Như vậy việc nhiếp tâm niệm Phật có thể chia ra hai giai đoạn: Thô và Vi Tế.
Thô là còn thấy mình đang nhiếp=còn đang niệm Phật. Còn thấy miệng niệm, còn nghe thấy tiếng niệm, còn nhớ rõ hồng danh đang niệm=chẳng khó...
Thô là còn thấy mình đang nhiếp=còn đang niệm Phật. Còn thấy miệng niệm, còn nghe thấy tiếng niệm, còn nhớ rõ hồng danh đang niệm=chẳng khó...
Pháp niệm Phật thành hay bại vốn ở nhiếp tâm.
Nhiếp tâm là gì? Là giữ cho tâm mình không tán loạn. Trong Kinh
Phật Thuyết Đại Thừa Kim Cang Luận, đức Phật Thích Ca đã nói
về tâm như sau: “Tâm này người người vẫn có không kẻ nào không, nên cái
tâm bình đẳng của chúng sanh này tự biết lấy, tự hiểu lấy. Vì sao? Hết
thảy việc lành, việc dữ đều tại tâm mình sanh ra. Tâm mình tu việc lành,
thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ.
Tâm là chủ của thân; thân là dụng của tâm. Tại sao vậy? Bởi vì đức Phật
cũng do tâm thành, đạo do tâm học, đức do tâm chứa, công do tâm tu,
phước do tâm ra, họa do tâm tạo. Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa
ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành
Phật, tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của
La Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước. Nếu người
giác ngộ được tâm mình, làm chủ giữ cho chắc chắn, không tạo các sự dữ,
thường làm các việc lành, hành trì hạnh nguyện đều y theo Phật. Phật
nói: Người này không bao lâu sẽ được thành Phật; nếu có người trai lành,
gái tín muốn cầu Phật đạo, mà không rõ được tâm của mình thì không thể
thành Phật. Nếu có người người rõ được tâm, thấy được tánh, y theo Phật
dạy tu hành, quyết định thành Phật, còn hơn công đức tụng ba mươi muôn
biến kinh Kim Cang cũng không sánh kịp”.
Sao gọi “Tâm mình tu việc lành, thân mình được an vui. Tâm mình tạo việc dữ thân mình chịu khốn khổ?”
Khi ngồi niệm Phật, tâm không gom nhiếp lại một chỗ, trái lại
khởi lên đủ thứ cảnh giới trần lao, ái nhiễm: tham, sân, si,
sát sanh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, bia rượu… đó là tâm tạo
việc dữ, tâm đoạ địa ngục.
Ví thử: Tâm sát sanh khởi
lên khi đang niệm Phật. Tâm sát vốn chẳng phải kiếp này chúng
ta mới có, hơn thế, nó tích tụ từ vô lượng vô biên kiếp tới
nay. Vì lẽ đó hễ chúng ta nghĩ, nhìn, cảm, luyến đến những
món ăn ngon (đồ ăn mặn), ngay lập tức tâm sát trong chúng ta sẽ
có duyên để trỗi dậy.
Phật dạy: muốn không có quả bất thiện, phải đoạn nhân bất thiện. Như vậy, muốn thân, khẩu không hành, không tác nghiệp sát sanh (Nhân sát sanh) để sau này không phải chịu quả báo thọ thân súc sanh, đền mạng (Quả sát hiện tiền) thì ý sát sanh phải tiêu trừ. Nghĩa là khi ngồi niệm Phật, tâm thích giao du, tụ tập, ăn nhậu khởi lên, chúng ta phải lập tức nhận biết: đó là duyên để tạo nhân sát sanh (trực tiếp: tự mình làm; gián tiếp: bảo, sai, nhờ, mướn người giết thịt cho mình ăn) và cũng ngay lúc đó phải dùng hồng danh A Di Đà Phật để phá tan cái tâm bất thiện này, bằng cách: nhiếp tâm niệm niệm A Di Đà Phật không ngưng nghỉ, cho tới khi niệm sát sanh kia được quét sạch, mới thôi.
Đó là đoạn nhân bất thiện để hưởng báo quả thiện. Tâm an chính là quả thiện.
Phật dạy: muốn không có quả bất thiện, phải đoạn nhân bất thiện. Như vậy, muốn thân, khẩu không hành, không tác nghiệp sát sanh (Nhân sát sanh) để sau này không phải chịu quả báo thọ thân súc sanh, đền mạng (Quả sát hiện tiền) thì ý sát sanh phải tiêu trừ. Nghĩa là khi ngồi niệm Phật, tâm thích giao du, tụ tập, ăn nhậu khởi lên, chúng ta phải lập tức nhận biết: đó là duyên để tạo nhân sát sanh (trực tiếp: tự mình làm; gián tiếp: bảo, sai, nhờ, mướn người giết thịt cho mình ăn) và cũng ngay lúc đó phải dùng hồng danh A Di Đà Phật để phá tan cái tâm bất thiện này, bằng cách: nhiếp tâm niệm niệm A Di Đà Phật không ngưng nghỉ, cho tới khi niệm sát sanh kia được quét sạch, mới thôi.
Đó là đoạn nhân bất thiện để hưởng báo quả thiện. Tâm an chính là quả thiện.
Phương pháp này cũng áp dụng tương tự cho những niệm: tham,
sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước, trộm cắp, tàm dâm,
vọng ngữ... khởi lên khi chúng ta niệm Phật.
Quan trọng
vẫn là: xác định thật minh bạch đó là niệm bất thiện và
phải tìm cách để trừ diệt bằng được. Bằng không, nếu chúng ta
để tâm mình nương, hay rong ruổi theo những niệm bất thiện đó
trong suốt quá trình niệm Phật, đương nhiên quả báo lành không
thấy, mà chỉ thấy quả báo của địa ngục hiện ra. Đây cũng
chính là ý nghĩa câu: " Tâm làm ra thiên đường, tâm làm ra địa ngục.
Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh; nếu tâm chánh thì thành Phật,
tâm tà thì thành ma. Tâm từ là người của Trời, tâm ác là người của La
Sát, nên cái tâm là hột giống cho hết thảy sự tội phước".
Như vậy việc nhiếp tâm niệm Phật có thể chia ra hai giai đoạn: Thô và Vi Tế.
Thô là còn thấy mình đang nhiếp=còn đang niệm Phật. Còn thấy miệng niệm, còn nghe thấy tiếng niệm, còn nhớ rõ hồng danh đang niệm=chẳng khó.
Thô là còn thấy mình đang nhiếp=còn đang niệm Phật. Còn thấy miệng niệm, còn nghe thấy tiếng niệm, còn nhớ rõ hồng danh đang niệm=chẳng khó.
Vi Tế là chẳng thấy nhiếp, chẳng
thấy chẳng nhiếp. Nhưng niệm tới khi vi tế niệm cũng không còn
dấy khởi: tai-miệng-tâm tương thông đồng một thể tịnh lặng,
điều này thật chẳng dễ, nhưng nếu chúng ta năng tinh tấn hành
trì thì chẳng dễ sẽ dần biến thành chẳng khó.
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen