"Hành
động sai trái của ai? Hành động sai trái của chính mình. Tức là sửa
những hành động sai trái của chính mình, đừng nên đi sửa hành động sai
trái của người khác. Điều này rất quan trọng..."
Cư Sĩ Diệu Âm Minh Trị
(Tọa đàm 6)
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Hồi chiều này Diệu Âm có nghe một người bạn ở bên Mỹ điện thoại tới,
nói có một người nêu ý kiến rằng, không chịu lo tu hành, cứ nằm đó mà
chờ hộ niệm thì làm sao được vãng sanh? Lời nói này rất là hay và nó đáp
ứng đúng cái đề mục chúng ta đang nói, tức là hộ niệm không phải là nằm
đó chờ chết, rồi khi sắp chết mới mời ban hộ niệm tới. Không phải như
vậy đâu?
Phải chú ý đến công phu tu hành. Đây mới thực sự là chính. Nếu chúng
ta cứ nằm đó mà chờ đến lúc sắp lâm chung, bị mê man bất tỉnh rồi mới
chạy tìm ban hộ niệm thì cũng đã quá trễ! Chắc chắn ở đây chúng ta ai
cũng biết qua chuyện này, nhưng người thân của chúng ta, bạn bè, bà con…
hầu hết người ta không biết. Chính vì vậy mà chúng ta phải nói cho
người ta biết rằng muốn được hộ niệm để vãng sanh thì xin phải lo tu
hành trước, và cần biết được những quy luật vãng sanh, thì lúc đó hộ
niệm mới được. Cho nên ý kiến phía trên chúng ta cần nên nhớ.
Tuy nhiên, có nhiều người lợi dụng câu này để khinh thường hay chê
bai phương pháp hộ niệm thì thực là một điều quá sai lầm! Vì nếu thực sự
tu hành chứng đắc được Nhất Tâm Bất Loạn, thì cần chi nhờ đến ban hộ
niệm. Lúc đó ta biết ngày giờ ra đi, ta đứng cò cò một chân, ta ngồi
trên ghế ra đi cũng được. Ta biểu diễn sự vãng sanh như một trò đùa.
Nhưng đáng tiếc là hiện tượng này quá hiếm hoi! Có thể nói rằng hàng vạn
người tìm không ra một người. Trong khi đó, vì quá khinh thường phương
pháp hộ niệm, cho nên khi Cha chúng ta chết, ta không biết cách nào để
cứu! Người thân chết, rồi tiếp tục chết, ta không biết cách nào cứu!
Nhìn thấy sự đọa lạc của người thân, ta đành chịu bó tay, rồi bắt đầu đổ
thừa: Đổ thừa nghiệp báo… đổ thừa… đổ thừa tại vì… tại vì… đủ cách đổ
thừa hết. Nhưng bên cạnh đó, ta không chịu đổ thừa chính ta, khi đã biết
được con đường vãng sanh mà không truyền chỉ cho người thân con đường
vãng sanh. Ta không chịu đổ thừa là tại sao ta không chịu cẩn thận
nghiên cứu phương pháp hộ niệm rồi thông báo cho người thân biết, thông
báo cho bạn bè hay để họ chuẩn bị, họ biết được trước những giờ phút lâm
chung bị những gì? Vào cuối đời ta bị cái gì? Nạn oan gia trái chủ như
thế nào? Khi cận tử nghiệp hiện hành như thế nào? Làm sao ta thoát qua
những ách nạn đó?… Mà cứ đổ thừa là người đó nghiệp chướng nặng… Vô
tình, ta đánh mất quá nhiều người thân vào trong tam ác đạo! Rồi sau
cùng, giả sử như chính ta niệm Phật không được Nhất Tâm Bất Loạn, đến
khi cuối đời, những người bên cạnh ta ai sẽ là người giúp ta thoát ách
nạn đây?
Phải chăng, vì ta quá khinh thường phương pháp hộ niệm, không bao giờ
nói chuyện về hộ niệm! Mà không nói tới chuyện hộ niệm, không dạy
phương pháp hộ niệm cho những người chung quanh, thì khi ta nằm xuống
rồi, những người xung quanh không ai biết cách nào giúp cho ta thoát
được những ách nạn đó.
Xin kể một câu chuyện vừa mới xảy ra bên Mỹ, cũng do một người bạn kể
lại. Là có một người, một vị đó cũng biết niệm Phật, đi tới hộ niệm cho
một người. Sau khi người bệnh chết mới có hai tiếng đồng hồ thì người
nhà mời vị đó tới. Không biết vị đó hộ niệm bằng cách nào mà lại dùng
ngón tay bấm huyệt, bấm lên đầu người chết!… Rồi sau đó họ nói rằng, nhờ
bấm như vậy mà người chết đó đã được vãng sanh rồi!
Thấy không? Nếu chuyện hộ niệm mà chúng ta không khai thác kỹ, không
chịu học hỏi kỹ, thì thường thường khi đối diện với người ra đi, ta làm
nhiều điều sai lầm lắm! Cách đây cũng không lâu, chúng tôi nghe được một
chuyện là có người hộ niệm cho một người đã chết rồi. Vị đó hít một hơi
thật dài… vận công lên hai tay, rồi áp lòng bàn tay vào lòng bàn chân
của người chết để đẩy thần thức lên đỉnh đầu. Trong Tịnh Tông Học Hội,
cũng như chư Tổ dạy, không bao giờ nói đến chuyện này, và tôi biết được
rằng, nhiều người hộ niệm đã áp dụng những phương thức sai!
Thì hôm nay khi ngồi ở đây, những lời nói này đều có ghi âm hết, là
chính Diệu Âm này không bao giờ hướng dẫn những phương pháp hộ niệm như
vậy. Không bao giờ có thể dùng cái chưởng lực gì đó của mình mà đẩy thần
thức cả.
Tại sao mình lại có quyền thay A Di Đà Phật để tiếp dẫn thần thức đi
về Tây Phương? Làm sao mà ta có thể thay cho A Di Đà Phật để đẩy thần
thức từ ở dưới “Địa Ngục” lên đến đỉnh đầu? Bàn chân là chỉ cho “Địa
Ngục”, đỉnh đầu là chỉ cho Tây Phương Cực Lạc. Đâu có quyền làm như vậy!
Chính vì quá sơ ý về chuyện hộ niệm, lơ là… mà thường thường bị thất
bại.
Cho nên hộ niệm, như hôm qua mình đã nói rõ rệt: “NIỆM” là niệm Phật.
Nhất định chúng ta phải lo công phu tu hành, đừng nên lơ là. Và “HỘ” là
rất cần những người chung quanh biết cách hóa giải cho chúng ta. Tại vì
sợ rằng, bây giờ bắt đầu tu hành cho đến lúc hết hơi rồi, ta vẫn không
chứng đắc được Nhất Tâm Bất Loạn, ta không được tự tại vãng sanh và cái
nghiệp chướng vẫn theo đuổi sát nút, nó báo hại ta chịu không nổi! Chính
vì vậy mà chúng ta phải đi song song…
Bây giờ trở lại chuyện tu hành. Theo như Diệu Âm thấy, Niệm Phật
Đường của chúng ta nên tăng thêm một ngày “Tinh Tấn” nữa, hay hơn là một
tháng chỉ có một ngày. Tại vì tôi thấy là một ngày tinh tấn thường
thường đông hơn những ngày bình thường. Những người ở trong Niệm Phật
Đường ngày nào cũng tu, thì có thể cũng được được một chút. Còn ngoài
ra, tinh tấn mỗi tháng có một ngày thì hơi yếu! Chư vị nghĩ thử coi có
thể được hay không? Phải tăng thêm thời gian tu hành, chứ không thì xin
thưa rằng khi mà đại nạn nó đến rồi, là lúc chúng ta xả bỏ báo thân, cái
nghiệp chúng ta còn nặng quá, cái chướng ngại chúng ta còn nặng quá,
giải không được. Bây giờ mới bắt đầu tu hành thì xin chư vị nhớ ráng cố
gắng.
Hòa Thượng Tịnh Không có định nghĩa rõ rệt vấn đề tu hành, hay lắm!
TU LÀ TU SỬA; HÀNH LÀ HÀNH ĐỘNG SAI TRÁI. Ngài nói hay vô cùng! Hành
động sai trái của ai? Hành động sai trái của chính mình. Tức là sửa
những hành động sai trái của chính mình, đừng nên đi sửa hành động sai
trái của người khác. Điều này rất quan trọng.
Đối với người khác thì sao? Ta không nên moi cái lỗi của người ta ra.
Không nên nhìn cái lỗi của người khác. Không nên để cái lỗi của người
khác trong lòng của mình. Đây mới là điều hay. Cho nên, tu là tu cho
chính mình, chớ không phải tu cho người khác. Tu cho chính mình thì lo
sửa cái lỗi của chính mình. Để chi?
- Để cho cái nghiệp của chính mình càng ngày càng giảm xuống.
- Để cho cái gọi là cái chấp trước của mình càng ngày càng lợt lạt.
- Để cho cái phiền não của mình càng ngày càng bớt đi.
Không tu cho người khác, cho nên người khác làm sai mình đừng có để
trong bụng của mình. Nếu mà cứ để cái lỗi của người khác trong bụng của
mình, thì cái bụng của mình nó thành ra cái chỗ chứa những lỗi lầm của
người khác. Vô tình, vì muốn tu cho người khác mà thành ra tâm của mình
bị loạn, tức là phiền não.
Cho nên khi vào một đạo tràng thanh tịnh, chúng ta cố gắng nhắm mắt lại! Ở trong phòng của tôi có ba con khỉ. Hay lắm!
Một con khỉ bịt lỗ tai lại – Tức là đừng nghe những lời người ta
nói. Một con khỉ nữa bịt con mắt lại – Tức là đừng nhìn tới những lỗi
lầm của người khác, và một con khỉ nữa bịt cái miệng lại – Đừng nói lỗi
lầm của người ta.
Thường thường vào trong một Niệm Phật Đường hay một đạo tràng thanh
tịnh, luôn luôn có những cái gọi là thông báo, giờ khai thị… Ví dụ, như
một người ưa nói chuyện, những ngày tinh tấn niệm Phật là những ngày
không được nói chuyện, mà họ cứ nói chuyện hoài. Chính ta không nên chỉ
trích người đó, mà hãy để dành trong những phút thông báo đó. Niệm Phật
Đường thông báo rằng, “Xin chư vị hôm nay là ngày tịnh khẩu niệm Phật, xin đừng nói chuyện“. Nếu hôm sau người đó vẫn cứ tiếp tục nói chuyện nữa, thì NPĐ lại tiếp tục thông báo nữa, thông báo rằng, “Xin chư vị hôm nay là ngày tịnh khẩu niệm Phật, xin đừng nói chuyện“…
Như vậy, cứ dùng phương pháp gọi là kiên nhẫn mà nhắc, nhắc hoài,
nhắc hoài… thì một ngày nào đó tự nhiên người ưa nói, ưa phá giới đó sẽ
giựt mình, người ta tỉnh ngộ. Nếu họ không giựt mình tỉnh ngộ thì sao?
Thì vô tình một ngày tinh tấn niệm Phật, công đức của họ đã hết trơn
rồi. Tại vì sao như vậy? Tại vì, ta thấy đó, trên bức tường có để một
câu hết sức là quan trọng: “Khéo giữ thân nghiệp – Không mất luật nghi”.
Trong khi vào một Niệm Phật Đường với quy định là không được nói
chuyện, không được làm ồn. Mình nói chuyện, mình làm ồn… Mất hết luật
nghi! Mất luật nghi là mất công đức.
Chính vì vậy, thường thường chúng ta muốn để cho Niệm Phật Đường được
thanh tịnh, khi thấy những điều lầm lỗi của một người, chúng ta cứ cố
gắng lặng lẽ đi, đừng nhìn tới, đừng phiền não, để chờ những lúc thông
báo đó, Niệm Phật Đường sẽ thông báo lên thông báo xuống, thông báo lên,
thông báo xuống… thì một ngày nào đó tự nhiên người ta giật mình, sẽ tự
nghĩ: À! Tại sao cái thông báo đừng nói chuyện, đừng nói chuyện này cứ
lập đi lập lại nhiều vậy? Tại vì chính mình đã nói chuyện. Hay lắm!…
Có một lần Hòa Thượng Tịnh Không nói, nghe đó mà là
m cho tôi giựt
mình, tỉnh ngộ. Trong lúc đang giảng pháp trên đài, Ngài chỉ vào trong
máy quay phim mà nói, “Tôi nói đây là nói tới chư vị, mà chư vị lại cứ tưởng là tôi nói cho người bạn của chư vị”…
Ngài nói câu này hay vô cùng! Là tại vì sao ? Khi Ngài lên đài nói như
vậy là Ngài xét trong cái đạo tràng đó có những chướng ngại. Vì thế,
Ngài cứ nhắc đi nhắc lại, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, để khi mình có lỗi
lầm nào, mình có sơ suất nào, tự nhiên mình giựt mình tỉnh ngộ.
Thành ra, khi tu hành ta phải nhớ rằng, tu cho chính mình, không được
tu cho người khác. Có nghĩa là mình có gì sai thì lo sửa lỗi của mình,
còn những cái sai của người khác thì đừng sửa người ta. Tất cả hãy để
cho đạo tràng lo liệu. Người ta dùng cách khai thị, dùng cách thông báo,
thông báo lần lần thì tự nhiên một ngày nào đó sẽ chuyển, chuyển dần…
Xử sự như vậy, vô tình đạo tràng đó hình như chuyển đổi. Chuyển, chuyển…
sau cùng rồi thì êm xuôi và ai ai cũng được thanh tịnh.
Chính vì vậy, hộ niệm là bắt đầu tu, là chuẩn bị tu, là tìm gỡ cái
nghiệp của mình ra đừng có để cho nó vướng mắc… Thì khi chúng ta chuẩn
bị xả bỏ báo thân, những vướng mắc đó không còn dính trong tâm của chúng
ta nữa, người nào đến hộ niệm cho chúng ta cũng được. Oan gia trái chủ
muốn trá hình ra, bằng hình thức này, bằng hình thức khác cũng không trá
hình được, tại vì tâm chúng ta bắt đầu thanh tịnh, ta không còn chấp
nữa. Hễ không còn chấp thì không còn cái gì dính vào trong tâm chúng ta
nữa. Nhờ đó chỉ cần năm, mười người đứng bên cạnh mình, cũng không cần
khai thị, chỉ cần người ta niệm A-Di-Đà Phật là mình bắt đầu nhiếp tâm
niệm Phật liền.
Cho nên tu hành và hộ niệm phải kết hợp với nhau. Thật sự đây là một
điều rất an toàn để chúng ta VÃNG SANH VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen