"Có rất nhiều người lý luận: Kiếp này lo còn chẳng xong, hơi
đâu mà nghĩ đến kiếp sau? Hay: Kiếp này sống được là bao, hơi
đâu mà thắt lưng, buộc bụng; hơi đâu mà bóp mồm, bóp miệng cho
nó khổ; Làm sao mà biết được kiếp sau. Vả lại có kiếp sau
lúc ấy là người khác, chứ đâu còn là mình nữa mà lo xa thế?
…"
Trong cuộc sống chúng ta để cho tâm mình mê mải đeo đuổi với đủ
mọi thứ vọng niệm điên đảo của cuộc sống thường nhật, và
chúng ta cho đó là điều hết sức bình thường và tự nhiên. Để
rồi những vọng niệm điên đảo ấy khiến cho thân-tâm của chính
mình bị dày vò tới khánh kiệt. Gặp cảnh như vậy, người thì
chạy tới để nhờ các thầy thuốc đông-tây y chẩn trị. Người sẽ
sắm một hành trang thật "hậu", rồi đến van, vái, xin, cầu… nơi
đình chùa, miếu tự hoặc phải nhờ thầy nọ, thầy kia cúng,
kiếng giải hạn giúp mình…
Vấn đề đặt ra cho chúng ta ở đây là: Khi khỏi bệnh, hay khi
được các thầy "cúng sao giải hạn" cho rồi, chúng ta sẽ làm
gì? Có thể khẳng định tới 90% rằng: Chúng ta sẽ lại tiếp tục
sống buông thả theo những tháng ngày đã qua, và cũng lại tự
thưởng cho mình một ý nghĩ: Cuộc đời vốn dĩ phải thế?
Thực tế vốn không phải vậy.
Góc độ đời:
Khi một bệnh nhân tới bác sĩ để khám bệnh, rồi được các bác
sĩ chẩn trị (cho thuốc) cùng những lời khuyến cáo (ràng
buộc). Dĩ nhiên để lành bệnh, những bệnh nhân sẽ phải tuân thủ
theo đúng những khuyến cáo của thầy thuốc. Làm được chọn vẹn
như vậy, tất bệnh nhân sẽ có cơ hội mau chóng lành bệnh. Và
để cho căn bệnh của mình không bao giờ tái phát, tất những
bệnh nhân buộc phải tuân thủ ngặt nghèo những lời khuyên của
thầy thuốc.
Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: NET)
Góc độ đạo:
Cũng tương tự: Sau khi được các thầy "cúng sao, giải hạn" cho
rồi, tất những người tới dâng lễ cũng sẽ nhận được ít nhiều
những lời khuyên dăn, đại để: năng lễ, năng cầu, năng làm việc
thiện, năng tích phước, đức… Làm được chọn vẹn như thế, chắc
chắn mọi người sẽ không còn phải lặn lội xa xôi để tới nơi
này, nơi nọ, hay van khẩn thầy nọ, thầy kia "cúng sao, giải
hạn" cho mình nữa.
Chuyện tưởng chừng đơn giản như vậy, nhưng với chúng ta sao vẫn
luôn là những chuyện hoang tưởng? Nguyên nhân là: Chúng ta Tham
quá. Vì tham nên nổi Sân. Vì Sân nên nổi Hận. Gộp chung lại:
Tham-Sân-Hận chính là tai nghiệp, là chướng nghiệp khiến cho
cuộc sống nội tâm của chúng ta bị dày vò, đè nén, bị thiêu
chụi. Với một người thế tục mà phải sống triền miên trong
Tham-Sân-Hận, hẳn sẽ đau khổ và nhức nhối vô cùng. Nhưng với
một người tu-hành (nói chung) cuộc sống sẽ không chỉ đau khổ,
nhức nhối mà còn tự mình tạo tác thêm ác nghiệp – gieo rắc
thêm những quả ác cho hậu kiếp.
Có rất nhiều người lý luận: Kiếp này lo còn chẳng xong, hơi
đâu mà nghĩ đến kiếp sau? Hay: Kiếp này sống được là bao, hơi
đâu mà thắt lưng, buộc bụng; hơi đâu mà bóp mồm, bóp miệng cho
nó khổ; Làm sao mà biết được kiếp sau. Vả lại có kiếp sau
lúc ấy là người khác, chứ đâu còn là mình nữa mà lo xa thế?
…v.v. Tất cả những triết lý ấy, với cuộc sống phàm tục,
chúng ta có thể hiểu được và chia sẻ, nhưng với những người
tu-hành thì những triết lý ấy là hậu hoạn hay còn gọi là ma
chướng, đẩy chính mình vào vòng sanh tử luân hồi không dứt.
Vậy làm sao để chúng ta có thể dứt mình ra khỏi chốn ma đạo
ấy? Phương cách thì nhiều, nhưng tựu trung lại vẫn chỉ là một,
phải: Tu-Hành. Sao gọi là Tu? Tu là nhất tâm sửa chữa những
lỗi lầm của bản thân. Sao gọi là Hành? Hành là phát tâm chánh
nguyện chuyên làm việc thiện, xa lìa việc ác. Ở đây tôi xin
mạn phép đưa ra một phương pháp: Quán Vô Thường hay còn gọi là
Quán Vọng.
Ảnh mang tính minh họa (Nguồn: NET)
Vọng ở đây được hiểu là tất cả những điên đảo, vọng tưởng
diễn ra trong tâm (khởi lên trong từng niệm niệm) của chúng ta.
Ví thử khi ta nhìn thấy một khung cảnh tráng lệ, ta sinh mê
mải, say đắm, thậm chí ước ao, được chế ngự những tráng lệ
đó, thậm chí muốn biến nó thành của riêng mình. Sự chế ngự,
sự thèm muốn, ao ước đó chính là Vọng. Từ Vọng mà khởi
nghiệp. Lành sẽ khiến thân mình mê đắm. Ác sẽ khiến mình nổi
sân rồi tìm mọi phương để chiếm dụng. Chiếm dụng không được
tất sẽ sanh hận… Vậy là một chuyện tưởng như giản đơn ấy,
nhưng kết quả đã khiến chúng ta rơi vào trạng thái phấn loạn
khôn nguôi. Gặp những trái cảnh như vậy, điều duy nhất chúng ta
nên làm (thực hiện): Quán Vô Thường. Vô Thường – không có nghĩa:
nó bất bình thường. Trái lại: nó là những chuyện hết sức
bình thường, vì bình thường nên nó có sanh, có diệt. Sự
sanh-diệt ấy chính là vô thường. Hệt như mặt trời phải mọc
đằng Đông, và phải lặn đằng Tây. Nghĩa là: sáng sớm ta còn
thấy mặt trời rạng rỡ nơi phía Đông, nhưng chỉ đến chiều thôi,
mặt trời đã lại khuất dạng dần nơi phía chân trời. Như vậy đâu
có gì để gọi là Vô Thường? Trái lại nó mọc, rồi lặn, lặn
rồi lại mọc. Vạn vật xung quanh chúng ta cũng như vậy. Tất cả
đều do nhân duyên hợp giả. Ngay cả con người (sinh mạng) của
chúng ta, ngỡ tưởng là chân quý nhất, không vật gì sánh bằng,
vậy nhưng tất cả cũng chỉ là: đất-nước-gió-lửa (thân tứ đại)
duyên hợp. Hợp đấy, rồi lại có ngày tan rã. Cái trân quí
nhất mà còn vậy, vậy thì cái cảnh mĩ lệ kia đâu có gì là to
tát khiến cho tâm mình phải mê đắm, phấn loạn? Quán được như
vậy, tự tâm chúng ta sẽ được an lặng. Lục Tổ Huệ Năng có nói:
"Tâm bình không nhọc giữ giới
Hạnh thẳng không cần tu thiền…"
Sở dĩ tâm của chúng ta không bình, bởi chúng ta còn quá Tham-Sân-Si, vì thế buộc chúng ta phải giữ giới. Giới ở đây là ngũ giới: Không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không tà hạnh, không uống bia rượu. Tu tại gia, hay xuất gia đều phải tuân thủ cả.
Và tương tự: Hạnh (tâm hạnh) của chúng ta chưa thẳng – Thẳng là giữ cho tâm hạnh được ngay thẳng, không thiên, không vị, không thiện, không ác, không cống cao, ngã mạn… Vì chưa thẳng nên buộc chúng ta phải Tu Thiền.
Pháp Quán Vô Thường cũng chính là pháp Tu Thiền vậy.
Huệ Tâm
0 Kommentare:
Kommentar veröffentlichen