Samstag, 20. Oktober 2012

Thiền – Phá Chấp - Phần I

Vollbild anzeigen "Tớ xung lên thì vậy thôi, chứ thực ra tâm tớ còn bình chán. Nói sao chăng nữa thì đó cũng chỉ là lời nguỵ biện. Bởi người có Tâm Bình là người đã xa lìa những vọng động điên đảo của cuộc sống phàm trần, thế tục..."


Sẽ có người bảo: Sao kỳ lạ vậy? Thiền là phải ngồi bán già, kiết già; Thiền là phải quán niệm hơi thở ra, hơi thở vô; Thiền là phải quán tưởng; Thiền là phải quán tượng; hay thiền là phải vừa quán, vừa tưởng… Có rất nhiều khái niệm về thiền, và những điều vừa nêu trên thực ra không sai, nhưng đó chỉ là hình thức và phương pháp ngồi thiền, còn thiền được hay không và thiền được đến cảnh giới nào? Đó mới là mấu chốt quan trọng của thiền. Cũng tương tự như bất cứ một môn học nào khác, chúng ta đều phải tìm hiểu, lý giải và nắm vững các phương pháp đó, có vậy mới hy vọng đạt được một kết quả theo mong nguyện. Như vậy trước khi thiền, nên chăng chúng đặt câu hỏi:

- Tại sao phải thiền?
- Tại sao phải ngồi thiền?

1. Tại sao phải thiền?

Đây là câu hỏi vô cùng quan trọng, bởi nếu lý giải được nó, chúng ta đã biết được cuộc sống nội tâm của mình đang vướng mắc ở đâu? Huệ Tâm còn nhớ trong bài Kệ Tụng Vô Tướng của Lục Tổ Huệ Năng có hai câu khởi đầu như sau:
Tâm bình không nhọc giữ giới,
Hạnh thẳng không cần tu thiền.

Tâm bình là gì? Bình = Bình an = an nhiên tự tại (không vướng bận) với những ham muốn, những dục vọng, những hỉ-nộ-ái-ố-tham-sân-si… Nếu một người mà có thể giữ được cho tâm của mình không còn mảy may vướng bận vào những chuyện đó, tất người ấy không cần phải giữ giới. Nói vậy không có nghĩa: người đó sẽ được quyền vô tư phá giới như nhiều người lầm tưởng và tự ngộ nhận hay huyễn hoặc mình và người khác, bằng cách: miệng tụng kinh vẫn cứ tụng, nhưng hễ có chuyện nhỏ-to, lớn-bé, thiệt-hơn, phải-quấy, xấu-tốt, khen-chê… ngay lập tức người ấy có quyền nổi xung lên để đối chất, tranh chấp, để mắng nhiếc, hay gièm pha, nhục mạ, đánh, phạt người khác… và để rồi khi có ai đó buột miệng chất vấn hay than, hỏi, thì người đó sẽ nói một cách tự hào rằng: Tớ xung lên thì vậy thôi, chứ thực ra tâm tớ còn bình chán. Nói sao chăng nữa thì đó cũng chỉ là lời nguỵ biện. Bởi người có Tâm Bình là người đã xa lìa những vọng động điên đảo của cuộc sống phàm trần, thế tục, và người như vậy dĩ nhiên đâu cần phải lo chuyện giữ giới?


http://tusachphathoc.com/gallery/images/hinh-cac-duc-phat/hinh-phat-di-lac/botatdilac011.jpg


Cũng tương tự: Hạnh thẳng không cần tu thiền. Thế nào được gọi là hạnh thẳng? Hạnh ở đây là tâm hạnh của con người (không phải lương tâm cũng không phải tiết hạnh), tâm hạnh này phải trải qua quá trình tu-hành gian khổ không mệt mỏi mới có được. Trở lại với câu: Hạnh Thẳng. Người thế nào mới được coi là hạnh thẳng? Hiểu một cách giản đơn nhất: hạnh thẳng nghĩa là tâm không còn tham-sân-si, tâm không còn tật đố, không còn vọng động, không còn sàm quấy, không có đông, không có tây, không nam, không bắc, không trên, không dưới (không còn sắc tướng)… bởi một người mà tâm còn tham-sân-si thì sẽ chẳng bao giờ có được tâm hạnh ngay thẳng cả. Huệ Tâm nhớ hồi còn nhỏ, hàng ngày thường gặp một ni cô trẻ của một ngôi chùa cách nhà Huệ Tâm không bao xa. Chùa có một khu vườn được cấp ngay nơi gia đình H.Tâm ở. Và mỗi ngày từ sáng sớm tinh mơ Huệ Tâm đã thấy ni cô nọ đã vác cuốc đến làm vườn rất cần mẫn trên khoảnh vườn của chùa cho đến tối mịt mới dám về chùa. Vậy nhưng khi về đến chùa, ni cô vẫn bị vị sư bà, chủ trì chùa nọ mắng nhiếc thậm tệ, nhiều khi còn đánh đòn ni cô nọ tới sưng tím mặt mày. Câu chuyện cứ ngày qua ngày, liên tiếp xảy ra. Những người dân sống xung quanh chùa, người không thích dính vào chuyện phiền toái thì chỉ đứng coi, rồi bỏ đi; người hiểu chuyện hơn thì bảo: phải nhờ chính quyền can thiệp; lại có người thương cảm với vị ni cô nọ, khi thấy chuyện chẳng lành bèn nhảy vào can thiệp, nhưng vị sư bà nọ đã ngăn cản lại và nói: đó là chuyện riêng của chùa, chuyện của thầy dạy đệ tử, những chuyện đại loại người phàm tục không thể hiểu được… Lâu dần người dân xung quanh cũng đã quen cảnh tượng đó, nên nhiều người cũng chẳng còn quan tâm đến. Nhưng vị sư bà nọ không chỉ dừng lại nơi đó, trái lại còn ra tay nặng hơn, thậm chí vừa đánh, vừa chửi, vừa bắt phạt vị ni cô và không cho ni cô ăn cơm, mặc dù cả ngày ni cô phải lao động cật lực ngoài vườn… Câu chuyện đã to tiếng tới độ chính quyền và công an phường đã phải tới để can thiệp… Thủa ấy Huệ Tâm chỉ hiểu giản đơn: Tại sao lại có vị sư bà ác tâm đến như vậy? Một người hàng ngày tụng kinh, niệm Phật, dăn dạy đệ tử hành việc thiện, tránh việc ác, nhưng chính mình lại có tâm và những hành vi bất thiện, thậm chí rất độc ác ngay với chính đệ tử của mình. Như vậy chúng ta lý giải thế nào về hành vi của vị sư bà nọ? Tất nhiên đó không thể là hành vị thiện đức được, mặc dù đã có nhiều người biện minh cho những việc làm bất thiện đó bằng câu nói: Tôi khẩu sà, nhưng tâm Phật. Nói vậy là nguỵ biện cho sự sai quấy của chính mình, bởi tâm Phật vốn không có sà (không có ác). Điều này chúng ta có thể chứng ngộ qua những lời thuyết pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni – tịnh nhiên trong những lời thuyết pháp của ngài không có một lời mảy mảy của sự vọng động, chưa nói tới những lời mắng nhiếc, hay độc ác, xiển nịnh… Người còn sống trong sự tham-sân-hận là người còn sống với cái tâm hạnh bất thiện, mà như thế liệu có phải tu thiền chăng? Như vậy câu hỏi: Tại sao phải tu thiền? Xem ra chúng ta đã có câu trả lời: ngày nào chúng ta còn phải tu thiền, tức ngày đó chúng ta còn sống trong tham-sân-hận. Như vậy chỉ khi nào chúng ta xa lìa được những cảnh giới chướng đạo đó nghĩa là tâm hạnh chúng ta đã ngay thẳng, và lúc ấy chuyện tu thiền xem ra đã không còn là một dấu hỏi.
Huệ Tâm
(còn tiếp)

New Comments