"Không khởi thiện không
phải ta sẽ không làm việc thiện nữa, mà việc thiện ta vẫn cứ làm nhưng
làm xong rồi thì đừng nhắc lại nữa. Một việc thiện nhưng nếu được nhắc
đi nhắc lại nhiều lần tự nó đã trở thành một việc không thiện..."
Phần II
(tiếp theo)
Huệ Tâm
Trường hợp thứ 2
Cũng nhân một lần đến thăm gia đình người bạn, đúng vào lúc gia đình anh đang có khách. Đó là một cặp vợ chồng già, người Việt hàng xóm. Sau một hồi trò chuyện tôi được biết người vợ của ông khách già hàng xóm bị chứng đau đầu và mất ngủ kinh niên, điều này có thể nhận ra trên gương mặt tiều tụy của bà. Thấy vậy nên tôi lựa lời hỏi chuyện và có khuyên bà thử tìm hiểu về Thiền, nếu có cơ duyên biết đâu sẽ giúp bà cải thiện căn bệnh mất ngủ? Nghe tôi khuyên vậy, bà mỉm cười bảo: Chẳng giấu gì chú, vợ chồng tôi cũng luyện 5-6 năm nay rồi. Ngày nào làm lễ Phật xong là chúng tôi lại ngồi Thiền tối thiểu 45-60 phút. Mỗi lần luyện xong vợ chồng tôi lại hỏi nhau kết quả để trao đổi kinh nghiệm, nhưng quả thực tới nay, ngoài ông nhà tôi cảm thấy có chút ít tiến bộ, đỡ căng thẳng thần kinh hơn, còn tôi thì tập mãi cũng vẫn vậy, chẳng thấy tiến triển gì cả. Chứng đau đầu, mất ngủ thì vẫn hành hạ không dứt. Cứ đà này chắc tôi chẳng dám ngồi thiền nữa, vì mỗi lần thiền xong là tay chân đau ê ẩm. Đầu óc thì vẫn căng thẳng, mệt nhoài. Nghe vợ phàn nàn, người chồng nói đùa:Tại bà ngồi thiền nhưng đầu lại cứ lo chuyện đi siêu thị để mua gì, rồi bữa nay nấu gì, ăn gì, làm gì... Chứ bà nghe tôi, có lẽ không tới độ như vậy. – Phải, - bà hàng xóm thóang ngúyt chồng – nghe ông để ngồi thiền rồi có bữa gà gật, ngã lăn quay cả ra nhà. Tôi chả dại. Bà hàng xóm khẽ thở dài: Còn ông nữa. Tập tới cả 5-6 năm rồi mà kết quả cũng chẳng hơn tôi là bao. Đã vậy mỗi lần có khóa hướng dẫn tu thiền dù xa cách mấy ông cũng lặn lội tìm đến bằng được. Người ngợm ông khỏe khoắn lại một chút đã đành, đằng này càng tập lại càng thấy tệ hơn lúc chưa tập. Đà này ông phải hỏi kỹ lại các thầy xem chứ tôi cứ theo ông ngày nào cũng ngồi bán già, kiết già cả tiếng đồng hồ mà chả đi tới đâu cả…
Trường hợp thứ 3
Nhân một kỳ nghỉ phép, tôi tới thăm người em họ. Anh em lâu ngày gặp nhau nên cậu em hàn huyên đủ chuyện. Cậu em họ tôi còn khoe có quen một cư sĩ và cả hai vợ chồng cậu em đều rất ngưỡng trọng nên đã bái ông làm thầy. Nhân lúc rảnh, cậu em rủ tôi đến thăm người cư sĩ nọ. Sau một hồi lâu trao đổi chuyện đời, chuyện Phật, vị cư sĩ nọ thấy tôi ngồi lắng nghe không sao nhãng anh liền cười bảo: Chú ngồi nghe chuyện Phật Pháp cả mấy tiếng mà không buồn ngủ à? Thấy tôi cười, người cư sĩ nọ rót trà, điềm đạm nói: Thời buổi bây giờ mà chịu ngồi nghe nhau nói vài ba tiếng Phật Pháp là chuyện hiếm lắm. Nhiều người cũng thường lui tới đây rồi nấn ná bảo tôi truyền dạy kinh Phật và cách thức tu hành. Nhưng ngồi nói chuyện được ít phút, tôi đã thấy họ gà gật không thì ngáp vặt, thậm chí có người còn làm một giấc ngon lành. Tỉnh dậy, tôi hỏi đùa là có hiểu tôi vừa nói những gì không? Họ cười khì, bảo: Cũng câu được câu mất. Thực ra kinh Phật không phải ai cũng thích nghe, và ai cũng nghe được và lĩnh hội được cả. Tôi đến với cửa Phật cũng là một cơ duyên, rồi qua học hỏi, tìm tòi nay cũng biết được đường nào mình phải đi, đường nào mình nên tránh. Trong nhà cũng có mấy anh em, nhưng thật tiếc là chẳng ai quan tâm tới Phật Pháp cả. Nhiều lúc tôi cũng buồn, nhưng nghĩ lại Phật pháp tùy duyên, mà duyên cũng lại tùy người. Có người rất có lòng hướng Phật như tôi vừa kể, nhưng mỗi lần nghe tôi giảng kinh Phật lại đều ngủ gật. Như vậy là duyên chưa tới. Nhưng bù lại tôi có mấy cậu em như vợ chồng Nghĩa đây, tuy còn ít tuổi, nhưng lòng hướng Phật và ngộ tính rất cao. Đó là một đại phước cho gia đình. Vị cư sĩ nọ dừng lời, rót thêm trà ra chén mời tôi rồi hỏi: Nghe chú Nghĩa nói chú có thắc mắc hay muốn tìm hiểu gì về chuyện tu Thiền phải không? – Vâng, tôi đáp – nhân buổi này em muốn được thầy chỉ giáo đôi điều. Người cư sĩ nhìn tôi cười: Đừng gọi tôi là thầy, xưng anh em thôi cho thân mật, bởi tôi cũng chỉ là cư sĩ thôi chứ đâu có được tu học gì đâu. – Mấy đứa này – người cư sĩ quay sang cậu em tôi, trách – đã bảo đừng gọi như vậy, nhiều người không hiểu lại ngỡ mình hám danh, tự tu, tự tán. Thực ra chuyện tu Thiền cũng không có gì là khó học, nhưng nó hơi trìu tượng, kết hợp thêm sự huyễn hoặc của người đời, thành thử môn thiền học càng trở nên rối rắm hơn. Thiền, hiểu đơn giản nhất nó là một phương pháp điều tâm, điều tánh. Mình có hỉ-nộ-ái-ố-tham-sân-si hay không đều do tâm mình sanh khởi cả, bởi tâm là vọng niệm như huyễn, nghĩa là nó hư giả. Còn tánh người vốn dĩ thanh tịnh, nhưng vì tâm sinh vọng niệm nên làm cho tự tánh thanh tịnh của mình cũng chạy theo. Vậy nên nhiều người học thiền nhưng lại vừa chấp tâm vừa chấp tịnh nên có ngồi hết ngày này qua năm khác cũng không giải quyết được chuyện gì. Tôi thì không ham ngồi thiền cho lắm, mặc dù nhiều người khuyến dụ môn đệ của mình phải tham thiền. Dĩ nhiên tham thiền là tốt và đáng quí, nhưng phải hiểu rõ ngọn nguồn và phải vận dụng đúng phương cách, bằng không sẽ bị tác dụng ngược, rất nguy hiểm. Với tôi lĩnh hội được một câu kinh và nhất tâm tụng niệm được câu kinh ấy mọi nơi, mọi lúc là đã có thể đưa mình vào trạng thái thiền định rồi…
Huệ Tâm
Trường hợp thứ 2
Cũng nhân một lần đến thăm gia đình người bạn, đúng vào lúc gia đình anh đang có khách. Đó là một cặp vợ chồng già, người Việt hàng xóm. Sau một hồi trò chuyện tôi được biết người vợ của ông khách già hàng xóm bị chứng đau đầu và mất ngủ kinh niên, điều này có thể nhận ra trên gương mặt tiều tụy của bà. Thấy vậy nên tôi lựa lời hỏi chuyện và có khuyên bà thử tìm hiểu về Thiền, nếu có cơ duyên biết đâu sẽ giúp bà cải thiện căn bệnh mất ngủ? Nghe tôi khuyên vậy, bà mỉm cười bảo: Chẳng giấu gì chú, vợ chồng tôi cũng luyện 5-6 năm nay rồi. Ngày nào làm lễ Phật xong là chúng tôi lại ngồi Thiền tối thiểu 45-60 phút. Mỗi lần luyện xong vợ chồng tôi lại hỏi nhau kết quả để trao đổi kinh nghiệm, nhưng quả thực tới nay, ngoài ông nhà tôi cảm thấy có chút ít tiến bộ, đỡ căng thẳng thần kinh hơn, còn tôi thì tập mãi cũng vẫn vậy, chẳng thấy tiến triển gì cả. Chứng đau đầu, mất ngủ thì vẫn hành hạ không dứt. Cứ đà này chắc tôi chẳng dám ngồi thiền nữa, vì mỗi lần thiền xong là tay chân đau ê ẩm. Đầu óc thì vẫn căng thẳng, mệt nhoài. Nghe vợ phàn nàn, người chồng nói đùa:Tại bà ngồi thiền nhưng đầu lại cứ lo chuyện đi siêu thị để mua gì, rồi bữa nay nấu gì, ăn gì, làm gì... Chứ bà nghe tôi, có lẽ không tới độ như vậy. – Phải, - bà hàng xóm thóang ngúyt chồng – nghe ông để ngồi thiền rồi có bữa gà gật, ngã lăn quay cả ra nhà. Tôi chả dại. Bà hàng xóm khẽ thở dài: Còn ông nữa. Tập tới cả 5-6 năm rồi mà kết quả cũng chẳng hơn tôi là bao. Đã vậy mỗi lần có khóa hướng dẫn tu thiền dù xa cách mấy ông cũng lặn lội tìm đến bằng được. Người ngợm ông khỏe khoắn lại một chút đã đành, đằng này càng tập lại càng thấy tệ hơn lúc chưa tập. Đà này ông phải hỏi kỹ lại các thầy xem chứ tôi cứ theo ông ngày nào cũng ngồi bán già, kiết già cả tiếng đồng hồ mà chả đi tới đâu cả…
Trường hợp thứ 3
Nhân một kỳ nghỉ phép, tôi tới thăm người em họ. Anh em lâu ngày gặp nhau nên cậu em hàn huyên đủ chuyện. Cậu em họ tôi còn khoe có quen một cư sĩ và cả hai vợ chồng cậu em đều rất ngưỡng trọng nên đã bái ông làm thầy. Nhân lúc rảnh, cậu em rủ tôi đến thăm người cư sĩ nọ. Sau một hồi lâu trao đổi chuyện đời, chuyện Phật, vị cư sĩ nọ thấy tôi ngồi lắng nghe không sao nhãng anh liền cười bảo: Chú ngồi nghe chuyện Phật Pháp cả mấy tiếng mà không buồn ngủ à? Thấy tôi cười, người cư sĩ nọ rót trà, điềm đạm nói: Thời buổi bây giờ mà chịu ngồi nghe nhau nói vài ba tiếng Phật Pháp là chuyện hiếm lắm. Nhiều người cũng thường lui tới đây rồi nấn ná bảo tôi truyền dạy kinh Phật và cách thức tu hành. Nhưng ngồi nói chuyện được ít phút, tôi đã thấy họ gà gật không thì ngáp vặt, thậm chí có người còn làm một giấc ngon lành. Tỉnh dậy, tôi hỏi đùa là có hiểu tôi vừa nói những gì không? Họ cười khì, bảo: Cũng câu được câu mất. Thực ra kinh Phật không phải ai cũng thích nghe, và ai cũng nghe được và lĩnh hội được cả. Tôi đến với cửa Phật cũng là một cơ duyên, rồi qua học hỏi, tìm tòi nay cũng biết được đường nào mình phải đi, đường nào mình nên tránh. Trong nhà cũng có mấy anh em, nhưng thật tiếc là chẳng ai quan tâm tới Phật Pháp cả. Nhiều lúc tôi cũng buồn, nhưng nghĩ lại Phật pháp tùy duyên, mà duyên cũng lại tùy người. Có người rất có lòng hướng Phật như tôi vừa kể, nhưng mỗi lần nghe tôi giảng kinh Phật lại đều ngủ gật. Như vậy là duyên chưa tới. Nhưng bù lại tôi có mấy cậu em như vợ chồng Nghĩa đây, tuy còn ít tuổi, nhưng lòng hướng Phật và ngộ tính rất cao. Đó là một đại phước cho gia đình. Vị cư sĩ nọ dừng lời, rót thêm trà ra chén mời tôi rồi hỏi: Nghe chú Nghĩa nói chú có thắc mắc hay muốn tìm hiểu gì về chuyện tu Thiền phải không? – Vâng, tôi đáp – nhân buổi này em muốn được thầy chỉ giáo đôi điều. Người cư sĩ nhìn tôi cười: Đừng gọi tôi là thầy, xưng anh em thôi cho thân mật, bởi tôi cũng chỉ là cư sĩ thôi chứ đâu có được tu học gì đâu. – Mấy đứa này – người cư sĩ quay sang cậu em tôi, trách – đã bảo đừng gọi như vậy, nhiều người không hiểu lại ngỡ mình hám danh, tự tu, tự tán. Thực ra chuyện tu Thiền cũng không có gì là khó học, nhưng nó hơi trìu tượng, kết hợp thêm sự huyễn hoặc của người đời, thành thử môn thiền học càng trở nên rối rắm hơn. Thiền, hiểu đơn giản nhất nó là một phương pháp điều tâm, điều tánh. Mình có hỉ-nộ-ái-ố-tham-sân-si hay không đều do tâm mình sanh khởi cả, bởi tâm là vọng niệm như huyễn, nghĩa là nó hư giả. Còn tánh người vốn dĩ thanh tịnh, nhưng vì tâm sinh vọng niệm nên làm cho tự tánh thanh tịnh của mình cũng chạy theo. Vậy nên nhiều người học thiền nhưng lại vừa chấp tâm vừa chấp tịnh nên có ngồi hết ngày này qua năm khác cũng không giải quyết được chuyện gì. Tôi thì không ham ngồi thiền cho lắm, mặc dù nhiều người khuyến dụ môn đệ của mình phải tham thiền. Dĩ nhiên tham thiền là tốt và đáng quí, nhưng phải hiểu rõ ngọn nguồn và phải vận dụng đúng phương cách, bằng không sẽ bị tác dụng ngược, rất nguy hiểm. Với tôi lĩnh hội được một câu kinh và nhất tâm tụng niệm được câu kinh ấy mọi nơi, mọi lúc là đã có thể đưa mình vào trạng thái thiền định rồi…
Qua 3 trường hợp điển hình nêu trên, chúng ta thấy rõ hai trường hợp 1 và 2 đã gặp những lo âu, trở ngại rất lớn trong suốt quá trình hành thiền. Nguyên nhân có lẽ xuất phát từ việc chưa thấu suốt: Thiền là gì? Hay nói khác đi: Thế nào là Tọa Thiền và Thiền Định? Trong Phẩm thứ 5, Tọa Thiền trong Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục tổ đại sư Huệ Năng, Ngài đã dạy các đệ tử của mình như sau:
"Phương pháp thiền này vốn không chấp nơi tâm, cũng không chấp nơi tịnh, cũng chẳng phải chẳng động".
1. Sao gọi là không chấp nơi tâm? Lục Tổ giải thích: Bởi tâm (tâm mình) vốn là vọng, như huyễn, là hư giả, vì nó hư giả nên nó không thật, nó luôn dấy khởi nghĩ chuyện sai-đúng, hơn-thiệt, yêu-ghét, tà-chính, nên nếu ta chấp cái tâm ấy là tự chấp chính mình.
2. Sao gọi không chấp nơi tịnh? Lục Tổ giải thích: Bởi tánh người vốn là tịnh. Như tánh nghe, tánh thấy. Tại sao biết nó tịnh? bởi nó không có hình tướng, vì không tướng nên nó thanh tịnh. Và Lục Tổ đã nói: Nó đã tự thanh tịnh rồi vậy còn tìm thanh tịnh làm chi? Tìm tịnh thành ra tìm cái tịnh thứ hai nữa.
3. Sao gọi chẳng phải chẳng động? Lục Tổ dạy: Này Thiện tri thức, nếu người tu hạnh bất động, chỉ khi thấy tất cả người, không thấy việc phải quấy, tốt xấu của người khác tức là tự tánh bất động.
Giờ ta chỉ cần đối chiếu Trường hợp 1 (người quen của tôi) và Trường hợp 2 (vợ chồng bà cụ hàng xóm) ta sẽ thấy rõ tại sao họ đã tu thiền lâu năm nhưng vẫn không đạt được cảnh giới của Thiền? Để sáng tỏ chuyện này tôi xin nêu tiếp hai định nghĩa tối quan trọng về Thiền của Lục Tổ Huệ Năng, đó là Tọa Thiền và Thiền Định.
"Này thiện trí thức sao gọi là Tọa Thiền? Trong pháp môn này không chướng không ngại, ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác, tâm chẳng khởi gọi là Tọa, trong thấy tự tánh chẳng động ấy gọi là Thiền".
Ở đây tôi xin chia sẻ cùng các bạn đôi chút về hai chữ Tọa Thiền và Thiền Định, bởi thực tế nhiều người hiểu đơn giản: Tọa=ngồi (bán già, kiết già) và Thiền=Tịnh (ngồi yên, không cho cử động, không cho nghe ngóng, không cho biết bất cứ chuyện gì xảy ra xung quanh...). Thực tế không phải vậy, muốn biết tại sao ta cùng đi vào cụ thể vấn đề.
Tọa Thiền như đã nói: Tọa là đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm chẳng khởi. Vậy cảnh giới thiện ác ở đây là gì? Nói cách khác: thế nào được gọi là cảnh giới thiện-ác? Tôi xin nêu một ví dụ: Bà A nhìn thấy đàn gà nhà hàng xóm đang bới vườn rau nhà mình. Thay vì bà A phải kiểm tra hàng rào nhà mình có kín đáo hay không, và kế đó là việc thông báo cho nhà hàng xóm biết để nhà hàng xóm sang đuổi đàn gà về, thì bà A đã nổi giận lôi đình rồi vác gậy, vác đá vừa ném đàn gà, vừa chõ miệng sang nhà hàng xóm để chửi với những lời lẽ cay độc và thô tục nhất. Khi bị chửi, nhà hàng xóm đương nhiên phải ló mặt, nhưng không hề thấy đàn gà của mình đang bới vườn như bà A đang chửi (lúc này đàn gà đã bị bà A xua đuổi tứ tung rồi), vậy là không kìm được giận, nhà hàng xóm kia cũng xắn áo rồi chửi bới tay đôi với bà A và nếu như đôi bên không biết kìm chế có thể sẽ dẫn tới một cuộc xô xát gây thương tích... Điểm cần chốt lại ở đây: Chuyện gà bới – là một chuyện rất nhỏ, nếu biết cách giải quyết bà A chỉ cần rào kín hàng rào nhà mình lại, và nếu nhỡ có xảy ra bà A chỉ cần nhắc nhở hàng xóm của mình một cách thiện tình, chắc chắn tình hàng xóm không bị sứt mẻ lại tránh được sự sô sát không cần thiết. Như vậy thiện-ác là hai cảnh giới tuy xa nhưng gần trong gang tấc, và chúng ta chỉ cần ý thức được sự việc một cách thấu đáo chắc chắn nó trở thành việc thiện, ngược lại cùng sự việc đó đã trở thành việc ác tức thì. Đây cũng gọi là: đối cảnh mà tâm không khởi thiện-ác là vì vậy. Không khởi thiện không phải ta sẽ không làm việc thiện nữa, mà việc thiện ta vẫn cứ làm nhưng làm xong rồi thì đừng nhắc lại nữa. Một việc thiện nhưng nếu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần tự nó đã trở thành một việc không thiện. Tại sao? Xin lấy ví dụ từ Bà A. Nếu bà A dùng thiện tình của mình góp ý với hàng xóm, mặt khác tự rào kín hàng rào nhà mình lại, mọi chuyện sẽ êm đẹp. Nhưng bà A không dừng ở đấy, mà đi đâu, ở chỗ nào, gặp ai bà A cũng kể lể rằng vì tôi tử tế, tôi nhân đạo nên đàn gà nhà ấy mới còn cửa mà trở về bằng không tôi đã cho một liều bả, hoặc chí ít ném cho què cẳng; hay: nhờ tôi lành hiền, nhân đức nên mới không chửi cho nhà đó một trận, chứ vào tay người khác thì…v.v. Như thế lẽ ra bà A đã làm được một việc thiện, nhưng vì lòng cao ngạo (chấp nhất việc làm của chính mình) bà đã biến việc thiện của mình thành một việc không thiện. Như vậy câu: đối với cảnh giới thiện-ác tâm không khởi có hàm ý như vậy, và đó mới chính là Tọa, chứ không phải ngồi bán già, kiết già rồi hai mắt lim dim, hay nhắm nghiền lại là Tọa.
Vậy tự tánh là gì? Làm thế nào để thấy được tự tánh, để biết nó động hay không động? Tự tánh chính là bản thể chơn như của mỗi chúng ta và nó ở thể thanh tịnh. Vì nó tịnh nên chúng ta không thể cảm, nhìn, không thể sờ mó được và quan trọng hơn nữa nó không có sắc tướng (vô tướng). Đây là điều rất dễ dẫn tới lầm lẫn khi chúng ta mới hành thiền. Trường hợp 1 (người quen của tôi) sở dĩ anh bị thiền hành là do anh phạm ba sai lầm một lúc. Đó là anh vừa chấp tâm, vừa chấp tịnh và chấp động. Đơn cử khi anh ngồi hành thiền, anh nghe thấy tiếng vợ anh sào nấu ngòai bếp lập tức tâm anh đã khởi vọng niệm, hoặc là anh nổi giận vì mùi đồ ăn sộc vào mũi mình khiến anh không thể tiếp tục điều khí; hoặc anh để tâm dấy khởi và chạy theo mùi đồ ăn đó bằng cách hình dung món ăn đó ngon-không ngon, mặn-nhạt, chua-cay, nóng-lạnh… đương nhiên khi tâm đã dấy khởi tất tự tánh đã không còn thanh tịnh, và lúc này anh sẽ ở hai trạng thái: hoặc nổi giận, nhưng tiếp tục ngồi điều khí, nhưng với áp lực nhanh hơn (để cố quên mùi đồ ăn), hoặc anh lãng quên việc điều khí và để tâm chạy theo hương thơm của đồ ăn ngòai bếp… đương nhiên khi tâm sinh vọng niệm sẽ kéo theo tự tánh sẽ bất tịnh và cuối cùng là anh sẽ chạy theo lọan động đó. Ngược lại, anh chỉ cần ý thức được rằng: mùi đồ ăn chính là vọng niệm, hư giả (vì có thể cảm được) mà đã hư giả tất nó chỉ nhất thời, vậy thì ta hãy đón nhận cái hư giả ấy vào tự tánh của mình rồi để nó tự lắng xuống, chứ không khuấy đảo nó lên (tâm sinh khởi) hoặc tìm mọi cách đè nén nén nó xuống (thở thật nhanh để cố quên cái mùi đồ ăn). Ở đây chỉ cần suy diễn logic một chút ta có thể thấy: chấp Tâm - chấp Tánh - chấp Động tuy là 3 nhưng lại chỉ là một. Lý do: nếu Tâm không khởi (sinh vọng niệm mà vọng=chấp) tất tự Tánh sẽ không động. Không động ở đây được hiểu là: Vẫn có động hiện hữu xảy ra xung quanh, nhưng đừng có để Tâm chạy theo những loạn động ấy. Ở đây ta phải chú ý một chút: Thầy khuyên ta đừng chấp tâm, đừng chấp tịnh, nhưng chẳng phải chẳng động. Chẳng phải chẳng động ở đây không phải là vừa ngồi thiền vừa lắc lư, rung đùi hay nghe nhạc...rock, mà chẳng động được hiểu: mọi loạn động xung quanh là hiện hữu nhưng đừng chấp những loạn động đó, rồi chạy theo và bị những loạn động đó hành hạ. Nói thì giản đơn là vậy nhưng không phải ai cũng làm được rốt ráo, thậm chí có nhiều người còn lăn xả vào những lọan động ấy để vẫy vùng cho thỏa thích...
(còn nữa)
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen