"Khi tiếng niệm Phật được vang lên trong từng niệm niệm thì cũng
đồng nghĩa trong mỗi hơi thở ra, hơi thở vô của chúng ta đều đã mang
theo các chủng tử Phật..."
Phần II
Thế rồi chàng
dũng sĩ hăm hở lên đường. Không biết bao nhiêu dặm đường, thôn xóm, làng
mạc, tỉnh thành… chàng đã đặt chân qua; không biết bao nhiêu cảnh trần
chàng trai được tận mắt chứng kiến. Thì ra những nơi này không hề
bình yên, tươi đẹp như chàng thường tâm tưởng, và chàng đã y lời sư phụ
căn dặn, luôn thường dùng Bảo Ấn Kiếm và Kính Chiếu Yêu đem ra để soi
rọi một cách hiệu quả…
Chàng đã sống miệt mài với nhiệm vụ. Đã từ lâu chàng
vẫn tự cho rằng chàng là người dũng sĩ cần thiết cho cuộc đời. Cuộc đời không
thể vắng bóng chàng. Chàng đã trà trộn trong cuộc sống, có khi thành công,
nhưng cũng nhiều khi thất bại. Đối diện với cuộc sống đầy mưu mô gian trá,
nhiều lúc chàng phải uốn mình, linh động theo hoàn cảnh để chinh phục và chiến
thắng. Có lúc chàng say sưa miệt mài trong công việc. Chàng cảm thấy thích thú khi
hành động. Có khi chàng say mê quên cả ăn cả nghỉ, vì một sự theo đuổi mà chàng
cảm thấy vì vui thích mà thực hiện hơn là ý thức rằng mình cần hoạt động để mà
phụng sự. Thời gian trôi cứ như thế cho đến bảy năm. Một hôm trong lúc ngồi
nghỉ bên một dòng sông, nhìn dòng nước lặng lẽ trôi, chàng giật mình thấy đã từ
lâu, gần hai năm nay, chàng không dùng đến mê ngộ cảnh. Chàng không dùng, không
phải là chàng quên rằng mình có mê ngộ cảnh, mà chỉ vì chàng thấy không thích
dùng. Chàng nhớ lại trước đây đã có một thời chàng dùng mê ngộ cảnh một cách
miễn cưỡng. Chàng nhớ lại những ngày mới xuống núi ấy, chàng đã chiến đấu rất
hăng hái khi thấy nguyên hình những yêu quái xuất hiện trên mê ngộ cảnh. Chàng
cũng cảm thấy hân hoan vô hạn khi soi thấy trên mê ngộ cảnh hình dáng các bậc
hiền nhân. Nhưng trong thời gian trước đây, một cái gì khác lạ đã đến trong tâm
hồn chàng, đến lúc nào chàng không nhận rõ. Chàng đã không thiết tha lắm khi
nhìn thấy hình bóng một bậc hiền nhân, mà cũng không giận dữ lắm khi thấy một
bóng hình yêu quái. Trong bóng hình yêu quái đó, đôi khi chàng lại nhận ra một
vài nét hơi quen thuộc, và lưỡi bảo kiếm đã có thờ ơ khi có những bóng hình yêu
quái xuất hiện trước kính thần.
Cho đến những ngày gần đây,
chàng không dùng mê ngộ cảnh nữa. Chiếc kính vẫn nằm trong túi áo chàng, nhưng
đã từ lâu không còn được sử dụng. Chàng lấy làm lạ và đã nói nhiều lần định
quay về hỏi sư phụ. Nhưng đã ba tháng qua, bận bịu những gì không đâu, chàng
chưa có thể trở về. Mãi cho đến hôm mười hai tháng tám trước đây, đi qua một
rừng mai hoa nở, thấy sắc hoa trắng như tuyết lấp lánh dưới ánh trăng thu, nhớ
đến những ngày thơ ấu bên rừng mai già học tập dưới chân Thầy, chàng mới quyết
định trở về. Đường về sao chàng thấy xa quá. Bảy ngày trèo non lặn suối mới về
tới được chỗ cũ…
Trước mặt chàng, con đường mòn lên núi đã bị đôi cánh cửa tùng*** khép
chặt. Chàng đưa tay cố đẩỵ Nhưng hai cánh cửa kiên cố vẫn im lìm không lay chuyển
dưới sức mạnh của đôi cánh tay chàng. Chàng lấy làm lạ. Ngày xưa chẳng bao giờ
sư phụ chàng lại cho đóng chặt cửa lên núi như thế nàỵ Chỉ có một con đường đưa
tới am sư phụ mà thôi, nhưng bây giờ lại bị đóng chặt. Hớn hở chàng vỗ tay vào
đốc kiếm, phi thân nhảy qua, nhưng chàng không nhảy qua khỏi. Một mãnh lực gì
níu lấy thân chàng trở lại, khiến chàng không cất mình lên khỏi hai cánh cửa
tùng. Chàng rút gươm định chém rời cánh cửa, nhưng khi chạm tới cánh cửa, lưỡi
gươm văng trở lại như vừa chạm vào thép cứng. Chàng chùn tay, đưa lưỡi gươm lên
nhìn. Lưỡi thép sáng loáng dưới ánh trăng. Cánh cửa tùng rắn quá, và hình như
đã thu nhận thần lực của sư phụ chàng, nên đã đóng kín đường mòn lại một cách hết
sức vững chãi. Chàng thở dài cho gươm vào vỏ rồi ngồi phịch xuống tấm đá lớn gần
bên, ôm đầu nghĩ ngợi. những chuyện quá khứ chợt hiện lên trong trí óc
chàng… chàng dũng sĩ cứ miên mang suy nghĩ cho tới khi chàng nghe thấy
tiếng là khô xào xạc… chàng vội ngửng lên và chợt nhận ra có bóng
người đang từ núi đi xuống và rồi chàng dũng sĩ đã thực sự vui
mừng khi thấy bóng người thấp thoáng ấy chính là sư đệ của mình
thủa nào…
Huynh-đệ gặp nhau, mừng mừng, tủi tủi, chàng
dũng sĩ vội vàng kể lại những chuyện đã xảy ra khi chàng lên núi, Người
sư đệ của chàng mỉm cười đưa nhẹ tay mở cửa. Hai cánh cửa tùng bật ra một
cách dễ dàng. Bước ra nắm lấy tay chàng và nhìn chàng tận mặt. "- Đại
huynh ở một đêm giữa trời chắc lạnh lắm. Sương phủ ướt áo thế này mà, thôi để
tiểu đệ phủi bớt cho. Trước kia đệ thường ở dưới núi hái rau nhặt củi và luôn
tiện canh chừng người lên núi. Lâu lâu mới có một người lên núi. Nếu tiểu đệ
thấy ai đáng lên hầu sư phụ thì tiểu đệ cho lên, nếu họ không đáng lên thì em
lẫn tránh để cho họ lạc đường. Sư huynh biết rằng sư phụ không bao giờ muốn
tiếp những người lên núi với tâm niệm không lành. Độ này tiểu đệ bận tập luyện
luôn mà sư phụ cũng bận ngồi tĩnh tọa trong thạch động nên người dặn cho đệ
khép cửa chắng ngang lối lên dưới này. Sư phụ có trao phép lạ khiến cho cửa tự
động mở ra khi các bậc hiền nhân đến. Nhưng khi những kẻ phàm tục lên thì cửa
cứ đóng chặt không thể nào vượt qua được. Nhất là khi kẻ ấy có yêu khí thì đừng
mong lên núi." Chàng dũng sĩ cau mày: "Nhưng không lẽ ta mà lại là
yêu quái ? Sao cửa lại đóng chặt?". Người sư đệ cười lớn: - "Vâng đại
huynh sao lại là yêu quái được! Đệ cũng quên đi mất là tại sao cửa lại đóng.
Nhưng bây giờ dù sao thì đại huynh cũng lên núi được rồi cơ mà, vì cửa đã mở.
Nhưng đại huynh đợi em chút nhé. Để tiểu đệ xuống suối múc nước rồi cùng lên
một thể. Hay đại huynh xuống suối với đệ cho vui. Cười lên chứ, đại huynh giận
ai mà nét mặt trông khó đăm đăm như vậy."
Hai anh em cười vang. Chàng dũng sĩ đi theo người sư
đệ xuống suối. Mặt trời vẫn chưa lên, nhưng phương đông đã rạng. Hai người đã
có thể nhìn rõ mặt nhau. Mặt suối lặng trong, in màu hồng của rạng đông. Bóng
hai người đứng song song in hình trên mặt suối. Chàng dũng sĩ trong bộ võ phục
hiên ngang, lưng đeo trường kiếm. Người sư đệ trong y phục tiểu đồng hòa nhã,
tay cầm tịnh bình. Hai người cùng nhìn bóng mình in trên mặt nước mỉm cười. Một
con bọ nước nhảy, làm mặt nước hồng gợn nhẹ và bóng hai người rung rung theo
làn sóng nước gợn.
