Dienstag, 6. November 2012

Tự Ngộ Tự Độ - Phần III

Vollbild anzeigen"Đừng nên trông chờ thụ động vào sự cứu rỗi của một đấng Bồ Tát, hay vị Phật hiển linh nơi xa xôi nào khác, mà ta – chính ta phải nhờ cậy vào sự Tỉnh Giác của bản thân mình, bởi chỉ có mình mới biết minh đang vướng mắc, đang bệnh tật nơi đâu mà tự mình trị liệu..." 

Thân Không Bệnh Tật Thì Tham Dục Dễ Sanh

(Trao đổ Pháp - Tiếp theo)

Tại sao Phật lại dạy chúng ta "đừng cầu thân không bệnh tật? Phải chăng ý của Ngài là: Chúng ta phải vui vẻ mà chung sống cùng bệnh tật, chứ đừng mong cầu cho thân mình thoát bệnh? Nếu hiểu một cách sâu xa thì lời khuyên của Đức Phật quả đúng như vậy. Bởi phàm là kiếp con người thử hỏi mấy ai trong chúng ta thoát ra khỏi cái vòng sinh-lão-bệnh-tử ấy? Vả lại khi con người ta lâm bệnh (đặc biệt là bệnh nan y) cuộc sống nội tâm dường như sâu lắng hơn, nghĩ đến luật nhân quả nhiều hơn. Và cũng có lẽ vậy mà những người mang bệnh tật trên mình đều muốn vươn lên, hướng tâm mình đến những việc thiện đức. Đây là điều mà những lúc con người ta khoẻ mạnh không dễ mấy ai nghĩ tới - do tham dục lấn án. Ngay cả lúc Phật còn tại thế, Ngài cũng bị lâm bệnh nặng. Câu chuyện kể lại như sau:
"Một thuở nọ, Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc, gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, Đức Thế Tôn bị lâm bệnh nặng, khổ thân hành hạ, bệnh tình trầm trọng.
Vào một buổi chiều, vị Đại đức Mahācunda đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong ngồi một nơi hợp lẽ; vị Đại đức Mahācunda ngồi một nơi hợp lẽ, Đức Thế Tôn truyền dạy rằng:
- Này Cunda, con hãy tụng pháp Thất giác chi.
Vị Đại đức Mahācunda vâng lời dạy của Đức Thế Tôn tụng Pháp Thất Giác Chi như sau:
- Kính bạch Đức Thế Tôn, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7 pháp giác chi ấy như thế nào?
1- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp niệm giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
2- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp phân tích giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
3- Kính bạh Đức Thế Tôn, pháp tinh tấn giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
4- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp hỷ giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
5- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp an tịnh giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
6- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp định giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
7- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp xả giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
- Kính bạch Đức Thế Tôn, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính; được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý Tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, để chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.
Đức Thế Tôn dạy rằng:
- Này Cunda, 7 pháp giác chi thật tuyệt vời!
Này Cunda, 7 pháp giác chi thật tuyệt vời!
Vị Đại đức Mahācunda tụng 7 pháp giác chi xong, Đức Thế Tôn phát sinh tâm hoan hỷ 7 pháp giác chi ấy, Đức Thế Tôn đã khỏi bệnh ngay tức khắc, căn bệnh của Đức Thế Tôn bị tiêu tan, không còn tái phát lại nữa".

Qua bài Kinh 7 Pháp Giác Chi của Đức Thế Tôn để lại, chúng ta thấy rõ một điều: Ngài là đức Phật – người đã thoát ra khỏi vòng sanh-tử luân hồi. Hiểu giản đơn: chẳng có bệnh tật nào có thể làm khó Ngài cả. Vậy nhưng tại sao Ngài vẫn đổ bệnh? Rồi phải nhờ người khác tới tụng kinh giúp cho mình tỉnh thức rồi khỏi bệnh? Đây chính là một Thiện Phương Tiện giúp cho mọi chúng sinh hiểu được rằng: Đừng nên trông chờ thụ động vào sự cứu rỗi của một đấng Bồ Tát, hay vị Phật hiển linh nơi xa xôi nào khác, mà ta – chính ta phải nhờ cậy vào sự Tỉnh Giác của bản thân mình, bởi chỉ có mình mới biết minh đang vướng mắc, đang bệnh tật nơi đâu mà tự mình trị liệu.
 

(còn tiếp)

New Comments