh mới chịu về, rồi còn cưới vợ, còn để cho hai thân già nhìn thấy mặt cháu nữa chứ?
Cậu út đoán chắc hai ông bà sẽ lại đang sụt sùi bên máy, nên vội nói nhanh đôi lời động viên bố mẹ, rồi xin phép cúp máy…
Bà Hai đã làm xong lễ gia tiên. Trở ra sân không thấy chồng làm lễ, bà tất tưởi tìm chồng thì thấy ông Hai đang hì hụi bên bể nước. Bà Hai thở phào nói:
- Ông này hay thật. Rửa mặt gì mà lâu thế? Tôi cứ ngỡ ông đã làm xong lễ rồi, hóa ra ông còn chưa rửa mặt?
Ông Hai nhổm dậy, vừa lau mặt, vừa nói:
- Đã tới giao thừa đâu mà bà quýnh cả lên.
Bà Hai nhìn chồng hỏi:
- Ông hôm nay làm sao thế? Người ta đón giao thừa cả 15-20 phút rồi mà ông cứ bình chân như vại. Ông Hai lau vội mặt, nói:
- Chết chửa. Vậy mà tôi cứ ngỡ khi nào pháo nổ vang thì mới tới giao thừa.
Bà Hai nhìn chồng khẽ thở dài:
- Ông hay thật. Pháo pheo cả chục năm nay làm gì có. Vừa nãy người ta đốt pháo hoa đùng đùng trong ti vi. Tôi tưởng ông cũng xem hóa ra ông lại đứng ngoài đó.
Ông Hai nhìn vợ cười:
- Bà rõ thật. Ý tôi là muốn nói tới tiếng pháo khai Xuân lúc giao thừa. Có tiếng pháo vang lên cả tôi và bà cũng thấy phấn chấn và đỡ cô quạnh, chứ cái anh pháo hoa của nhà nước thì có chó gì mà xem. Vừa nãy nghe mấy đứa trẻ hàng xóm đốt pháo trộm, tôi lại ngỡ thằng út vẫn còn ở nhà. Vậy mà bây giờ mỗi đứa một nơi. Có tôi với bà, hai thân già dẫu có công xào, chả phượng cũng chẳng ích gì. Thôi, để tôi làm lễ thổ công kẻo lại chễ.
Ông Hai lụi hụi thắp hương rồi hỏi vợ:
- Mà mấy giờ rồi bà nhỉ?
Bà Hai nhìn chồng, khẽ gắt:
- Mới gần sáng thôi. Ông cứ ở đó mà mơ bao giờ cho tới ngày xưa...
Hết
© Việt Hà, giáp xuân 2004
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen