Freitag, 2. November 2012

Tự Ngộ Tự Độ - Phần I

Vollbild anzeigen "Thực tế không phải ai sinh ra rồi già yếu mới mắc phải bệnh tật, rồi vì bệnh mà chết cả, mà nhiều khi ngay từ lúc thai nghén, rồi lọt lòng mẹ, hoặc năm tháng lớn lên… chúng ta đã đều có bệnh (mắc bệnh) trong người..."

Bồ Tát Không thể Độ nếu Mình Không Giác Ngộ 
(Trao đổi cùng bạn Ngô-Trí Chánh)


Cảm ơn bạn Ngo-Tri-Chanh đã ghé thăm trang Phật Pháp ngocmyduyen và để lại comment. HT xin được chia sẻ cùng bạn những điều mà bạn đang phải gánh chịu. Tuy nhiên mình phải nói cùng bạn một cách chân thành để bạn hiểu ngay: Vấn đề Tâm Linh vốn rất nhạy cảm, do vậy nếu mình không có những kiến thức chuẩn xác (sự thức-ngộ) mình rất dễ bị sai lầm và đi vào con đường chướng đạo. Thực ra trên đời này không Bồ Tát và Phật nào có thể giúp (độ) được cho mình, ngoài mình ra bạn ạ (bạn đừng hoài nghi những dòng Kinh Pháp trong Bạch Y Chú Thuỷ và những bài Chú khác mà bạn đã đọc nhé. Mình sẽ giải thích từ từ để bạn rõ). Nói khác đi: Mình (chúng ta) chính là những Bồ Tát (là những vị Phật) có thể tự Độ cho chính mình. Tại sao? Bởi trong mỗi con người chúng ta vốn có sẵn một vị Phật (còn gọi là Phật Tâm) nhưng vì ta quá mê mải với những ham mê của cuộc sống trần tục (còn gọi là những dục vọng sống) nên vị Phật Tâm này đã bị quên lãng (che khuất). Từ đó chúng ta cứ ngỡ rằng: Trên cõi đời này ngoài những vị Phật và Bồ Tát mà chúng ta thường nghe, thường biết qua kinh sách, truyện, truyền thuyết... sẽ không còn ai có thể giúp (gia trì, hay độ = cứu giúp) mình thoát khỏi nguy nạn, hay bất hạnh nữa.

Để giải thích ngọn ngành giúp bạn hiểu ngay trong một comment ngắn ngủi, quả là khó. Tuy nhiên, mình cố gắng cắt nghĩa những điều cô đọng nhất, giúp bạn hiểu được: Tại sao chúng ta nên học hỏi Kinh Pháp, để từ đó thức ngộ và nguyện đi theo con đường mà Đức Phật đã chỉ dạy.

Hiểu giản đơn: Kinh Pháp là một phương tiện giúp chúng ta thấu hiểu mọi ngọn nguồn của cuộc sống sinh-tử luân hồi. Hẳn bạn đã nghe những cụm từ: Sinh-lão-bệnh-tử. Đó là 4 giai đoạn tất yếu mà chúng ta (người phàm) phải đi qua. Nghĩa là: Con người Sinh ra sẽ có ngày Già (lão) rồi mắc Bệnh và kế đó sẽ đến ngày phải ra đi - Chết. 
Thực tế không phải ai sinh ra rồi già yếu mới mắc phải bệnh tật, rồi vì bệnh mà chết cả, mà nhiều khi ngay từ lúc thai nghén, rồi lọt lòng mẹ, hoặc năm tháng lớn lên… chúng ta đã đều có bệnh (mắc bệnh) trong người. Như vậy bệnh tật đã không còn đi theo quy luật Sinh-Lão-Bệnh-Tử nữa. Trái lại bệnh tật đã mang theo chúng ta ngay từ trong thai nghén, hay lúc chào đời và phát, nhiễm cùng ta theo năm tháng.

Hiểu theo triết lý đời thường: Bệnh tật vốn có hoặc từ di truyền, hoặc do viêm, nhiễm… và khi mắc bệnh tất chúng ta phải cần tới sự trợ giúp của các thầy thuốc mới mong khỏi hoặc giảm bớt bệnh tật trong cơ thể.

Hiểu theo triết lý của Đạo Phật: Bệnh tật mà chúng ta đang mang trên mình, vốn là cái Quả mà chúng ta đã gieo từ kiếp trước. Hiểu giản đơn là: Ta gieo mạ, nhưng không chịu cày sâu, không chịu nhổ cỏ, không chịu bón phân, không chịu vun trồng… giúp cho cây mạ xanh tươi rồi trổ bông, kết hạt… do vậy kết quả là ta chỉ thu hoạch được những hạt lúa lép, sâu, khô, héo… Từ logic đó mình sẽ hiểu rằng: Từ kiếp trước chúng ta vì mê mải sống trong hưởng thụ, mà đã quên đi một ngày nào đó khi mình hết "vốn" sẽ không còn gì để tiếp tục sinh tồn nữa và sẽ phải sống trong khổ ải… Bệnh, tật ngày hôm nay chúng ta đang mang trên mình (trong cơ thể) xuất phát từ cội nguồn đó. 
Thực tế phải đối mặt hiện giờ là gì? Ta có bệnh tất phải nhờ sự chẩn trị (tức thời) của các thầy thuốc (đông-tây y) để trợ giúp thân bệnh. Mặt khác ta phải tìm biện pháp khắc chế căn bệnh tái phát và gia tăng. Tới đây thì Phật Pháp đã chỉ cho chúng ta (đã cho chúng ta) một phương tiện để giúp chúng ta vượt ra khỏi vòng đau đớn của bệnh tật.




http://buddha-dharma.org/Photos/Universal_Door_Chapter/large/Universal%20Door%20Chapter%2057.jpg


Chắc chắn bạn sẽ hỏi: Có thật như vậy không? Hay: làm sao để tôi có thể tự giúp mình điều trị, trợ giảm bớt những đau đớn về thể xác? Như trên HT đã nói: Không có Bồ Tát hay Phật nào có thể giúp được mình, ngoài mình tự Ngộ rồi tự Độ cho mình. 
Sao gọi là tự Ngộ? Ví dụ HT nêu trên đã cho ta thấy một điều: Sinh-Lão-Bệnh-Tử là con đường tất yếu ai trong kiếp phàm trần này cũng phải trải qua. Hiểu theo lý đời thường: Chết là hết. Nhưng hiểu theo lý của Phật: Chết không phải là hết, mà Chết chỉ là sự kết thúc một sinh mạng (cuộc sống) của kiếp này để bước sang một cuộc sống (sinh mạng) khác. Đó chính là sinh-tử luân hồi không dứt. 
Vậy làm sao để chúng ta vượt ra khỏi vòng sinh-tử luân hồi đó?
 Huệ Tâm
(còn tiếp)

New Comments