"Bóng chúng ta trên mặt nước
đẹp quá nhỉ! Nếu bây giờ tiểu đệ múc nước thì sóng dậy và bóng tan mất. À này
đại huynh "mê ngộ cảnh" sư phụ cho đại huynh còn giữ đó không?"
Chàng dũng sĩ cho tay vào túi trả lời:
- Còn đây!
- Tại sao chúng ta không đem ra chiếu hình chúng ta
xem nào.
Chàng sực nhớ là từ lâu chàng chưa chiếu mê thử trước
hình bóng mình. Chàng lấy kính thần ra, lau bụi vào vạt áo, chiếu trên mặt
nước. Hai anh em châu đầu vào mặt kính.
Nhưng bỗng cả hai người cùng hét lên một tiếng kinh
hoàng, khủng khiếp, và tiếp theo đó chàng dũng sĩ ngã quỵ trên bờ suối bất
tỉnh. Tiếng thét kinh khủng làm chấn động cả núi rừng hoang dại. Một con nai
đang uống nước phía trên dòng hoảng hốt đưa đầu lên nhìn, ngơ ngác kinh sợ.
Người sư đệ vừa trông thấy trong kính thần, hình bóng của mình đứng bên cạnh
hình bóng một con yêu to lớn với đôi mắt tối sâu như hai miệng giếng không đáy,
hai chiếc răng dài quập sâu vào chiếc càm vuông, trên một khuôn mặt xám ngoẹt
như gà cắt tiết…
Người sư đệ rùng mình dụi mắt nhìn lại, trên bờ suối
đá xanh, chàng dũng sĩ vẫn nằm ngã lăn bất tỉnh, trên mặt vẫn còn in rõ nét
kinh hoàng, đau khổ hiện hình một cách thảm hại trên con người đã từng xông pha
lăn lộn bảy năm trong cuộc đời đầy cát bụi.
Người sư đệ đến ôm lấy chàng dũng sĩ và lấy nước suối
vã vào mặt chàng. Vài phút sau, chàng tỉnh dậy, nét mặt vô cùng bi thảm. Hình
bóng trên mê ngộ cảnh hiện ra bất ngờ quá và ý thức tự giác trong nháy mắt đã
làm cho chàng ngã quỵ. Chàng đã mất hết nghị lực, mất hết sự sống. Tứ chi chàng
rời rã, chàng không thể đứng dậy được nữa. Một chân quỵ xuống cát, người sư đệ
dịu dàng nâng chàng ngồi dậỵ Nét thiểu não và khổ đau còn in rõ trên khuôn mặt
chàng.
- Thôi, đại huynh vui lên. Chúng ta sẽ lại lên núi…
Câu chuyện đã được khép lại bằng hình ảnh người sư đệ lần
từng bước dìu chàng dũng sĩ lên núi cùng những lời an ủi: "Không sao đâu,
đại huynh sẽ ở mãi bên thầy . Đại huynh sẽ sống bên em như những ngày xưa êm đẹp
cũ. Em không ngờ bao nhiêu năm dưới núi đã tàn hại anh đến thế…"
(…)
Có nhiều câu hỏi (giả thiết) được đặt ra:
1.
Tại sao chàng dũng sĩ không còn tha thiết xử dụng kính chiếu yêu và
thanh gươm báu nữa?
2. Với sức mạnh
phi thường của mình, tại sao chàng dũng sĩ trở về mà không thể mở và
vượt qua được hai cánh cửa?
3. Tại sao lưỡi
gươm báu của chàng dũng sĩ khi chạm vào hai cánh cửa cũng bị văng ra
như chạm vào thép cứng?
4. Phải chăng vị
Thiền Sư đã biết rõ chàng dũng sĩ đã trở về nên dùng thần lực
khoá hai cánh cổng?
5. Vị Thiền sư làm
vậy dường như cố chấp quá chăng?
6. Tại sao người sư
đệ lại có thể mở 2 cánh cổng một cách dễ dàng?
7. Tại sao gương
mặt của chàng dũng sĩ lại trở nên gê rợn như vậy? v.v…
Những câu hỏi này
đã được nêu ra và làm chủ điểm thảo luận cho các Phật tử trong buổi
Pháp đàm các đêm 21 và 22.12.2012.
TT Thích Từ Trí khai thị buổi Pháp đàm đêm 22.12.2012
Các đề tài: Làm thế nào để người Phật tử có thể niệm Phật được mọi nơi, mọi chốn? Bằng cách nào để niệm Phật tới nhất tâm bất loạn? Hay: Khi làm việc, những nơi giả trí, nơi công cộng… có thể niệm Phật được hay không?...v.v.
Các đề tài: Làm thế nào để người Phật tử có thể niệm Phật được mọi nơi, mọi chốn? Bằng cách nào để niệm Phật tới nhất tâm bất loạn? Hay: Khi làm việc, những nơi giả trí, nơi công cộng… có thể niệm Phật được hay không?...v.v.
Để trả lời những câu hỏi này, TT Thích Từ Trí đã chỉ ra cho các
Phật tử một kỹ năng niệm Phật vô cùng vi tế bằng cách: Quán Niệm Hơi
Thở. Khi tiếng niệm Phật được vang lên trong từng niệm niệm thì cũng
đồng nghĩa trong mỗi hơi thở ra, hơi thở vô của chúng ta đều đã mang
theo các chủng tử Phật. Do vậy, nếu người Phật tử có thể quán
chiếu được hơi thở và luyện tập để trở thành một kỹ năng niệm Phật
thì việc niệm Phật tới nhất tâm bất loạn không còn là điều lo ngại
và cần phải đặt ra nữa.
Khung cảnh buổi Pháp đàm đêm 22.12.2012
Kỹ năng niệm Phật
và niệm Phật kinh hành cũng là một trong những Pháp sự quan trọng trong
các khoá tu học gần đây. Vì số lượng Phật tử mới tham gia tu học
lần đầu khá đông đảo, vì vậy BTC đã dành ra khá nhiều thời giờ để hướng
dẫn kĩ năng niệm Phật và kế đó cho các Phật tử thực chứng tại
chỗ. Trong suốt 3 ngày 21-23.12.2012 BTC lấy công phu niệm Phật làm nền
tảng cho khoá tu học. TT Thích Từ Trí đã giải thích về ý nghĩa quan
trọng của việc cộng tu niệm Phật, bởi đôi khi chúng ta niệm Phật đơn
lẻ (tại gia) thường rất dễ dẫn đến sự bê trễ, chán nản, hoặc hôn
trầm, nhưng với năng lượng cộng tu, người nọ sẽ giúp cho người kia
thêm dũng mãnh, tỉnh táo, nhờ đó, tạo thành một tầng tầng, lớp
lớp, giống như những cơn sóng dậy trào trên biển cả vậy.Đây cũng là một kết quả, một thu hoạch khá lớn và khả quan mà TT Thích Từ Trí và BTC đã vô cùng hoan hỷ ghi nhận ngay sau những giờ cộng tu niệm Phật trong suốt 3 ngày 21-23.12.2012. Thương Toạ cũng hoan hỷ nhận định: với tinh thần dũng mãnh niệm Phật như vậy, giả như ngay trong thời khắc đang niệm Phật có xảy ra những biến cố gì đi chăng nữa, thì với sức mạnh của đại chúng, mọi người có dễ dàng, giúp nhau vượt qua mọi hiểm nguy để tự đưa mình đến một cảnh giới tốt lành…
Trong buổi kết
thúc khoá tu Phật Thất vào lúc 14 giờ ngày 23.12.2012, TT Thích Từ
Trí đã thay mặt BTC tán dương tinh thần nỗ lực tu học của các Phật
tử. Đây là một điều vô cùng quan trọng, nó có tính xác quyết giúp
người Phật tử vững bước cùng hành trang của mình đến Bến Bờ Kia.
Khoá tu Phật Thất
đã kết thúc hoàn mãn vào lúc 15 giờ ngày 23.12.2012. Phật tử Huệ
Phú đã thay mặt các Phật tử bày tỏ lòng ngưỡng kính và tri ơn công
đức của Chư Thượng Toạ, Chư Đại Đức, Chư Tăng Ni chùa Phật Huệ đã
không quản thời gian, ngày đêm đứng ra tổ chức khoá tu Phật Thất viên
mãn cho các Phật tử.
Chia
tay - Dẫu không
nói thành lời, nhưng điều chắc chắn câu chuyện về chiếc Gương
Chiếu Yêu và Thanh Gươm
Báu sẽ mãi là một dấu ấn khó phai, nói khác đi: đó chính là
một hành trang để tự chiêm nghiệm, hoàn thiện chính mình trên bước đường tự giác, giác tha của mỗi người Phật tử.
Soi rọi tâm- Gột
sạch cấu uế!
Ghi nhận từ khoá
tu Phật Thất 20-23.12.2012- Thiện LợiGhi chú:
*** Bài pháp được dựa
theo cốt truyện: Cửa Tùng Đôi Cánh Gài của HT Thích Nhất Hạnh.
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen