"Tánh
nghe lại phải dung thông nội tâm, nội tâm lại phải in nơi đầu lưỡi, đầu
lưỡi kéo lấy niệm căn, tự tánh nghe nghe tự tánh, ba thứ dung hội, niệm
niệm viên thông, lâu sau sẽ được thành tựu pháp quán: Duy tâm thức..."
5. NIỆM LỚN TIẾNG
Nếu
lúc thần trí hôn trầm [2], hay khi vọng tưởng đua khởi, hãy nên trấn
tỉnh tinh thần, to tiếng niệm Phật, niệm cho được vài ba trăm tiếng tự
nhiên đổi thành cảnh giới an tịnh. Bởi vì nhĩ căn thính lắm, nên ngoại
duyên dễ vào, tiếng làm cho tâm động, tạp tướng nổi dậy, nên phải to
tướng niệm Phật để giữ gìn nhĩ căn, hầu mở tỏ tâm linh. Bấy giờ tâm chỉ
nghe tiếng của chính mình, mỗi tiếng liên tục, đầy đủ, tất cả những gì
phải quấy, nên, hư tự nhiên phóng xả.
Lời
phụ giải: Lúc ta mệt nhọc, trong người hay uể oải, hay sanh chứng ngủ
gật, hay cả thân thể lẫn tâm linh như có cái gì đè nặng, bấy giờ nếu ta
dùng cách tịnh niệm, thì chỉ càng giúp cho sự mệt nhọc, ngủ gật kia đắc
lực. Thế nên ta phải to tiếng niệm Phật, quán sát tiếng niệm Phật kia từ
tự tâm lưu xuất, rồi theo lỗ tai vào lại tự tâm, vòng quanh mãi như
thế, đến khi nào, tâm ta sáng suốt, ma ngủ gật kia biến mất, chỉ thuần
một câu niệm Phật rõ rành mới thôi.
6. NIỆM NHỎ
Nếu
lúc tinh thần tán thất, hoặc khi nhiều việc nhọc nhằn hay phải nhiều
điều bức bách, thì không cần phải niệm to, chỉ nên thấu liễm thần minh
[3] nhỏ tiếng niệm kỹ. Ðến khi hơi thở điều hòa, tinh thần hứng khởi, an
định tâm hồn mới nên niệm to tiếng.
Lời
phụ giải: Phương pháp niệm nhỏ là để đối trị bệnh tán loạn. Nhiều khi
vì quá bề bộn công việc, mà thân tâm ta phải quá nhọc nhằn, hay có những
việc làm ta phải cực lòng, bực trí. Bấy giờ nên dùng pháp niệm nhỏ, vì
nếu niệm to sẽ giúp phương tiện cho ma tán loạn thêm sức mạnh. Niệm nhỏ
từng tiếng từng câu thật kỹ, thật rõ, lần lần tâm thần ta sẽ được an
tịnh, bấy giờ nên niệm lớn.
Nếu tâm khí [4] không được điều hòa, hoặc người hay chỗ có ngại, niệm to, niệm nhỏ đều thấy không tiện, thì chỉ nên động môi, dùng pháp niệm thầm (Kim Cang trì), không bắt buộc nhiều ít, nhưng cấn nhứt: mỗi chữ, mỗi câu phải từ tự tâm lưu xuất.
Lời phụ giải: Pháp này khác với pháp niệm nhỏ trước, vì chỉ được động môi mà không cho phát ra tiếng; nói cho dễ hiểu là chỉ nhép miệng mà thôi. Vả như có người nằm gần ta, hay chỗ ta ở khít gần với kẻ khác, niệm thành tiếng dù lớn dù nhỏ cũng có thể đụng đến họ, vậy nên chỉ nhép miệng niệm thầm, không cần hạn số, bao nhiêu cũng được, miễn sao câu niệm Phật bắt nguồn từ tự tâm, kích động đầu môi, bật thành một thứ âm thanh huyền diệu, không thành tiếng mà vang khắp đại thiên, nhưng vẫn không ngoài đương niệm.
Lại hoặc niệm to, niệm nhỏ đều không hợp, tay lần chuổi lại hiềm phiền phức, niệm thầm vẫn thấy còn có dấu vết, thì xưa có phương tiện chí xảo là không cần động mồm, không phát ra tiếng, chỉ bắt tâm niệm duyên chuyên một cảnh, âm thầm dùng lưỡi gõ vào răng trước (răng cửa) hay tâm tưởng cũng được, tùy ý, chỉ phải làm sao cho tiếng thật rõ ràng, nhưng tiếng không phải phát ra từ cửa miệng mà phải phát ra từ tự tánh. Tánh nghe lại phải dung thông nội tâm, nội tâm lại phải in nơi đầu lưỡi, đầu lưỡi kéo lấy niệm căn, tự tánh nghe nghe tự tánh, ba thứ dung hội, niệm niệm viên thông, lâu sau sẽ được thành tựu pháp quán: Duy tâm thức.
Lời phụ giải: Dùng pháp mặc niệm để thành tựu duy tâm thức quán này hơi khó và cao, đa phần dành cho những bực có trình độ khá và cao trên bước đường tu tập. Người thực hành phải dùng quán tâm, không phải dùng niệm tưởng. Không động miệng mà tiếng ấy phải rõ ràng, tiếng ấy là tiếng của tự tâm, dùng lối đem tánh nghe (văn tánh) nghe lại tiếng nói của tự tánh (phản văn văn tự tánh) đó là đã thấm đạt thật tướng của vạn pháp, thâm đạt nhứt thiết duy tâm vậy.
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen