"Như vậy Niệm Phật Thấy Vọng không phải là Pháp Môn Niệm Phật
không thù thắng, mà vì chúng ta còn tâm chấp nên thấy vọng..."
Thông thường chúng ta hay nghe: Người niệm Phật được hưởng tới 10 công đức, vậy sao lại có chuyện niệm Phật thấy vọng? Có đúng là cứ niệm Phật tất sẽ có được công đức không? Để lý giải vấn đề này, có lẽ, trước hết ta nên hỏi: Tại sao phải niệm Phật? Và niệm Phật như thế nào?
Kinh
Phật nói: Người nào chí tâm niệm Phật, được mười món công đức như sau:
1-Thường
được chư Phật ngày đêm hộ niệm, Đức A-Di-Đà phóng quang nhiếp thọ.
2- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
5- Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
6- Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buộc.
7- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
8- Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9- Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật.
10- Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng!"
2- Thường được các vị Đại Bồ Tát như Đức Quán Thế Âm thủ hộ.
3- Ngày đêm thường được chư Thiên cùng Đại lực Thần tướng ẩn hình ủng hộ.
4- Tất cả Dạ-xoa, ác quỉ, rắn độc, thuốc độc đều không thể làm hại.
5- Không bị những tai nạn: nước, lửa, đao, tên, gông, xiềng, lao ngục, giặc cướp, oan gia, cùng các thứ chết dữ.
6- Những tội đã làm thảy đều tiêu diệt, những kẻ chết oan vì mình đều được giải thoát, không còn kết oán ràng buộc.
7- Ban đêm nằm ngủ thường thấy điềm lành, hoặc thấy sắc thân thắng diệu của Phật A-Di-Đà.
8- Tâm thường vui vẻ, sắc thường tươi nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp lợi ích.
9- Mọi người trông thấy đều vui mừng, cung kính hoặc lễ bái cũng như kính Phật.
10- Khi mạng chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được Tây phương Tam-Thánh tiếp dẫn sanh về Tịnh-Độ hưởng sự an vui không cùng!"
Nhưng làm thế nào để biết mình đang niệm Phật? Và việc niệm
Phật của mình có thù thắng (có công đức) hay không? Điều này ta chỉ
cần làm một chắc nghiệm nhỏ.
Sau một ngày lao động, làm việc mệt nhọc, phải tiếp xúc với
đủ mọi toan tính cho sự duy trì cuộc sống của gia đình, để rồi nhiều
khi trở về nhà chúng ta cảm thấy cơ thể của mình gần như cạn kiệt.
Sự cạn kiệt ấy hiểu giản đơn: Chúng ta đã quá ham hố trong công
việc. Nhưng quán chiếu sự việc theo giáo lý của Đức Phật: Là vì tâm
chúng ta quá tham luyến, quá mưu cầu… nên đã bị ngũ dục lôi cuốn và
khống chế. Muốn biết tâm chúng ta có thực sự bị ngũ dục khống chế
hay không, ta hãy làm một trắc nghiệm nhỏ bằng phương pháp niệm sáu
chữ: Nam
Mô A Di Đà Phật.
Ảnh chỉ mang tính minh hoạ (Nguồn: www.google.de)
Thông
thường nếu chúng ta chủ tâm niệm Phật (có sự chuẩn bị trước) và
niệm một vài lần (10-20 lần) đổ lại, có thể chúng ta sẽ dễ dàng
vượt qua được những vọng niệm lấn át trong quá trình trì niệm. Do
vậy để quá trình trắc nghiệm được kết quả, chúng ta buộc phải buông
xả tất thảy mọi chuyện đã, đang, và sẽ xảy ra (không được chuẩn bị
sẵn hay còn gọi là pháp chống đối). Khi khâu chuẩn bị xong xuôi, ta
tiến hành trắc nghiệm: Trì niệm Hồng Danh của Đức Phật A Di Đà (tối
thiểu 108 lần).
Phương
pháp niệm ta có thể niệm xuôi: từ 1 đến 108. Nghĩa là: Niệm Nam Mô A
Di Đà Phật = lần 1. Kế đó niệm không ngừng cho tới lần thứ 108. Hoặc cũng có thể
niệm ngược: từ 108 giảm dần xuống đến 1.
Với một người nếu nhất tâm (tâm bất loạn) chắc chắn những con
số từ 1-108 hoặc từ 108-1 sẽ hiện ra rất rõ và theo đúng thứ tự.
Ngược lại nếu những con số xuôi, hay ngược luôn bị đảo lộn, hoặc quên
số lần… tất lúc ấy tâm của chúng ta đã có vấn đề: Đang bị loạn
tâm.
Sự loạn tâm này dĩ nhiên chỉ là nhất thời (trong một niệm.
Trong một phút. Trong một giờ, một ngày…), và dĩ nhiên nó chưa có
tính nguy hiểm hay đe dọa tới tính mạng. Nhưng ta thử hình dung, nếu
sự loạn tâm này triền miên hết ngày này qua tháng khác: Tất sẽ trở
thành tâm bệnh.
Phương pháp trắc nghiệm nhỏ này, đã có một số người thực
hiện, và đã cho biết kết quả như sau:
1. Chỉ niệm Phật được vài câu là tâm bị ngoại cảnh làm xáo
động.
2. Niệm được đúng thứ tự lên tới hàng chục, vài chục, rồi lại
bị cảnh trần làm xáo động dẫn tới các con số bị trệch, số lần bị
"ăn gian".
3. Các con số luôn bị quên, dẫn đến các số lần cũng bị quên.
4. Các số lần trì niệm ngược, hay xuôi cũng đều bị quên và bị
đảo lộn.
5. Bị duyên cảnh nên tiếng niệm Phật không tròn, thậm chí bị
tiếng ngoại cảnh xen lẫn vào tiếng niệm Phật.
6. Toàn thân (chân, tay, vai), đầu nóng như muốn vỡ bung…
7. Cổ họng khô cạn, môi khô, tiếng lúc to, lúc nhỏ, hôn trầm
(ngủ gật), toàn thân đau nhức…
Những kết quả trên cho chúng ta thấy: Tâm chúng ta đã quá phấn
loạn, tới độ ta không thể nhiếp tâm để niệm Phật được nữa. Và như
vậy dẫu chúng ta có gắng gượng để ngồi niệm Phật tới vài ba tiếng
hay nửa ngày, một ngày, kết quả cũng vẫn chỉ là: càng làm cho thân
xác thêm mệt nhược, và đương nhiên chúng ta sẽ chẳng đạt được một
công đức nào cả.
Vậy làm sao để việc niệm Phật được thù thắng = Có công đức? Điều
này phụ thuộc vào niệm niệm của mỗi chúng ta. Ví thử thân chúng ta
ngồi niệm Phật nhưng tâm lại nảy sanh quá nhiều vọng niệm và để
những vọng niệm này lôi kéo tâm của mình đi một nơi khác. Rồi nhiều
khi ta để cho tâm mình mê mải rong chơi với những vọng niệm ngoại cảnh
mà quên khuấy việc mình đang phải nhiếp tâm niệm Phật. Do vậy để
khắc chế, chỉ còn biện pháp duy nhất: Tâm không ý niệm. Không niệm
Thiện, không niệm Ác. Không ý niệm không phải là chúng ta tìm đủ mọi
cách để cột chặt tâm lại, không cho nó dấy khởi. Thực tế: Càng cột
chặt bao nhiêu nguy cơ bùng nổ, dấy khởi trong tâm càng mạnh mẽ bấy
nhiêu. Vì vậy không ý niệm là trong tâm không khởi lên bất kỳ một
niệm nào (cho dù là niệm Thiện). Không niệm không đồng nghĩa với xung
quanh chúng ta không có chuyện gì xảy ra. Trái lại, mọi chuyện vẫn
diễn ra theo lẽ tự nhiên, nhưng tâm
không dấy khởi và duyên theo những cảnh giới ấy = Thiền = Định. Khi
trong tâm còn ý niệm nghĩa là tâm còn vọng = chấp = vô minh.
Như vậy Niệm Phật Thấy Vọng không phải là Pháp Môn Niệm Phật
không thù thắng, mà vì chúng ta còn tâm chấp nên thấy vọng. Khi vọng
vọng không ngừng dấy khởi trong tâm tất chúng ta không thể mang lại
bất cứ một cảm ứng nào cho dù là nho nhỏ.
Pháp môn Niệm Phật tuy rất giản đơn, có thể thực hiện mọi nơi,
mọi chốn, mọi hoàn cảnh, nhưng công đức lại vô cùng viên diệu. Một
pháp môn này nếu chúng ta chứng lý được có thể nói: Công Đức Không
Thể Nghĩ Bàn.
Huệ Tâm cầu mong cho tất thảy chúng hữu tình trong cõi đời này
đều Giác-Nguyện và cùng biết đến Pháp Môn Thù Thắng này để cùng
nhau niệm niệm thọ trì cho tới ngày viên mãn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Huệ Tâm
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen