"Một người ngoài đời chỉ biết sống cho
mình, tất khi nhập đạo cũng chỉ biết mang theo nếp sống ấy
rồi cũng chỉ biết lo vun vén cho riêng mình. Mà đạo Phật là
đạo từ bi, đạo vun trồng nhân quả không chỉ cho cá nhân mình mà
phải đặt chúng sinh lên hàng tối thượng..."
(Tiếp theo và hết)
Đi Tu - Một Giải Pháp Sống?
Nghe lời Thầy chủ trì, người đàn bà nọ bèn trở về, định
bụng sẽ làm theo những điều Thầy chủ trì khuyên bảo, nhưng
trong lúc thân tâm còn dối loạn, chưa biết minh định thế nào,
thì người đàn ông nọ đã lại đột ngột đến chùa, với gương mặt
vừa hoảng loạn, vừa bế tắc, người đàn ông nọ đã vật nài
đòi xin gặp Thầy chủ trì, rồi xin Thầy cho xuống tóc, quy y.
Thấy vậy, Thầy chủ trì bèn cười, nói:
- Thầy cho con cắt tóc cũng được. Nó đơn giản lắm. Nhưng thầy có thể khẳng định với con rằng, khi Thầy vừa xuống tóc cho con xong, chỉ ít phút sau thôi, sẽ có 4 người đàn bà khác sẽ đến đây để xin cạo tóc Thầy… Thôi, bây giờ con hãy nghe Thầy khuyên thế này: Mọi chuyện sướng, khổ cũng là từ nơi con mà sanh ra. Vậy thì con hãy dũng cảm để nhìn nhận sự thực ấy. Và cũng phải dũng cảm để chấp nhận nó. Con hãy về nhà suy nghĩ cho thật chín. Và hãy làm cho chọn bổn phận một người cha, người chồng đã. Khi mọi việc đã hoàn tất, con đến xin Thầy cho xuống tóc, quy y cũng chưa muộn…
Thấy vậy, Thầy chủ trì bèn cười, nói:
- Thầy cho con cắt tóc cũng được. Nó đơn giản lắm. Nhưng thầy có thể khẳng định với con rằng, khi Thầy vừa xuống tóc cho con xong, chỉ ít phút sau thôi, sẽ có 4 người đàn bà khác sẽ đến đây để xin cạo tóc Thầy… Thôi, bây giờ con hãy nghe Thầy khuyên thế này: Mọi chuyện sướng, khổ cũng là từ nơi con mà sanh ra. Vậy thì con hãy dũng cảm để nhìn nhận sự thực ấy. Và cũng phải dũng cảm để chấp nhận nó. Con hãy về nhà suy nghĩ cho thật chín. Và hãy làm cho chọn bổn phận một người cha, người chồng đã. Khi mọi việc đã hoàn tất, con đến xin Thầy cho xuống tóc, quy y cũng chưa muộn…
Thầy Thích Thiện Sơn đang thuyết Pháp Tết Canh Dần 2010
Câu chuyện thầy chủ trì kể nhân buổi thuyết pháp đầu năm, có lẽ nó không phải là chuyện hiếm thấy, hiếm gặp trong cuộc sống, tuy nhiên nó vẫn luôn luôn xảy ra ở mọi nơi xung quanh chúng ta. Triết lý đơn giản của mọi người là: Cuộc đời này đã gây cho ta quá nhiều rủi ro, phiền toái, thất bại, bất hạnh… thôi thì để tránh những điều đó, ta kiếm đại một chốn nào đó (chùa, nhà thờ) – những nơi thanh tịnh để trú thân, may ra mới trốn thoát khỏi những rủi ro, bất hạnh, buồn chán đó? Thực tế có được như vậy không? Câu trả lời: Hoàn toàn không thể. Có hai lý do để lý giải điều không thể đó.
1. Góc độ Đời.
Một người sống buông thả, gây ra đủ mọi thứ phiền não, oan trái cho bản thân và những người xung quanh mình, bản thân thân người đó lại không dám dũng cảm đứng ra gánh nhận mọi hậu quả, trách nhiệm về mình, rồi cùng những người liên quan tới mình, giải quyết hậu quả đó một cách ổn thoả, thực tế: khó ai có thể chấp nhận nổi.
Trước giờ thuyết Pháp Tết Canh Dần 2010
2. Góc độ Đạo.
Mặc dù chúng ta vẫn thường nghe: Phật Pháp từ bi, và cánh cửa Phật môn luôn luôn rộng mở để cứu với những chúng sinh từ trong cơn thác loạn, nhưng điều đó không có nghĩa: mọi chúng sinh trên cõi đời này cứ thả sức làm những điều ác, những điều bất thiện… rồi khi sức đã tàn, lực đã kiệt, không còn sức để vẫy vùng, để khuynh đảo, không còn niềm tin, không còn lý trí… thì lại tìm tới chốn Phật môn để xin được tá túc cho qua ngày đoạn tháng.
Trở lại câu chuyện của người đàn ông nói trên cùng bốn người vợ và đàn con đang sống trong bơ vơ, oán hận. Hãy cứ đặt giả thiết: Thầy chủ trì trong chốc lát vì mủi lòng thương xót cho hoàn cảnh ngặt nghèo của người đàn ông nọ, rồi chấp nhận cho người đàn ông này được tá túc, rồi được xuống tóc quy y: một giải pháp cứu khổ, cứu nạn? Nhưng thực tế không phải vậy, và cũng không thể xảy ra như vậy, bởi mọi chúng sinh đều bình đẳng. Việc chấp nhận cho người đàn ông nọ được lưu lại trong chùa có thể coi là một việc thiện, nhưng với những người thân (4 bà vợ, các con) của người đàn ông này lại là một việc bất thiện. Bởi sự giải thoát cho người đàn ông (sống trong chùa, tạm được lánh xa trần tục, tạm miễn nhiệm với vợ, con…) lại chính là việc gây thêm sự đau khổ cho những người thân của người đàn ông đang sống ngoài xã hội. Chưa kể tới việc, khi người đàn ông đã tá túc trong chùa rồi, liệu cuộc sống trong chùa có thể khiến những vướng mắc bên ngoài xã hội của người đàn ông này, rồi giúp cho ông ta lãng quên tất cả? hay người đàn ông này sẽ mang theo tất cả những hỉ-nộ-ái-nố-tham-sân-si của kiếp phàm tục vào trong chùa, rồi tiếp tục nhâm nhi cuộc sống ấy trong chùa? Đây cũng là lý do khiến cho không ít người sau một chặng dài tu hành theo Đạo Phật đã thốt lên rằng: Đi tu thời nay sao mà khó thế! Càng tu mới càng biết mình không thể nào tu nổi!
Ở góc độ nào đó quả những lời trên đã có lý, nhưng cái lý ấy dường như chỉ là cái cớ để trốn tránh những thất bại do chính bản thân mình gây nên. Thực tế: Tu hành thời nào cũng khó cả. Vì nó khó mà thế gian ngày càng ít người đi tu và xa lánh chuyện tu hành càng xa càng tốt.
Tu chính là Sửa. Sửa rồi phải Hành. Người tu-hành là một người phải luôn luôn biết sửa mình để hành theo chánh pháp. Làm được điều đó mới kể như con đường tu hành được khai lộ.
Sở dĩ Thầy chủ trì khuyên người đàn ông nọ: Con hãy về lo lắng chuyện hạnh phúc gia đình cho êm ấm trước sau đã. Rồi khi mọi ước nguyện đã mĩ mãn rồi, con tới đây, xin Thầy xuống tóc, đi tu cũng chưa muộn… Đó không phải là một lời thoái thác, mà chính là một lời khuyên đầy thiện huyết: Chuyện đời cũng là chuyện đạo. Một người ngoài đời chỉ biết sống cho mình, tất khi nhập đạo cũng chỉ biết mang theo nếp sống ấy rồi cũng chỉ biết lo vun vén cho riêng mình. Mà đạo Phật là đạo từ bi, đạo vun trồng nhân quả không chỉ cho cá nhân mình mà phải đặt chúng sinh lên hàng tối thượng.
Câu chuyện của người đàn ông nọ – Một người không biết vun trồng nhân quả cho chính mình, dẫu có ngày nhập đạo cũng chưa chắc đã làm được điều gì hơn cho chúng sinh, ngoài việc chỉ biết chăm lo cho sự tồn tại của riêng mình.
Khung cảnh nơi chánh điện Chùa Phật Huệ Tết Canh Dần 2010
Đi tu không thể coi là một giải pháp sống hay giải pháp tình thế, trái lại nó là một bước ngoặt vô cùng quan trọng và cao cả nhất của cuộc đời. Người tu-hành là người phải giác ngộ và dám chấp nhận những thử thách ngặt nghèo và phải thông suốt được bài toán Nhân-Quả của chính mình. Bằng không sự nghiệp tu-hành nói cho đúng nghĩa - Chỉ là sự trốn chạy thực tiễn để tiếp tục nuôi dưỡng những tham-sân-hận vốn đang chồng chất, khuynh đảo trong tâm.
Như vậy Tu (đi tu) vốn là một bài toán hóc búa, mà đáp số lại phụ thuộc vào sự giác ngộ Chân Tâm của mỗi chúng sinh.
© Huệ Tâm,22.01.2010 Canh Dần
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen