Mittwoch, 24. Dezember 2014

NHẪN LÀ THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC

http://zeus1990.files.wordpress.com/2012/09/tp.jpgNgười gây, mang cho ta những điều không vui (còn gọi là bất thiện nghiệp) là họ đang tạo nghiệp,  vậy nhưng ta cũng mang cho họ những điều tương tự, như vậy ta-người cả hai đều tạo nghiệp bất thiện. Quán chiếu được điều đó, nay thay vì ta nổi sân, mắng, chửi, nhiếc móc người vừa mắng chửi ta, ta hãy hoan hỉ niệm: A Di Đà Phật! Hồng danh A Di Đà Phật trong tình huống này chính là hành vi bố thí: Bố thí pháp! Bởi A Di Đà Phật là Vô lượng giác; Vô lượng công đức; Vô lượng trí tuệ; Vô lượng từ-bi; Vô lượng hỉ-xả; Vô lượng pháp môn… Vì thế khi tiếng A Di Đà Phật được cất lên (dẫu là thầm niệm) cũng đồng nghĩa chúng ta đã trao, đã cầu mong cho người đối diện đều có được những công đức hạnh, cùng được thức tỉnh như chính mình. 



Chúng ta thường nghe những câu: Này nhớ, tôi đã nhẫn ông (bà); tao (xưng với người ít tuổi, đồng niên hay con cái) đã nhẫn với tụi bay, với chúng mày nhiều lắm rồi đấy nhớ; hay tôi (tao) đã ráng nhẫn lắm rồi, đừng có quá quắt quá, là không ổn đâu!

Những lời „nhẫn“ trên thực không phải là nhẫn. Bởi ngoài sự chịu đựng, dồn nén, tích chứa còn mang tính đe đoạ người đối diện.
Trong Lục Độ Ba La Mật (sáu Bồ tát hạnh: Bố thí-Trì giới-Nhẫn nhục-Tinh tấn-Thiền Định-Trí tuệ) thì Nhẫn đứng hàng thứ ba: sau Bố Thí vàTrì Giới. Vì vậy có thể hiểu cái gốc của Nhẫn phải là xuất phát điểm từ Bố thí và Trì giới.

Bố thí có 3 hình thức: Bố thí tài (tiền của, vật dụng); bố thí vô uý (phóng sanh, đem lại niềm vui,  hỉ lạc cho chúng sanh); bố thí pháp (đem, tạo phương tiện, giúp cho chúng sanh hiểu được những lời Phật dạy để tu học, giác ngộ và giải thoát). Bố thí tài và vô uý là tạo phước. Bố thí pháp vừa tạo phước vừa tạo công đức.
Một ví dụ để chúng ta cùng quán chiếu: Ai đó mắng, chửi, nhục mạ ta một tiếng thật cay độc, thậm tệ, thay vì ta lập tức nổi sân, rồi cũng mắng, chửi hay nhục mạ họ những lời tương tự, thậm chí cay độc hơn, thậm tệ hơn cho bõ tức. Nếu đúng như thế là chúng ta chưa biết hành hạnh Bố thí. 

Lý do: người gây, mang cho ta những điều không vui (còn gọi là bất thiện nghiệp) là họ đang tạo nghiệp,  vậy nhưng ta cũng mang cho họ những điều tương tự, như vậy ta-người cả hai đều tạo nghiệp bất thiện. Quán chiếu được điều đó, nay thay vì ta nổi sân, mắng, chửi, nhiếc móc người vừa mắng chửi ta, ta hãy hoan hỉ niệm: A Di Đà Phật! Hồng danh A Di Đà Phật trong tình huống này chính là hành vi bố thí: Bố thí pháp! Bởi A Di Đà Phật là Vô lượng giác; Vô lượng công đức; Vô lượng trí tuệ; Vô lượng từ-bi; Vô lượng hỉ-xả; Vô lượng pháp môn… Vì thế khi tiếng A Di Đà Phật được cất lên (dẫu là thầm niệm) cũng đồng nghĩa chúng ta đã trao, đã cầu mong cho người đối diện đều có được những công đức hạnh, cùng được thức tỉnh như chính mình. 

Trong bố thí pháp tích chứa cả phước và đức. Phước là mình đã vì người, gieo nhân lành (gieo chủng tử Phật) cho họ; Đức là do mình đã biết quán chiếu: một niệm sân nổi lên sẽ thiêu trụi cả rừng công đức. Vì thế thay vì nổi sân, mình niệm Phật. Tiếng niệm Phật khởi lên từ tâm, giúp cho tâm chúng ta được sống trong chánh niệm, nhờ có chánh niệm mà thân, khẩu không tạo nghiệp ác (không nổi sân), điều đó đồng nghĩa: chúng ta đang trì Giới. Hành vi trì giới của chúng ta đã thức tỉnh được người đối diện, cũng nhờ thế, họ đã (sẽ) thay đổi những sai quấy (nghiệp bất thiện trong hiện tại hoặc tương lai), đương nhiên họ cũng đã góp phần tăng thêm phước-đức cho chính mình. 

Như vậy, một hành vi bất thiện tuy rằng rất nhỏ, xảy ra trong chớp mắt, nhưng nếu chúng ta có thể quán chiếu được, ngay lập tức chúng ta có thể chuyển hoá hành vi bất thiện đó và biến chúng trở thành phước-đức cho chính mình và lợi lạc cho cả người đối diện. Làm được như thế chúng ta mới thực sự biết Nhẫn và cũng là thực sự biết Bố thí, biết Trì giới. Khi ba hạnh: Bố thí-Trì giới-Nhẫn nhục được thực hành miên mật chính là chúng ta đang thực hành kiên cố hạnh: Tinh tấn. Nhờ có Tinh tấn mà tâm chúng ta sanh Định (sự an lạc của tự tánh); nhờ tâm định mà trí tuệ của chúng được khai mở. 

NHẪN – Hiểu cho đúng đó chính là giữ tâm luôn Thanh tịnh-Bình đẳng-Giác. Tâm thanh tịnh đồng nghĩa chúng ta đang giữ Giới. Nhờ giữ giới khi đối người, tiếp vật tâm luôn bình đẳng nên sanh Định. Nhờ có Định mà trí Huệ dần được khai sáng.
NHẪN  chính là Thanh tịnh-Bình đẳng-Giác và cũng là Giới-Định-Huệ.
 24.12.2014 - Thiện Nhân

1 Kommentare:

Anonym hat gesagt…

Paddy Power 1XBET | Online casino reviews | Expert
Paddy 1XBET Power 1XBET provides you with a wide range of games to choose from from. ✓ 24/7 customer クイーンカジノ support. ✓ 24/7 live chat, 24/7 live 10bet

New Comments