"Nghĩa là thuốc có thể giúp cho chúng ta bớt đau, bớt nhức
nhối về thể xác, nhưng một điều quan trọng thiết yếu nhất: Tâm
bệnh thì các thầy-thuốc không thể giúp chúng ta được.."
Pháp Quán Niệm Quán Thế Âm - Pháp Điều Tâm
(Trao đổi Phật Pháp - Tiếp theo)
Sở dĩ tôi phải đi cùng với bạn một khoảng đường khá dài như vậy, không ngoài ý định gì khác ngoài việc tôi muốn cùng bạn hiểu rõ (nhìn nhận) một vấn đề: Đạo và Đời. Chúng ta còn là người đời, tất chúng ta phải tuân thủ những chuyện của người đời. Đi lệch quĩ đạo đó, tất chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tương tự khi ta quyết tâm bước vào Chánh Đạo, tất chúng ta cũng phải tự mình giác ngộ và lý giải cho những việc làm của chính mình. Vấn đề đặt ra là chúng ta đứng về bên nào? Thuần Đời? Hay thuần Đạo? Hay kết hợp giữa Đời và Đạo?
Có lẽ giải pháp thứ 3 là tối thượng cho cả tôi và bạn, nghĩa là ta kết hợp Đời-Đạo song hành. Chắc chắn bạn sẽ bảo: Đời là đời. Đạo là đạo. Lấy cái nọ trộn cái kia sẽ chỉ làm chúng ta thêm rối loạn? Hiểu giản đơn thì như vậy, nhưng nếu ta tách bạch một chút (hay nói khác đi là khéo Tu), có lẽ chúng ta sẽ thấy lộ trình mà chúng ta chọn cũng không mấy cam go như ta thường nghĩ. Thực ra khi nói đến Tu tất chúng ta phải Hành, bởi nếu có Tu mà không có Hành thì kể như ta đánh trống mà không có dùi, hay ăn cơm mà không biết no vậy. Nhưng làm sao để Tu khi ta vẫn luôn phải mang trên mình những đụng chạm, vướng mắng, phiền luỵ, lo toan, đau đớn… của kiếp sống trần tục? Đây là câu hỏi, và cũng là con đường mà những người tu tại gia chúng ta sẽ phải vất vả hơn (những người tu xuất gia), bởi một thân nhưng chúng ta phải lo sao chọn vẹn cả đôi đường. Quả là khó phải không bạn? Chính vì khó mà chúng ta sợ không dám nghĩ tới. Không dám lại gần. Thậm chí tìm cách làm sao tránh xa con đường đó càng xa càng tốt. Nhưng cho dù chúng ta có đi tới chân trời, góc bể nào chăng nữa thì cái phiền luỵ vẫn luôn luôn đeo đuổi chúng ta cho tới hết kiếp này… Vậy làm sao để ta giảm bớt đi những đau đớn và phiền luỵ đó? Phật Pháp đã dạy, đã chỉ cho chúng ta (đã đưa cho chúng ta) một phương tiện: Tu-Hành. Bởi chỉ có chuyên tâm Tu-Hành mới mong có ngày chúng ta đến được bến bờ giải thoát.
Hãy trở lại với căn bệnh bạn đang mang trên cơ thể, và những nỗi đau bạn đang phải gánh chịu trong những năm tháng qua. Khi tôi nói: Chúng ta có bệnh tất phải nhờ thầy thuốc trị bệnh. Bệnh đây là Thân Bệnh. Nghĩa là thuốc có thể giúp cho chúng ta bớt đau, bớt nhức nhối về thể xác, nhưng một điều quan trọng thiết yếu nhất: Tâm bệnh thì các thầy-thuốc không thể giúp chúng ta được. Trái lại chính chúng ta là những thầy thuốc để tự trị liệu cho chính mình. Bởi lẽ thông thường: khi thân bệnh bị đau đớn, nhức nhối… sẽ khiến cho tâm của chúng ta sanh buồn phiền, đau khổ, buồn nản, thất vọng… nghĩa là bệnh mới chỉ đau đớn một phần, nhưng tâm đã dấy khởi, hoảng loạn gấp 5-6 lần, từ đó khiến cho tâm suy và thân cũng suy xụp theo.
Làm cách nào để khắc chế tâm (điều tâm), giúp cho tâm không bị bấn loạn? Một cách đơn giản nhất đó là Pháp Môn Niệm Phật. Sở dĩ tôi gọi đó là một Pháp Môn bởi nó vô cùng diệu dụng, nghĩa là nó có tác dụng ngay tức thì, nếu chúng ta biết cách trì niệm.
Ví thử:
Khi ta ngồi trước bàn thờ Phật và trì tụng Thần Chú Đại Bi (hay bất cứ một kinh Pháp hay Thần chú nào khác). Việc quan trọng nhất là ta không được tìm cách để trói buộc tâm-thân-ý của minh, buộc nó phải cách lìa mọi chuyện đang xảy ra xung quanh. Ngược lại, ta chỉ cần thả lỏng tâm-thân-ý của mình để đón nhận tất thảy những vọng động đang diễn ra xung quanh mình. Đón nhận nhưng không phải để suy diễn hay chạy theo nó, rồi để nó lôi kéo, hay cuốn mình đi theo. Trái lại ta đưa tất thảy những vọng động đó nhập vào bản thể tự tánh của mình (tự tánh vốn thanh tịnh) để rồi những vọng động đó tự lắng xuống. Sau khi đã có sự chủ động (chuẩn bị) hoàn mĩ, lúc này ta sẽ tiến hành trì tụng Kinh. Thông thường khi bắt đầu trì tụng Kinh hay Thần Chú Đại Bi, tôi thường quán tưởng hình ảnh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (hoặc có thể là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) rồi ghi nhanh hình ảnh của Đức Quán Thế Âm và hình dung thân thể của Ngài đang từ từ nhập vào cơ thể của chính mình. Sự quán niệm này chỉ diễn ra trong gang tấc, nghĩa là: sau 10-30 giây sự quán niệm phải thành công. Ngược lại tất khâu chuẩn bị nói trên đã thất bại, vì thế thời gian quán niệm sẽ bị hư hao. Sau khi hình ảnh của Quán Thế Âm hay Phật Thích Ca đã hiện diện trọn vẹn trong thân thể của mình rồi, ta hình dung lúc này không phải là bản thể của mình đang ngồi trì tụng Kinh Pháp nữa, mà ta chính là Quán Thế Âm, ngược lại Quán Thế Ấm cũng chính là ta, đang ngồi trì tụng kinh pháp. Và điều quan trọng kinh pháp chúng ta trì tụng ra lúc này không phải để cầu danh, cầu lợi cho bản thân mình, mà chúng ta đang trì tụng để hướng dẫn cho muôn vàn những chúng sinh khác (đang sống hoặc đã chết, đang ở xung quanh chúng ta) cùng nghe vậy.
Sở dĩ tôi phải đi cùng với bạn một khoảng đường khá dài như vậy, không ngoài ý định gì khác ngoài việc tôi muốn cùng bạn hiểu rõ (nhìn nhận) một vấn đề: Đạo và Đời. Chúng ta còn là người đời, tất chúng ta phải tuân thủ những chuyện của người đời. Đi lệch quĩ đạo đó, tất chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tương tự khi ta quyết tâm bước vào Chánh Đạo, tất chúng ta cũng phải tự mình giác ngộ và lý giải cho những việc làm của chính mình. Vấn đề đặt ra là chúng ta đứng về bên nào? Thuần Đời? Hay thuần Đạo? Hay kết hợp giữa Đời và Đạo?
Có lẽ giải pháp thứ 3 là tối thượng cho cả tôi và bạn, nghĩa là ta kết hợp Đời-Đạo song hành. Chắc chắn bạn sẽ bảo: Đời là đời. Đạo là đạo. Lấy cái nọ trộn cái kia sẽ chỉ làm chúng ta thêm rối loạn? Hiểu giản đơn thì như vậy, nhưng nếu ta tách bạch một chút (hay nói khác đi là khéo Tu), có lẽ chúng ta sẽ thấy lộ trình mà chúng ta chọn cũng không mấy cam go như ta thường nghĩ. Thực ra khi nói đến Tu tất chúng ta phải Hành, bởi nếu có Tu mà không có Hành thì kể như ta đánh trống mà không có dùi, hay ăn cơm mà không biết no vậy. Nhưng làm sao để Tu khi ta vẫn luôn phải mang trên mình những đụng chạm, vướng mắng, phiền luỵ, lo toan, đau đớn… của kiếp sống trần tục? Đây là câu hỏi, và cũng là con đường mà những người tu tại gia chúng ta sẽ phải vất vả hơn (những người tu xuất gia), bởi một thân nhưng chúng ta phải lo sao chọn vẹn cả đôi đường. Quả là khó phải không bạn? Chính vì khó mà chúng ta sợ không dám nghĩ tới. Không dám lại gần. Thậm chí tìm cách làm sao tránh xa con đường đó càng xa càng tốt. Nhưng cho dù chúng ta có đi tới chân trời, góc bể nào chăng nữa thì cái phiền luỵ vẫn luôn luôn đeo đuổi chúng ta cho tới hết kiếp này… Vậy làm sao để ta giảm bớt đi những đau đớn và phiền luỵ đó? Phật Pháp đã dạy, đã chỉ cho chúng ta (đã đưa cho chúng ta) một phương tiện: Tu-Hành. Bởi chỉ có chuyên tâm Tu-Hành mới mong có ngày chúng ta đến được bến bờ giải thoát.
Hãy trở lại với căn bệnh bạn đang mang trên cơ thể, và những nỗi đau bạn đang phải gánh chịu trong những năm tháng qua. Khi tôi nói: Chúng ta có bệnh tất phải nhờ thầy thuốc trị bệnh. Bệnh đây là Thân Bệnh. Nghĩa là thuốc có thể giúp cho chúng ta bớt đau, bớt nhức nhối về thể xác, nhưng một điều quan trọng thiết yếu nhất: Tâm bệnh thì các thầy-thuốc không thể giúp chúng ta được. Trái lại chính chúng ta là những thầy thuốc để tự trị liệu cho chính mình. Bởi lẽ thông thường: khi thân bệnh bị đau đớn, nhức nhối… sẽ khiến cho tâm của chúng ta sanh buồn phiền, đau khổ, buồn nản, thất vọng… nghĩa là bệnh mới chỉ đau đớn một phần, nhưng tâm đã dấy khởi, hoảng loạn gấp 5-6 lần, từ đó khiến cho tâm suy và thân cũng suy xụp theo.
Làm cách nào để khắc chế tâm (điều tâm), giúp cho tâm không bị bấn loạn? Một cách đơn giản nhất đó là Pháp Môn Niệm Phật. Sở dĩ tôi gọi đó là một Pháp Môn bởi nó vô cùng diệu dụng, nghĩa là nó có tác dụng ngay tức thì, nếu chúng ta biết cách trì niệm.
Ví thử:
Khi ta ngồi trước bàn thờ Phật và trì tụng Thần Chú Đại Bi (hay bất cứ một kinh Pháp hay Thần chú nào khác). Việc quan trọng nhất là ta không được tìm cách để trói buộc tâm-thân-ý của minh, buộc nó phải cách lìa mọi chuyện đang xảy ra xung quanh. Ngược lại, ta chỉ cần thả lỏng tâm-thân-ý của mình để đón nhận tất thảy những vọng động đang diễn ra xung quanh mình. Đón nhận nhưng không phải để suy diễn hay chạy theo nó, rồi để nó lôi kéo, hay cuốn mình đi theo. Trái lại ta đưa tất thảy những vọng động đó nhập vào bản thể tự tánh của mình (tự tánh vốn thanh tịnh) để rồi những vọng động đó tự lắng xuống. Sau khi đã có sự chủ động (chuẩn bị) hoàn mĩ, lúc này ta sẽ tiến hành trì tụng Kinh. Thông thường khi bắt đầu trì tụng Kinh hay Thần Chú Đại Bi, tôi thường quán tưởng hình ảnh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (hoặc có thể là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) rồi ghi nhanh hình ảnh của Đức Quán Thế Âm và hình dung thân thể của Ngài đang từ từ nhập vào cơ thể của chính mình. Sự quán niệm này chỉ diễn ra trong gang tấc, nghĩa là: sau 10-30 giây sự quán niệm phải thành công. Ngược lại tất khâu chuẩn bị nói trên đã thất bại, vì thế thời gian quán niệm sẽ bị hư hao. Sau khi hình ảnh của Quán Thế Âm hay Phật Thích Ca đã hiện diện trọn vẹn trong thân thể của mình rồi, ta hình dung lúc này không phải là bản thể của mình đang ngồi trì tụng Kinh Pháp nữa, mà ta chính là Quán Thế Âm, ngược lại Quán Thế Ấm cũng chính là ta, đang ngồi trì tụng kinh pháp. Và điều quan trọng kinh pháp chúng ta trì tụng ra lúc này không phải để cầu danh, cầu lợi cho bản thân mình, mà chúng ta đang trì tụng để hướng dẫn cho muôn vàn những chúng sinh khác (đang sống hoặc đã chết, đang ở xung quanh chúng ta) cùng nghe vậy.
(còn tiếp)
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen